II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
2.4.1. Tổng quan về các công cụ trực tiếp
2.4.1.1. Kiểm soát hạn mức tín dụng Khái niệm
Bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa một bên là người đi vay và một bên là người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi. Đối với một ngân hàng thương mại, tín dụng là chức năng cơ bản của ngân hàng, là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng được định nghĩa như sau:
Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng phản ánh một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng và bên đi vay là các cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh, trong đó bên cho vay chuyển tài sản cho
bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Có thể hiểu đơn giản: Hạn mức tín dụng là lượng tín dụng tối đa mà các NHTM có thể
cho vay ra trong một thời gian quy định (thường là một năm), được NHTW đặt ra với các NHTM. Trong phần lớn các trường hợp, những hạn mức riêng này được các định căn cứ vào
tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống Ngân hàng. NHTM chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng được quy định.Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao và các công cụ gián tiếp khác tỏ ra kém hiệu lực.
Ưu điểm
Hạn mức tín dụng là một biện pháp mạnh có hiệu quả đáng kể. Thông qua đó, NHTƯ khống chế được lượng tiền cung ứng một cách có hiệu quả.
Hạn chế
Trên cơ sở hạn mức tín dụng, NHTƯ tiến hành phân bổ hạn mức tín dụng. Cùng với thời gian, hạn mức có từng thời điểm này phù hợp, thời điểm khác lại không phù hợp. Điều này gây ra các khó khăn cho các đơn vị khi nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao trong khi đó các nguồn kể cả hạn mức tín dụng cũng không đủ.
Kiểm soát bằng hạn mức là cách kiểm soát gò bó, cứng nhắc không phù hợp với cơ chế hiện nay, một cơ chế đòi hỏi sự quản lý phải hết sức mềm dẻo, uyển chuyển, khống chế hạn mức tín dụng có thể làm mất đi cơ hội đầu tư của một số ngân hàng, giảm khả năng điều tiết của NHTƯ. Vì việc điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng không thể một sớm một chiều mà cần có thời gian vì vậy tính kịp thời khó đảm bảo.
Việc kiểm soát bằng hạn mức tín dụng có thể là một trong nhiều nguyên nhân đẩy lãi xuất lên. Trong khi nhu cầu chiết khấu để vay NHTƯ của một số ngân hàng phát sinh không được giải quyết do hết hạn mức tín dụng thì ở một số ngân hàng khác mức tín dụng lại tạm thời dư thừa. Ở đây quan hệ trao đổi sẽ diễn ra và chi phí sẽ góp phần làm cho lãi xuất tăng lên.
2.4.1.2. Chính sách lãi suấtKhái niệm Khái niệm
vay phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn còn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăn của tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất.
Khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của NHTW (thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng) đều có tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Trong đó,dặc biệt là lãi suất triết khấu của NHTW tác động mạnh đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Song khi các công cụ trên đây hoạt động không hiệu quả thì NHTW có thể trực tiếp quy định khung lãi suất hoặc trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Để tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng thì NHTW thường quy định lãi suất sàn đối với tiền gửi và lãi trần đối với tiền vay. Nếu nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng thì NHTW lại quy định ngược lại.
NHTƯ có thể quy định khung lãi suất cho vay buộc các ngân hàng kinh doanh phải chấp hành. Khi muốn tăng khối lượng cho vay, NHTƯ giảm mức lãi suất cho vay để kích thích các nhà đầu tư vay vốn. Khi cần hạn chế đầu tư NHTƯ ấn định mức lãi suất cao. Lãi suất tiền tệ có tác động khá lớn đến các yếu tố của nền kinh tế tuy vậy việc quản lí nó là có cần thiết hay không? Dưới đây là những ưu, nhược điểm của chính sách kiểm soát lãi suất.
Ưu điểm
Biện pháp này giúp NHTW có thể kiểm soát được chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt của mình, góp phần vào chính sách kiểm soát tín dụng của NHTW.
Giúp các ngân hàng lựa chọn dự án kinh tế tối ưu để cho vay, loại bỏ các dự án kém hiệu quả.
Nhược điểm
Tuy nhiên quy định khung lãi suất tiền gửi hay quy định lãi suất trần và sàn làm cho tính linh hoạt của thị trường tiền tệ bị suy giảm, các NHTM bị động trong kinh doanh, hạn chế đầu tư. Nó dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn của các ngân hàng, nhưng lại thiếu vốn đầu tư, hoặc khuyến khích dân cư dùng tiền vào dự dữ vàng, ngoại tệ, bất động sản trong khi ngân hàng hụt hẫng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay. Ngoài ra việc quy định một cách hành chính lãi suất trần, sàn hoặc khung lãi suất đánh đồng tất cả các ngân hàng lớn hay bé, hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả, làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường.
2.4.2. Thực trạng sử dụng công cụ trực tiếp trong điều hành CSTT ở Việt Nam2.4.2.1. Kiểm soát hạn mức tín dụng 2.4.2.1. Kiểm soát hạn mức tín dụng
Từ biều đồ 2.1 có thể thấy rằng tăng trưởng tín dụng của VN rất lớn (gần như đều trên 20% từ năm 2000 đến 2010). Với đặc trưng của một nền kimh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của Việt Nam luôn ở mức cao hơn 20% trong suốt giai đoạn 2000-2010. Mức tăng trung bình tín dụng và huy động giai đoạn này lần lượt là 31,55% và 28,91% trong đó đỉnh điểm là năm 2007 với 53,89%.
Hình 2.2. Tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2001 - 2012
Nguồn: TCTK, NHNN
So với các nước trong khu vực thì tăng trưởng tín dụng của VN cao hơn nhiều so với Indonexia (14,5%) và Thái lan (7%). Đây la một trong những nhân tố đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế VN trong giai đoạn này, thể hiện ở tăng trưởng trung bình là 7,15% đạt đỉnh 8,5% vào năm 2007. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong bóng tài sản mà nhiều nước mới nổi như Việt Nam mắc phải khi nguồn vốn chảy vào các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán. Sau gói kích thích kinh tế “khủng” năm 2009 và một số “hiệu ứng” tăng trưởng tín dụng được cho là ảo, quy mô tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại rõ rệt. Hiện tượng này đang đi cùng với giai đoạn trì trệ của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng bước vào lộ trình tái cơ cấu toàn diện.
So sánh giữa quy mô tín dụng với tăng trưởng GDP thì tỷ lệ tín dụng nền kinh tế so với GDP đã tăng hơn 3,4 lần trong giai đoạn 2000 – 2011, và tăng 1,6 lần trong giai đoạn 2006 – 2011. Đáng chú ý, quy mô tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ cả theo tương đối lẫn số tuyệt đối kể từ sau những năm 2004, 2005.
Đến cuối năm 2012, tổng tín dụng nền kinh tế theo số liệu công bố của NHNN ước đạt 3,038,265 tỷ đồng (tăng khoảng 7% so với cuối năm 2011), và tổng tài sản của hệ thống ngân hàng là 5,085,780 tỷ đồng. Như vậy, nếu so với GDP năm 2012 ước tính ở mức 2,950,684 tỷ đồng, thì tổng tài sản của hệ thống ngân hàng năm 2012 bằng 172.36% GDP và tín dụng nền kinh tế bằng 102.97% GDP.
Nhìn nhận một cách khách quan giữa tăng trưởng tín dung cao trong giai đoạn 2000- 2010 và tình hình kinh tế hiện tại thì có thể thấy rằng chính sự tăng trưởng tín dụng cao đó đã để lại hậu quả nặng nề mà hôm nay phải chịu.Việc cấp tín dụng đầu tư tràn lan và không có hiệu quả, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không tính đến lâu dài đã đẩy nền kinh tê vào
tình trạng bong bóng như hiện nay, đặc biệt là bất động sản. Tín dụng từ năm 2011 tới nay đã chậm lại rất nhiều so với trước đó.
Việc điều hành hạn mức tín dụng của NHTW thực sự không hiểu quả, thể hiện một cái nhìn hạn hẹp về bối cảnh kinh tế trong tương lai. Đáng lí ra NHTW cần có những quy định tín dụng một cách hợp lí hơn thay vì theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế để tín dụng tăng trưởng tự do như vậy mà không có sự đề phòng. Đến tận năm 2011 thì NHTW mới có những chính tác động đến tín dụng một cách mạnh tay hơn. Trong năm 2011 nhờ áp dụng các biện pháp mạnh tay, kiên quyết và linh hoạt của cơ quan điều hành, thị trường tiền tệ đã tương đối ổn định. Tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tăng ở mức thấp, cơ cấu tín dụng chuyển theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất. Đến cuối năm nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tăng 12%, trong đó tín dụng Việt Nam đồng tăng 10,2%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,7%. Có vẻ như một số chính sách của NHNN nhằm hạn chế tín dụng có kết quả khi tăng trưởng tín dụng chỉ là gần 11%.
Tín dụng trong năm 2012 NHNN đã chú trọng hơn đến chất lượng tín dụng hơn là về số lượng. TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng: “Tăng trưởng tín dụng hiện nay (2012) không phải là nới tín dụng ra, không phải bơm nhiều tiền vào lưu thông, mà là cách bơm. Nếu bơm vào chỗ làm ứ đọng lại, bơm vào chỗ không làm của cải sinh thì kích lạm phát lên ngay. Nhưng nếu bơm vào chỗ tạo ra việc làm, tạo ra sức mua, hàng hóa, thị trường, sức hấp thụ tốt thì tác động trở lại, thu hút được tiền về, kích thích được sản xuất, vừa chống được lạm phát và vừa giúp được tăng trưởng hợp lý”.
Theo dữ liệu được công bố bởi Ngân hàng nhà nước thì năm 2012 tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng khoảng 20%. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng tín dụng là khoảng 7%, con số thấp kỉ lục trong nhiều năm trở lại đây. Tuy vậy chất lượng tín dụng được đánh giá là tốt hơn khi chỉ số ICOR có xu hướng giảm. Tín dụng bằng VND trong năm tăng 8,92% trong khi tín dụng bằng ngoại tệ giảm 3,51%; tín dụng đối với xuất khẩu, nông nghiệp - nông thôn tăng cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung; tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích giảm so với cuối năm 2011.
Một năm khó khăn của NHNN trong công cuộc kiềm chế tín dụng. Năm 2012 cũng là năm NHNN phân loại phân nhóm ngân hàng và quy định mức tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm đó. Hành động này có lẽ NHNN xuât phát từ mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng khi chỉ
các ngân hàng ở nhóm đầu thì được phép tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên việc phân loại ngân hàng không heo một tiêu chuẩn nào của NHNN làm cho nhiều ngân hàng không hài lòng và dư luận nghi ngờ về tính minh bạch của nó.
2.4.2.2. Chính sách lãi suất
Giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2002 là giai đoạn áp dụng cơ chế lãi suất thỏa
thuận:
Bảng 2.1. Cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận
Văn bản pháp luật Cơ chế lãi suất thỏa thuận
Ngày Số hiệu Lãi suất huy động Lãi suất cho vay
30/5/02 QĐ 546/2002/QĐ-NHNN Áp dụng trần lãi suất Được thỏa thuận
16/5/08 QĐ 16/2008/QĐ-NHNN Được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản
Được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản
23/1/09 Thông tư
01/2009/TTNHNN
Được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản
Được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Riêng đối với cho vay phục vụ đời sống và cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng thì được thỏa thuận lãi suất
26/2/10 Thông tư 07/2010/TTNHNN
Được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản
Được thỏa thuận nhưng đối với cho vay ngắn hạn phục vụ SXKD thì vẫn bị khống chế không vượt quá 150% LSCB
14/4/10 Thông tư
12/2010/TTNHNN
Được thỏa thuận nhưng khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản
Được thỏa thuận đối với tất cả các khoản vay
03/3/11 Thông tư 02/2011/TTNHNN
Được thỏa thuận nhưng tối đa không được vượt quá 14%/năm (bao gồm khuyến mại dưới mọi hình thức)
Được thỏa thuận đối với tất cả các khoản vay
Tháng 8 năm 2000 NHNN đưa ra cơ chế lãi suất mới trong đó lãi suất cho vay nội tệ của
TCTD được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Các TCTD ấn định lãi suất cho vay không vượt quá biên độ 0,3%/tháng đối với cho vay ngắn hạn, 0,5%/tháng đối với cho vay trung và dài hạn. Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây. Tuy nhiên trên thực tế mức trần được
định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều, cho thấy lãi suất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép.
Vào tháng 11 năm 2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó cho phép
những người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài.
Vào tháng 6 năm 2002 lãi suất dược tự do hóa hoàn toàn với việc các ngân hàng được
phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng với khách hàng. Bắt đầu từ ngày 1/6/2002 Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước đã ra quyết định 546/2002/QĐ- NHNN quy định về việc thoả thuận lãi suất đồng Việt Nam theo cơ chế thoả thuận giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng. Tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay là các pháp nhân và cá nhân Việt Nam, pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng được lựa chọn theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường, phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp để kiểm soát biến động của lãi suất thị trường, đảm bảo được yêu cầu và mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Với việc chính thức tự do hóa lãi suất thì lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ còn tính chất tham khảo. Tự do hóa lãi suất cho vay đã có tác động tích cực làm cho hệ thống tín dụng ngân hàng sôi động hẳn lên. Khi hoạt động trong một môi trường có giá cả hoàn toàn dựa vào