Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu lý thuyết tài chính tiền tệ - nhóm 5 - nhtw và cstt (Trang 29 - 31)

II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.1.Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ

Khái niệm chính sách tiền tệ:

Trong tác phẩm “tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính” Mishkin viết: CSTT là một

thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm tác động tới các mục tiêu cơ bản của nền kinh tế trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là công ăn việc làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định TTTC và ổn định tỷ giá hối đoái. Đây là một định nghĩa khá tổng quát và đầy đủ về CSTT cả trên phương diện

mục tiêu cũng như cơ chế.

Luật NHNN năm 1997 (điều 2) quy định: Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận

của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.

Luật NHNN năm 2010 (điều 3) quy định: Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định

về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

Hai định nghĩa trên của Luật NHNN nhấn mạnh vào mục tiêu của CSTT. Dựa vào đó NHNN có thể dễ dàng trong việc điều chỉnh các công cụ một cách hợp lý để đạt được muc tiêu.

Theo chúng tôi thì chính sách tiền tệ có thể được định nghĩa : Chính sách tiền tệ là

một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình (như dự trữ bắt buộc, kiểm soát lãi suất, thị trường mở, tái cấp vốn) nhằm đạt các mục tiêu như ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế.

Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng -chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng-chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền).

Vị trí chính sách tiền tệ : Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì

chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ .Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá,chính sách thu nhập,chính sách kinh tế đối ngoại.

Đối với Ngân hàng trung ương,việc hoạch định và thực thi chính sách chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất,mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu lý thuyết tài chính tiền tệ - nhóm 5 - nhtw và cstt (Trang 29 - 31)