Mục tiêu cuối cùng của CSTT

Một phần của tài liệu lý thuyết tài chính tiền tệ - nhóm 5 - nhtw và cstt (Trang 31 - 34)

II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.2.1. Mục tiêu cuối cùng của CSTT

Ổn định giá trị đồng tiền: NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá

trị đồng tiền của nước mình.Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ).Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng 0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được, để có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

Tăng công ăn việc làm: CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng

có hiệu qủa các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. Mặc dù rõ ràng là công ăn việc làm cao là điều mong muốn, nhưng nó phải cao như thế nào? Tại điểm nào thì chúng ta có thể nói được rằng nền kinh tế trong tình trạng việc làm đầy đủ? Mới nhìn có thể hình như việc làm đầy đủ là điểm mà tại đó không có người lao động nào không có việc làm, nghĩa là khi thất nghiệp là con số không. Nhưng định nghĩa này bỏ quên một số thất nghiệp gọi là thất nghiệp miễn cưỡng là có lợi cho nền kinh tế. Các người lao động thường tự nguyện rời khỏi công việc của mình để theo đuổi những hoạt động khác( như lập gia đình, đi du lịch, quay trở lại trường học) và khi họ trở lại thị trường lao động, họ lại mất một khoảng thời gian để tìm được công việc ưng ý. Mục tiêu của việc làm cao không phải là một mức số không thất nghiệp, mà là một mức trên số không phù hợp với

việc làm đầy đủ, mà tại mức này cầu của lao động ngang bằng cung của lao động. Các nhà kinh tế gọi mức thất nghiệp đó là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.Nhưng nó vẫn chưa giải quyết câu hỏi thất nghiệp bao nhiêu là phù hợp với việc làm đầy đủ? Trong một số trường hợp rõ ràng là tỷ lệ thất nghiệp quá cao: như thời kỳ 1986-1988 tỷ lệ thất nghiệp lên đến 12%. Nhưng năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp la 2.27% trong khi đó tỷ lệ lạm phát là 18.75%, một mức lạm phát rất cao. Hơn nữa, rất có thể là chính sách thích hợp của chính phủ chẳng hạn như cung cấp thông tin tốt hơn về những công việc chưa có người làm hoặc là về chương trình đào tạo nghề nghiệp, có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc

hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vững chắc quan hệ chặt chẽ vơi mục tiêu việc làm cao, bởi vì những nhà kinh doanh muốn đầu tư nhiều hơn vào tư liệu sản xuất để năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế khi mức thất nghiệp thấp. Ngược lại, khi thất nghiệp cao và các xí nghiệp nhàn rỗi, thì không có lợi để cho một hãng đầu tư thêm các nhà máy và thiết bị. Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà.

Ổn định giá cả: Giá cả có tỷ lệ thấp là mục tiêu của mọi nền kinh tế. Khi giá cả lạm phát thấp

mức tăng thu nhập thực tế của nhân dân sẽ dương, do vậy đời sống người lao động tốt hơn. Nhân dân tin tưởng vào chính quyền và chính sách của Nhà nước. Giá cả có tỷ lệ lạm phát thấp sẽ đồng thời làm lãi suất thực tế dương và lãi suất danh nghĩa sẽ thấp hơn, do đó sản xuất sẽ có vốn với chi phí hạ về mặt dài hạn nền kinh tế sẽ có sức bật đầu tư về lâu dài. Khi giá cả có tỷ lệ lạm phát thấp, hiện tượng đầu cơ sẽ biến mất, giá trị nội địa sẽ được ổn định. Ngược lại khi giá cả lam phát cao, thu nhập người lao động sẽ không tang kịp với phần tăng giá sẽ làm cho đời sống họ them khó khăn, nạn đầu cơ sẽ phát sinh làm cho một số bộ phận giàu lên rất nhanh trong khi đại đa số nhân dân trở nên nghèo hơn. Khoảng cách giàu nghèo lớn dần và nhân dân mất niềm tin vào chính quyền.

Ổn định các thị trường tài chính: Một lý do rõ ràng mà NHTW được thành lập là phải thúc

đẩy một hệ thống tài chính ổn định. Một cách mà NHTW dùng để ổn định là giúp tránh những cơn sụp đổ tài chính thong qua vai trò người cho vay cuối cùng. Trong những năm gần đây sự biến động mạnh đến lãi suất là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với các công ty

tiết kiệm và cho vay và các ngân hàng, nhiều công ty và ngân hàng đã gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng như chúng ta đã thấy. Việc NHTW ra tay cứu ngân hàng ACB khỏi vụ sụp đổ ngân hàng sau khi bầu Kiên bị bắt là một ví dụ điển hình.

Ổn định trên thị trường ngoại hối: Tầm quan trọng của buôn bán quốc tế đối với nền kinh tế

Việt Nam đang tăng lên, giá trị của tiền Việt Nam so với các đồng tiền khác đã trở thành mối quan tâm chính của NHTW. Hơn nữa, việc ngăn ngừa những biến động mạnh về giá trị của tiền nội tệ làm cho các hang và các cá nhân mua hoặc bán hàng hóa ở nước ngoài dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch cho tương lai. Ghi nhận thành công lớn nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong năm 2012 vừa qua là duy trì tỷ giá USD/VND ổn định ở mức 20,828 VND/USD, giữ nguyên so với mục tiêu điều hành trong năm 2012 (tỷ giá năm 2012 biến động không quá 2-3%). Bên cạnh đó, tình hình cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế tỏ ra khả quan hơn khi Việt Nam có xuất siêu trở lại sau 19 năm (kể từ năm 1993) với 284 triệu USD.

Mối quan hệ giữa các mục tiêu: Mặc dù các mục tiêu đưa ra là nhất trí với nhau song không phải lúc nào cũng vậy. Mục tiêu công ăn việc làm và ổn định giá cả mâu thuẫn với nhau trong thời hạn ngắn.

 Thứ nhất: việc duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp thường kéo theo CSTT mở rộng và sự tăng giá. Còn nếu giảm tỷ lệ lạm phát đồng nghĩa với việc thực hiện CSTT thắt chặt, lãi suất tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu dẫn đến giảm tổng cầu của nền kinh tế, thất nghiệp vì thế có xu hướng tăng lên.

 Thứ hai: mục tiêu ổn định giá cả và công ăn việc làm mâu thuẫn với nhau còn thể hiện thông qua phản ứng của NHTW với các cú sốc cung nhằm đảm bảo mức cầu tiền thực tế, kết quả là giá cả tăng lên.

 Thứ ba: mâu thuẫn này còn thể hiện thông qua định hướng điều chỉnh tỷ giá. Với việc hạ giá đồng bản tệ, các ngành xuất khẩu có khả năng mở rộng dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp giảm, kèm theo sự tăng lên của mức giá chung.

Tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm không mâu thuẫn với nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn, công ăn việc làm cao sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại.

Vậy trong ngắn hạn, NHTW không thể đạt được tất cả mục tiêu trên. Hầu hết NHTW các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT. Tuy nhiên, trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để khắc phục tình trạng thất nghiệp

cao đột ngột hoặc các ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với sản lượng. Có thể nói NHTW theo đuổi một mục tiêu dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn.

Có thể thấy trong định nghĩa chính sách tiền tệ thì mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ của nước ta hiện nay là ổn định giá trị đồng tiền thông qua việc kiểm soát lạm phát.

Hình 2.1. Mục tiêu lạm phát và kết quả thực hiện giai đoạn 2004 - 2012

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Một số quan điểm để xây dựng và thực hiện có hiệu quả mục tiêu cao nhất của CSTT ở VN

- Hoạch định mục tiêu kiểm soát lạm phát không thể xây dựng theo chỉ tiêu hàng năm như hiện nay, mà phải được hoạch định trong cả thời kỳ trung và dài hạn, chia ra từng năm, theo một lộ trình phù hợp với quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của nền kinh tế;lựa chọn tối ưu mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn.

- Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố gây nên áp lực tăng tổng cầu quá mức, ngăn ngừa tái lập nguy cơ lạm phát tiền tệ từ kênh tín dụng, tài khóa và cung tiền.

- Điều hành không để xẩy ra việc tăng tổng cầu dồn dập, tập trung vào một thời điểm, đặc biệt là điều chỉnh tăng tiền lương và các loại giá hàng hóa dịch vụ từ giá bao cấp sang cơ chế giá thị trường, không làm cho giá cả bị đẩy lên.

- Đối với những ngành kinh tế chưa đạt đến mức sản lượng tiềm năng, thì việc kích cầu là một chính sách có hiệu quả, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Muốn kiểm soát được lạm phát mục tiêu trong những năm tới phải kiểm soát được các yếu tố gây nên “lạm phát chi phí đẩy” và không thể nóng vội giải quyết được mục tiêu lạm phát thấp ngay trong ngắn hạn.Quan điểm chính sáchcần quán triệt tầm nhìn trung dài hạn,

phù hợp với lộ trình điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, điều chỉnh các loại giá hàng hóa và dịch vụ do nhà nước quản lý giá sang cơ chế thị trường, nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện hiệu quả quản lý đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước.

Do đó, mục tiêu và giải pháp kiểm soát lạm phát phải gắn liền và đồng bộ với các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.Đặc biệt là phải xác định rõ mức độ ưu tiên của các mục tiêu; kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng.

Một phần của tài liệu lý thuyết tài chính tiền tệ - nhóm 5 - nhtw và cstt (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w