Chất thải rắn phát sinh trong các hộ nuôi trồng thủy sản gồm các nguồn sau: - Cá chết
- Bao bì đựng thức ăn - Chất thải rắn sinh hoạt - Bùn của hồ sinh học
Cụ thể:
a) Chất thải rắn sinh hoạt
Trong quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình trong khu nuôi trồng thủy sản tập trung sẽ phát sinh ra chất thải sinh hoạt.
b) Lượng cá chết
Quá trình thâm canh cá trong năm thường xuyên xuất hiện cá bị chết, thời gian xuất hiện cá chết thường vào các tháng 2, 3 và các tháng 7, 8, 9. c) Bùn tại hồ sinh học
Chiều sâu lớp bùn trung bình khoảng 20 cm, sau khoảng thời gian là 3 năm vét bùn 1 lần. Bùn thải đáy ao là sản phẩm của quá trình nuôi cá tích tụ lại, là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí chứa nhiều mùn thô và các khí độc như H2S, CH4+… Bùn ao được phơi khô bón cho cây trồng rất tốt vì trong bìn có chứa nhiều các chất dinh dưỡng (N, P, K) cho cây trồng.
d) Bao bì đựng thức ăn
Nhìn chung lượng bao bì phát sinh không nhiều, được người dân thu gom để gọn gàng, tái sử dụng.
Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+, SO4 2-, các thành phần chứa H2S, NH3+... là
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 22
sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôị Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao[26].