Các quy tắc CSTT trên thế giới

Một phần của tài liệu lý thuyết tài chính tiền tệ - nhóm 5 - nhtw và cstt (Trang 37 - 39)

II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.3.1. Các quy tắc CSTT trên thế giới

Quy tắc chính sách là cách thức ra quyết định sử dụng những thông tin theo cách nhất quán và có thể dự đoán được. Mỗi NHTW có các quyết định lựa chọn mục tiêu theo đuổi khác nhau, vì thế xây dựng và cam kết theo đuổi những quy tắc CSTT khác nhau. Các quy tắc CSTT thường được NHTW các quốc gia theo đuổi bao gồm:

Mục tiêu tỷ giá hối đoái: quy tắc này đã có một lịch sử lâu dài. Đó là việc ấn định giá

trị đồng nội tệ theo giá đồng tiền của một quốc gia khác, thường là một quốc gia có tỷ lệ lạm phát ổn định; hoặc gắn giá trị nội tệ vào ngoại tệ theo chế độ tỷ giá cố định điều chỉnh từ từ (còn gọi là chế độ tỷ giá trườn bò). Gần đây, người ta thường sử dụng phương pháp neo giá trị của đồng nội tệ theo giá trị một ngoại tệ trong một biên độ nhất định. Phương pháp này rất đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ được kiểm soát thông qua đồng ngoại tệ được chọn làm neo. Lợi thế khác của quy tắc này là có thể hạn chế NHTW theo đuổi CSTT mở rộng quá mức vì hậu quả của nó là nội tệ bị phá giá. Một số quốc gia đã sử dụng thành công chính sách này như Anh, Pháp (sau khi gắn đồng tiền của nó vào đồng Mark Đức). Tuy nhiên nõ cũng có những mặt hạn chế như làm mất đi tính độc lập của các chính sách tiền tệ; do có sự ổn định của đồng tiền, các nhà đầu tư không lường hết được mọi sự rủi ro và làm luồng vốn đổ vào tăng nhanh, khi vốn bị rút ra một cách bất ngờ thì đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng mức độ trầm trọng của các cuộc khủng hoảng. Hiện nay hầu hết các quốc gia đều đã từ bỏ quy tắc mục tiêu tỷ giá, quy tắc này chỉ còn được thực hiện tại một số các quốc gia đang phát triển.

Mục tiêu cung tiền: Quy tắc này được ủng hộ bởi các nhà kinh tế tiền tệ, điển hình là Milton

Friedman. Các nhà kinh tế tiền tệ tin rằng nguyên nhân chính gây ra các biến động của nền kinh tế là biến động của cung tiền. Với quy tắc này, NHTW sẽ ấn định mức tăng cung tiền hàng năm ở mức thấp và ổn định nhằm duy trì sự ổn định của sản lượng, việc làm, giá cả. Thông thường mức độ tăng trưởng cung tiền được ấn định ở mức lớn hơn đôi chút so với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Việc lựa chọn khói lượng tiền làm mục tiêu có nhiều lợi thế như: NHTW dễ dàng kiểm soát vì các đại lượng M0, M1, M2… có thể được đo lường dễ dàng trong thời gian ngắn; NHTW có thể điều chỉnh CSTT đáp ứng với các chính sách khác; hạn chế các nhà hoạch định CSTT rơi vào cái bẫy của các biện pháp tình thế. Mặc dù quy tắc này đáng lẽ có thể giúp cho nền kinh tế tránh khỏi nhiều biến động trong quá khứ song hầu hết các nhà kinh tế cho rằng nó không phải là tối ưu. Sự ổn định của cung tiền chỉ ổn định tổng cầu khi tốc độ lưu chuyển của tiền là không đổi. Trong thực tế nhiều cú sốc kinh tế gây ra sự biến động của cầu tiền và do vậy là tốc độ lưu chuyển. Các nhà kinh tế tin rằng cung tiền cần được điều chỉnh linh hoạt, chứ không nên cố định để trung hòa các cú sốc này.

Mục tiêu GDP danh nghĩa: Đây là quy tắc được ủng hộ rộng rãi. NHTW sẽ công bố mức mục

cung tiền để kích thích tổng cầu và ngược lại. Do mục tiêu GDP danh nghĩa cho phép CSTT phản ứng với những thay đổi của tốc độ lưu chuyển tiền tệ nên hầu hết các nhà kinh tế tin rằng nó có thể mang lại sự ổn định về sản lượng và giá cả tốt hơn so với quy tắc của các nhà kinh tế tiền tệ. Tuy nhiên, nhược điểm là NHTW không dễ dàng kiểm soát GDP danh nghĩa và cần có thời gian kiểm chứng trước khi đánh giá sự thành công của CSTT. Thêm vào đó, việc dự tính GDP danh nghĩa thường có độ chính xác thấp và hay thay đổi, do đó có thể gây hiểu lầm cho công chúng.

Mục tiêu lạm phát: Đây cũng là quy tắc được nhiều nhà kinh tế ủng hộ và được sử dụng phổ

biến nhất bởi ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới như Anh, Úc, Canada, Thụy Điển,… Theo quy tắc này, ngân hàng trung ương sẽ công bố một mức mục tiêu đối với tỉ lệ lạm phát và điều chỉnh cung tiền, do vậy là lãi suất, khi tỉ lệ lạm phát thực tế lệch khỏi tỉ lệ lạm phát mục tiêu. Giống như quy tắc mục tiêu GDP danh nghĩa, quy tắc này cũng giúp nền kinh tế trung hòa được các cú sốc về cầu tiền. Ngoài ra, quy tắc mục tiêu lạm phát có lợi thế thêm nữa về tính minh bạch đối với công chúng.

Quy tắc Taylor: Ngoài việc theo đuổi mục tiêu lạm phát ngân hàng trung ương các nước còn

có thể đồng thời theo đuổi mục tiêu đối với tỉ lệ thất nghiệp hoặc GDP thực – GDP tính theo giá so sánh. Đây chính là quy tắc đề xuất bởi nhà kinh tế John Taylor và được ngân hàng trung ương Mĩ thực hiện trong nhiều năm qua. Theo quy tắc này, ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh cung tiền và lãi suất bất cứ khi nào lạm phát lệch khỏi mức mục tiêu và/hoặc tỉ lệ thất nghiệp lệch khỏi mức thất nghiệp tự nhiên (Hoặc GDP lệch khỏi mức GDP tiềm năng trong dài hạn). Do mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và thất nghiệp khi điều chỉnh tiền tệ, nên điều quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách là phải kết hợp hài hòa được giữa hai mục tiêu này một cách đồng thời.

Một NHTW của một quốc gia thường theo đuổi CSTT dựa trên một hoặc một số quy tắc được nêu trên. Tuy nhiên thường thì các quốc gia tự đặt ra quy tắc hay mục tiêu được ưu tiên và các quy tắc hay mục tiêu phụ để tránh tình trạng xung đột khi điều hành CSTT. Các kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự minh bạch và tính có trách nhiệm là điều cốt yếu để điều khiển một chính sách tiền tệ nhằm mang lại một kết quả mong muốn trong dài hạn, việc sử dụng loại quy tắc nào là tùy thuộc điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa và lịch sử của từng quốc gia.

Một phần của tài liệu lý thuyết tài chính tiền tệ - nhóm 5 - nhtw và cstt (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w