Thực trạng sử dụng công cụ gián tiếp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu lý thuyết tài chính tiền tệ - nhóm 5 - nhtw và cstt (Trang 57 - 67)

II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.4.4. Thực trạng sử dụng công cụ gián tiếp tại Việt Nam

2.4.4.1. Dự trữ bắt buộc

Giai đoạn 1992 – 1994, dự trữ bắt buộc được tính trên tổng tiền gửi với tỷ lệ là 10%, ở tài khoản riêng và không được trả lãi. Đến giai đoạn 1995 – 1998, dự trữ bắt buộc chỉ tính

trên tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm với mức 10%, trong đó 70% phải gửi tại NHNN và duy trì hàng ngày. Đối tượng bắt buộc dự trữ và kỳ hạn dần được nới rộng trong giai đoạn tiếp theo.

Bảng 2.3. Diễn biến dự trữ bắt buộc giai đoạn 2002 - 2012

Ngày áp dụng Dưới 12 tháng Trên 12 tháng VND (%) Ngoại tệ (%) VND (%) Ngoại tệ (%) 12/2002 3 5 0 0 8/2003 2 4 1 1 7/2004 5 8 2 2 6/2007 10 10 4 4 2/2008 11 11 5 5 11/2008 10 9 4 3 12/2008 8 9 2 3 12/2008 6 7 2 3 1/2009 5 7 1 3 3/2009 3 7 1 3 2/2010 3 4 1 2 5/2011 3 6 1 4 6/2011 3 7 1 5

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Có thể thấy tại Việt Nam công cụ dự trữ bắt buộc cũng có vai trò tương đối lớn và hữu hiệu trong số các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ. Điều đó có thể thấy thông qua sự thay đổi mạnh của tỷ lệ dữ trữ bắt buộc qua các thời kỳ nhằm đạt mục tiêu vĩ mô của chính phủ.

Để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều chỉnh khá mạnh vào năm 2007 (từ 5% lên 10%) và năm 2008 - khi tình hình dần bình ổn trở lại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều giảm dần một cách linh hoạt. Tuy nhiên, gần như suốt năm 2009 - 2012 tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND không thay đổi (Xem biểu đồ 1) tuy rằng lạm phát đã có lúc lên cao trong giai đoạn này (vào năm 2010, 2011). Điều đó cho thấy đã có sự kết hợp giữa dự trữ bắt buộc và các công cụ khác.

Hình 2.4. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc 1993 - 2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước (Chú thích: tỷ lệ dự trữ được lấy từ tỷ lệ cuối mỗi năm đối với kỳ hạn dưới 12 tháng)

Một số hạn chế và giải pháp

như dự trữ bắt buộc, NHTW thường được khuyến cáo chỉ thay đổi 0,5 – 1% tỷ lệ dự trữ và có thông báo từ sớm. Trong khi đó NHNN Việt Nam thường điều hành thay đổi tỷ lệ này rất mạnh, ví dụ như tăng 3% vào năm 2004, tăng 5% vào năm 2007, 2 lần giảm 2% trong cùng năm 2008, giảm 2% năm 2009.

Một hạn chế nữa cũng đã được đề cập đó là việc NHNN giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc kể từ năm 2011 cho dù nhiều diễn biến về lạm phát và thiểu phát đã diễn ra trong năm 2011 và 2012, làm vô hiệu hóa tác dụng trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay, lượng tiền cung ứng và hệ số tạo tiền của hệ thống TCTD. NHNN đã có thể nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong tình hình lạm phát, và để trung hòa ảnh hưởng của nó tới lãi suất cao có thể tăng lãi suất đối với tiền gửi dự trữ của các NHTM.

Cho đến thời điểm hiện tại, chính sách dự trữ bắt buộc áp dụng một mức chung cho tất cả các NHTM, không căn cứ vào quy mô vốn và tài sản, chất lượng hoạt động và mức độ an toàn của từng ngân hàng, chưa phù hợp với quy mô và trình độ phát triển không đồng đều của các NHTM VN, làm cho công cụ dự trữ bắt buộc hoàn toàn trở thành vô tác dụng. Theo quan điểm của một số chuyên gia và NHNN, thời gian qua, do hệ thống ngân hàng thiếu thanh khoản nên nếu Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế. Quan điểm trên rất đúng với nhóm 13 NHTM cổ phần nông thôn mới chuyển đổi thành NHTM triền miên khó khăn thanh khoản. Nhưng đối với nhóm G12, gồm 12 NHTM chiếm gần 80-85% thị phần không phải là các NHTM thiếu thanh khoản, thậm nhiều NHTM thừa tiền đi gửi vào các TCTD khác.Mặt khác, trong suốt thời gian quá dài 2009- 2012, hệ thống NHTM không phải thiếu thanh khoản liên tục.Vì vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện cơ chế điều hành công cụ dự trữ bắt buộc, để phát huy hiệu quả cao hơn.

2.4.4.2. Chính sách tái cấp vốn

NHNN đã điều hành lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn linh hoạt qua các thời kỳ, cụ thể:

Hình 2.5. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu

Nguồn: số liệu tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước Giai đoạn 2000 – 2005, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết

khấu luôn được duy trì ở mức lần lượt là 6,5% và 4,5%. Từ đượt điều chỉnh vào tháng 12/2005 đến tận năm 2008 không có thêm đợt điều chỉnh nào mới. Sang năm 2008, trước bối cảnh lạm phát cao và nhập siêu tăng mạnh, cùng với các biện pháp thắt chặt tiền tệ khác, NHNN đã thực hiện nâng lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn lên cao (bảng 2).

Bảng 2.4. Điều chỉnh lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn năm 2008 và 2009 Ngày áp dụng Lãi suất tái cấp

vốn Lãi suất chiết khấu

01/12/2009 8,00% 6,00% 01/10/2009 7,00% 5,00% 10/04/2009 7,00% 5,00% 01/02/2009 8,00% 6,00% 22/12/2008 9.50% 7.50% 05/12/2008 11,00% 9,00% 21/11/2008 12,00% 10,00% 05/11/2008 13,00% 11,00% 21/10/2008 14,00% 12,00% 11/06/2008 15,00% 13,00% 19/05/2008 13,00% 11,00% 01/02/2008 7,50% 6,00%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Lãi suất tái cấp vốn từ mức 6,5% duy trì từ năm 2005 được nâng lên cao nhất là 15% vào tháng 6/2008 và chỉ giảm khi sang năm 2009 (7%). Tương tự lãi suất chiết khấu cũng được nâng từ mức 4,5% cuối năm 2005 lên đến 13% vào năm 2008 và giảm dần xuống còn 5% vào năm 2009. Năm 2009 là năm Việt Nam tung ra các gói kích cầu nhằm khôi phục nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu, chính vì thế các lãi suất cũng được cắt giảm để tạo thuận lợi cho ngân hàng mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.

Giai đoạn 2010 – 2012, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhằm kiểm soát lạm phát phi mã xảy ra năm 2010, sang năm 2011 NHNN tiếp tục thực hiện đợt tăng lãi suất (bảng 3).

Bảng 2.5. Điều chỉnh lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn năm 2009 - 2012 Ngày áp dụng Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất chiết khấu

24/12/2012 9% 7% 01/07/2012 10% 8% 11/06/2012 11% 9% 28/05/2012 12% 10% 11/04/2012 13% 11% 13/03/2012 14% 12% 10/10/2011 15% 13% 01/05/2011 14% 13% 01/04/2011 13% 12% 08/03/2011 12% 12%

05/11/2010 9% 7%

01/02/2010 8% 6%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được nâng lên mức 15% và lãi suất chiết khấu được nâng lên ngưỡng 13%. Cho đến nay mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ vẫn được thi hành nên cả hai loại lãi suất đều được duy trì ở mức cao. Tuy nhiên do khó khăn của ngành ngân hàng cũng như sự đi xuống của nền kinh tế trong 2 năm vừa qua, lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn được giữ ở mức trên dưới 10% và đang có dấu hiệu giảm xuống. Thực tế thì từ tháng 6/2011 đến nay, các lãi suất chủ chốt của NHNN được điều hành theo cơ chế: “trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất chiết khấu, biên độ giao động +/- 2% để điều tiết thị trường, lãi suất cơ bản và lãi suất thị trường mở được ấn định biến động trong biên độ giữa lãi suất tái cấp vốn (trần) và lãi suất chiết khấu (sàn). Sự đổi mới cơ chế lãi suất lãi suất nói trên đã khuyến khích các TCTD huy động vốn từ nền kinh tế, hạn chế vay vốn từ NHNN, không còn cơ hội cho các TCTD lợi dụng vay tái cấp vốn của NHNN để cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao để hưởng chênh lệch lãi suất lớn.

Có thể thấy công cụ lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu đang được NHNN sử dụng đúng mục đích và linh động nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô. Nếu như giai đoạn 2010 – 2011, dự trữ bắt buộc không được điều chỉnh thì chính sách chiết khấu và tái cấp vốn vẫn được sử dụng. Điều đó cho thấy vai trò ngày càng lớn của công cụ này trong các chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

Một số hạn chế và giải pháp

Trong thời gian qua, công cụ tái cấp vốn chưa đủ tiềm lực vốn và điều kiện để phát huy hiệu quả, vai trò cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD, chưa tác động được nhiều đến cung cầu vốn và các loại lãi suất trên thị trường.

Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vốn cho vay hạn hẹp, NHNN chỉ được cho vay tái cấp vốn trong một giới hạn nhất định, nằm trong hạn mức tăng tổng phương tiện thanh toán M2 đã được Chính phủ duyệt hàng năm; nhiều TCTD cần vay nhưng không điều kiện được vay tái cấp vốn; một số TCTD đủ điều kiện vay vốn nhưng không có nhu cầu vay. Do đó, doanh số cho vay và dư nợ tái cấp vốn đối với các TCTD không lớn;mức độ tác động tới lãi suất và cung cầu vốn trên thị trường hạn chế.

Trong điều kiện lạm phát bùng phát cao từ 1/2011- 2/2012, việc lựa chọn sử dụng công cụ tái cấp vốn tuy giải quyết được khó khăn thanh khoản cho một số TCTD, nhưng làm tăng thêm tiền cung ứng trong lưu thông, gây áp lực thêm cho mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Công cụ tái cấp vốn chỉ phát huy hiệu quả cao trong điều kiện lạm phát bình thường và mục đích cho vay nhằm giải quyết khó khăn chi trả có tính chất tạm thời. Đối với các trường hợp mất thanh khoản có nguyên nhân từ rủi ro cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng, chất lượng tài sản sản thấp, nợ xấu cao như các TCTD nông thôn mới chuyển đổi thành NHTM không phải là sự mất thanh khoản có tính tạm thời và phải giải quyết bằng biện pháp tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tài sản nợ, tài sản có mới đúng bản chất. Trong điều kiện lạm phát cao và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nếu sử dụng công cụ tái cấp vốn để bơm vốn một cách thường xuyên nhằm giải quyết khó khăn thanh khoản triền miên cho các NHTM sẽ không phải là sự lựa chọn hợp lý .

Mức lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu còn thấp cho dù trong tình trạng lạm phát cao, thấp hơn nhiều so với lãi suất liên ngân hàng và lãi suất thị trường.

Chênh lệch 2 loại lãi suất quá lớn sẽ tạo ra cơ hội phát triển các hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất trên thị trường tiền tệ dưới nhiều hình thức đầu tư tiền gửi khác nhau, làm bất ổn thêm thị trường tiền tệ.

2.4.4.3. Thị trường mở

Do chưa có thị trường chứng khoán mà sau gần 15 năm mở cửa nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa có được điều kiện cần thiết để đưa nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động. Cùng với việc thành lập sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (7/2000) thị trường mở đã chính thức có mặt ở Việt Nam. Từ ngày 12/7/2000 tại Hà Nội, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã làm lễ khai trương hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, hoạt động này đã chính thức được coi là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam, là bước tiến quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, đánh dấu bước chuyển từ điều hành sử dụng các công cụ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp là chủ yếu. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành qui chế về nghiệp vụ thị trường mở theo quyết định số 85/2000 – QĐ - NHNN 14 ra ngày 9/3/2000 đây là một văn bản hướng dẫn chi tiết về những qui định cần thiết của nghiệp vụ này. Các quyết định sau đó đã liên tục nâng cao chất

lượng điều hành thị trường mở và mở rộng phạm vi áp dụng, điển hình là các GTCG được giao dịch (xem bảng 3).

Bảng 2.6. Danh mục giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở

Danh mục GTCG 2000 2001 2002 2003 2004 2005 - nay

Tín phiếu KBNN x x x x x x

Tín phiếu NHNN x x x x x x

Trái phiếu KBNN x x x

Công trái xây dựng tổ quốc x x x

Trái phiếu công trình Trung ương x x x

Trái phiếu Chính phủ (Ngân hàng

PTVN phát hành) x

Trái phiếu chính quyền địa phương

(UBND TPHN phát hành) x

Trái phiếu chính quyền địa phương

(UBND TPHCM phát hành) x

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Trong một năm từ sau khi thành lập đã có 21 tổ chức tín dụng được cấp giấy công nhận thành viên tham gia thị trường, trong đó có 4 NHTM quốc doanh, 10 NHTM cổ phần, 1 NHTM liên doanh, 4 chi nhánh NH nước ngoài, 1 công ty tài chính và quỹ tín dụng nhân dân trung ương.

Thời gian đầu năm 2000 các giao dịch thực hiện 10 ngày 1 lần. Từ 1/1/2001 chuyển sang giao dịch định kỳ 1 tuần 1 lần và cố định vào thứ 4 hàng tuần. Cho đến thời điểm hiện tại thì giao dịch trên thị trường mở được thực hiện liên tục hàng ngày tùy thuộc vào mục tiêu của chính sách.

Có thể thấy trải qua thời gian phát triển, số lượng phiên giao dịch trên thị trường mở và khối lượng giao dịch ở mỗi phiên đã tăng dần, phản ánh quy mô và vai trò ngày càng lớn của nghiệp vụ thị trường mở trong các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam.

Bảng 2.7. Giao dịch trên OMO giai đoạn 2000 – 2010

Năm Mua Bán tổng giao dịch Số

phiên Bình quân theo phiên

2000 1354 550 1904 17 112

2001 3314 620 3934 48 82

2003 9844 11340 21184 107 198 2004 60986 950 61936 123 504 2005 100711 1800 102511 158 649 2006 36833 87402 124235 162 767 2007 59011 356850 415861 355 1171 2008 947207 76972 1024179 402 2548 2009 971772 10193 981965 330 2976 2010 2094125 7295 2101420 491 4280 Nguồn: NHNN

NHNN đã có những biện pháp khá linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ từ thắt chặt cho đến nới lỏng trong khoảng thời gian 2007 – 2008 nhằm giảm thiểu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Từ cuối năm 2010 NHNN thực hiện chính sách thắt chặt, thận trọng, mạnh mẽ và thị trường mở được sử dụng như một kênh hiệu quả để rút ròng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.

Lãi suất trên thị trường mở có những biến động phù hợp với định hướng thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN. Lãi suất đã tăng cao trong những năm 2008 và 2011 cũng với các loại lãi suất khác nhằm kiềm mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Hình 2.5. Lãi suất trúng thầu bình quân trên thị trường mở 2008 – 2010

Lãi suất đã có lúc lên tới 15% trong năm 2011, sau đó giảm dần xuống còn 7 - 8% vào thời điểm hiện tại. Việc sử dụng lãi suất thị trường mở với tần suất lớn hơn cho thấy NHNN có xu hướng khai thác công cụ thị trường mở nhiều hơn để điều hành chính sách lãi suất. Để đảm bảo thanh khoản, các NHTM thông thường sẽ chọn lựa giữa việc vay các NHTM khác qua thị trường liên ngân hàng hoặc vay NHNN qua thị trường mở. Vì tính liên thông này, nếu điều

hành tốt, NHNN có thể sử dụng lãi suất thị trường mở để định hướng được lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.

Việc tăng lãi suất thị trường mở lên 15% trong năm 2011 khiến cho mức lãi suất này có khả năng “điều tiết” lãi suất liên ngân hàng tốt hơn so với trước đây. Theo cơ chế đấu thầu vay vốn trên thị trường mở hiện nay, nếu như lượng đặt thầu của các NHTM lớn hơn lượng

Một phần của tài liệu lý thuyết tài chính tiền tệ - nhóm 5 - nhtw và cstt (Trang 57 - 67)