Lợi ích trực tiếp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa do địa phương quản lý (Trang 58 - 60)

Đây là những lợi ích mà dự án KBVB Rạn Trào trực tiếp đem lại cho người dân xã Vạn Hưng và lợi ích này có thể tính toán được thông qua giá thị trường.

- Lợi ích từ việc tăng thu nhập từ đánh bắt thuỷ sản tự nhiên. Việc thiết lập và khoanh vùng KBV trong đó có khu bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi nguồn lợi đã làm cho bãi đẻ của nhiều loài được phục hồi. Vì thế đã tạo ra tác động tích cực tới các nghề đánh bắt thủy sản ở đây do số lượng cá thể vùng bảo vệ nghiêm ngặt tăng lên nên lượng cá thể phát tán ra các khu vực xung quanh cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt là các nghề đánh bắt ở đây như: nghề lặn, nghề lưới, nghề giã cào, nghề nhá, nghề soi, nghề mành, nghề đăng đáy. Theo báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng từ năm 2001 đến nay thì sản lượng

đánh bắt đều tăng theo thời gian. Tuy nhiên trong mức tăng sản lượng này thì chỉ có 1/3 sản lượng là tăng nhờ số lượng cá thể tăng trong khu vực Rạn Trào còn lại là do ngư dân đi đánh bắt ở các khu vực khác ngoài Rạn Trào. Như vậy, việc thiết lập KBV đã làm tăng thu nhập của những ngư dân đi đánh bắt ở vùng ven Rạn Trào. Do đó, đây cũng được coi là lợi ích của dự án KBV. - Lơi ích từ việc tăng thu nhập của ngành nuôi trồng thủy sản. Theo điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân thì 100% người làm nghề nuôi trồng thủy sản cho rằng nghề của họ là phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng nước biển. Khi chưa có KBV người dân khai thác bừa bãi- dùng các chất độc làm cho nhiều cá con bị chết gây ô nhiễm nước biển, giảm nguồn thức ăn cho nuôi trông thủy sản. Mặt khác, khi đó ý thức người dân còn thấp, họ xả rác, vỏ sò... bừa bãi ra biển làm cho chất lượng nước ở đây rất kém. Các loài thủy sản nuôi trồng thường xuyên bị các bệnh dịch, năng suất kém. KBV được xây dựng đồng nghĩa với việc ý thức người dân được nâng cao, những hoạt động gây ô nhiễm không còn diễn ra nữa. Ngoài ra, họ còn được hướng dẫn nuôi trồng đúng kỹ thuật, năng suất ngày càng tăng làm cho rất nhiều hộ gia đình khác làm theo. Dự án còn tiến hành nghiên cứu nuôi thử nghiệm thêm nhiều loài thủy sản khác tại nơi đây. Tiêu biểu là năm 2003 những lồng ốc hương đầu tiên đã được nuôi thử nghiệm và hiện nay đã lên đến hàng trăm lồng. Mô hình nuôi ốc hương này không chỉ gói gọn trong quy mô xã Vạn Hưng mà còn được các xã lân cận học theo. Đã có biết bao nhiêu ngư dân trỏ thành tỉ phú từ những mô hình nuôi trồng mới này. Hiện nay, MCD đang tiến hành nghiên cứu nuôi thử nghiệm cả hải sâm, vẹm xanh, tu hài và bước đầu đã cho những kết quả rất khả quan. Có thể nói lợi ích mà dự án đem lại cho những ngư dân nuôi trồng ở đây là rất lớn .

- Lợi ích từ du lịch- giải trí: MCD đã tiến hành tổ chức rất nhiều đợt tập huấn cho người dân ở đây về mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, chính họ sẽ trở thành các hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về mặt cơ sở hạ tầng nên hoạt động du lịch ở đây vẫn chưa phát triển được mà mới chỉ dừng ở mức tham quan nhỏ lẻ của người địa phương hoặc các hoạt động vì

mục đích nghiên cứu, học tập. Theo ý kiến người dân địa phương thì họ hoàn toàn mong muốn ngành du lịch ở đây được phát triển và các chuyên gia cũng cho rằng với những lợi thế về mặt văn hóa, tài nguyên thiên nhiên thì ngành du lịch nơi đây hoàn toàn có thể trở thành điểm mạnh của địa phương. Trong bản quy hoạch định hướng phát triển kinh tế- xã hội Vịnh Vân Phong 2010- 2020 thì ngành du lịch được coi là những ngành cần ưu tiên phát triển. Như vậy chắc chắn trong tương lai không xa Rạn Trào sẽ trở thành điểm đến thu hút của các du khách trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa do địa phương quản lý (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w