Nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa do địa phương quản lý (Trang 47 - 49)

Vùng biển Vạn Hưng rất nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế và khoa học như: Tôm hùm, tôm thẻ, tôm sú, cá mú, cá bớp, cá hồng, cá dìa công, mực ống, ốc hương, hải sâm cát, tu hài, cầu gai, san hô, cá ngựa, cua biển. Kết quả tổng hợp các nghiên cứu điều tra từ trước đến nay trong vùng biển Rạn Trào và các khu vực xung quanh về các loài cá biển nói chung đã ghi

nhận được 114 loài cá thuộc 44 họ và 10 bộ, trong đó một số loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá Mú, cá Kẽm….Về thành phần loài cá rạn san hô, cho đến cuộc điều tra đa dạng sinh học tại vùng biển Rạn Trào năm 2004 đã ghi nhận được 69 loài cá rạn san hô thuộc 23 họ, 41 giống. Riêng Rạn Trào có tới 65 loài, chiếm 94,2% tổng thành phần loài cá rạn ghi nhận được ở đây.

Năm Nhóm cá 2001 2003 2004 2005 Cá Thia 165 331 651 1.760 Bàng chài 57 56,5 47 41 Cá bướm 15 23 9 60 Cá mú 3 5,5 1 3 Loại khác 75 139 23 106 Tổng cộng 315 555 731 1.969

Bảng 7: Mật độ (con/400m2) các nhóm cá rạn san hô tại khu vực Rạn Trào

Theo kết quả khảo sát năm 2005, mật độ trung bình các họ cá rạn san hô ở vùng biển Rạn Trào và khu vực lân cận là 1.281 con/400m2, mật độ đạt giá trị cao nhất tại Rạn Trào 1.969 con/400m2. Có thể thấy rằng tổng mật độ trung bình của cá rạn san hô tăng dần theo thời gian ở khu vực Rạn Trào, đặc biệt nhóm cá Thia chính là thành phần tạo nên mật độ cá rạn cao. Nhóm cá có giá trị thực phẩm như cá Mú, cá Hồng, cá Hè, cá Kẽm, điệp seo, ốc nhảy... có mật độ rất thấp trong vùng khảo sát và chủ yếu tập trung ở khu vực Rạn Trào. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, cá rạn chủ yếu tập trung ở nhóm cá kích thước nhỏ (1 – 10 cm), chiếm 94% tổng mật độ trung bình. Nhóm cá có kích thước 11 – 20 cm chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 6% tổng mật độ trung bình) và nhóm cá kích thước lớn hơn 20 cm hầu như không thấy xuất hiện ở các mặt cắt khảo sát.

Loài Tên Việt Nam Sách đỏ

VN 20001

Sách đỏ IUCN 20072

Anodontostoma chacunda Cá Mòi không răng E

Cephalopholis boenak Cá Mú sọc ngang DD

Epinephelus coioides Cá Mú NT

Hippocampus histrix Cá Ngựa gai dài V DD

1E: Đang nguy cấp; V: Sẽ nguy cấp

Hippocampus kuda Cá Ngựa đen V VU

Syngnathoides

biaculeatus Cá Chìa vôi DD

Bảng 8: Danh sách loài có tên trong Sách đỏ sinh sống ở KBVB Rạn Trào

Nằm trong khu vực vịnh Vân Phong, Rạn Trào được coi là nơi có đa dạng sinh học cao nhất trong số 13 rạn san hô ở đây. Bảng dưới đây là theo kết quả khảo sát năm 2005. Thành phần loài của Rạn Trào đều chiếm tỉ lệ cao do tính đa dạng sinh học cao, ngoài ra còn do các Rạn san hô khác không được bảo vệ nên các nguồn sinh vật ở đó giảm đi do đó tỉ lệ của Rạn Trào càng trở nên cao hơn.

Nhóm sinh vật Thành phần loài Tỉ lệ (%)

Rạn Trào Vịnh Văn Phong

San hô 82 128 64%

Cá rạn 69 100 69%

Động vật không xương sống trên rạn 25 26 96%

Rong 29 80 36%

Cỏ biển 6 8 75%

Cây ngập mặn 5 20 25%

Nguồn: MCD Bảng 9. So sánh thành phần loài sinh vật ở Rạn Trào và vịnh Văn Phong

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa do địa phương quản lý (Trang 47 - 49)