Việc đánh giá tổng hợp thường được thực hiện thông qua 3 phương pháp là phương pháp phân tích tài chính, phương pháp chi phí hiệu quả và phương pháp phân tích kinh tế.
Phân tích tài chính : Phân tích tài chính được thực hiện để xem xét khả năng sinh lợi về mặt tài chính của dự án đối với người thực hiện dự án. Việc phân tích này nhằm mục đích ngăn chặn các dự án xấu, bảo vệ các dự án tốt không bị bác bỏ và mức độ rủi ro có thể xảy ra. Thông thường cần tiến hành phân tích tài chính nếu đầu ra của dự án có thể được bán trên thị trường hoặc được đánh giá theo giá cả thị trường. Điều này luôn cần thiết với các dự án tư nhân và dự án kinh doanh của chính phủ. Tính khả thi của dự án được đánh giá thông qua chỉ tiêu NB (lợi ích ròng)
Theo đó thì lợi ích ròng bằng tổng lợi ích thu về (∑B) trừ tổng chi phí (∑C). Lợi ích tài chính của dự án chỉ là doanh thu mà dự án nhận được (thực thu) và chi phí tài chính là các khoản chi tiêu mà cơ quan (đơn vị) thực hiện thực sự chi ra (thực chi). Trong phân tích tài chính, tất cả các khoản thu- chi được đánh giá như chúng thể hiện trong bảng cân đối tài chính của dự án và được đo lường theo giá cả thị trường- giá này là giá theo nền kinh tế trong
∑TR=∑∆Pi*Qi
nước đã tính các khoan thuế, hoa hồng. Các lợi ích- chi phí này đều xét trên quan điểm tư nhân.
Phân tích chi phí- hiệu quả (CEA) : Kết quả chỉ tiêu chi phí- hiệu quả được sử dụng để lựa chọn dự án có thể tạo ra cùng một kết quả nhất định với chi phí sản xuất thấp nhất (xếp hạng các dự án được thiết kế có cùng một kết quả theo chi phí của các dự án này) hoặc lựa chọn dự án có thể tạo ra kết quả lớn nhất với cùng mức chi phí (xếp hạng theo số lượng kết quả mà dự án có thể tạo ra với cùng một khoản ngân sách cố định). Phương pháp này có 2 chỉ tiêu tương ứng là chỉ tiêu về tổng chi phí theo giá thị trường (∑C) khi mục đích các phương án là như nhau hoặc tổng lợi ích theo giá thị trường (∑B) khi chi phí các phương án bỏ ra là như nhau.
Phân tích kinh tế hay phân tích chi phí- lợi ích (CBA)
- Khái niệm: Phân tích chi phí- lợi ích là một phương pháp/công cụ dùng để đánh giá và so sánh các phương án cạnh tranh dựa trên quan điểm xã hội nói chung nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất.
- CBA lựa chọn các phương án theo mục tiêu phúc lợi kinh tế để chỉ ra phương án nào cải thiện phúc lợi kinh tế nhiều nhất tức là sự gia tăng trong tổng phúc lợi xã hội được đo bằng sự gia tăng lợi ích ròng tạo ra từ sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ.
- Các bước thực hiện CBA:
Bước 1 : Nhận dạng vấn đề. Trong quá trình phát triển, xã hội sẽ phải đối mặt với các vấn đề cần phải đưa ra quyết định lựa chọn. Việc xác định vấn đề cần ra quyết định là bước đầu tiên trong CBA. Ngoài ra cũng cần phải xác định phạm vi phân tích: địa phương, vùng, tỉnh hay quốc gia. Một dự án đáng giá sẽ đóng góp vào phúc lợi kinh tế của quốc gia, có khả năng làm cho mọi người đều được lợi (tốt hơn so với không có dự án). Tuy nhiên, thường không phải ai cũng được hưởng lợi từ dự án mà một số người sẽ bị thiệt. Hơn nữa, những nhóm người được lợi từ dự án lại không nhất thiết là những người phải chịu chi phí
của dự án. Cho nên người phân tích phải đặt và trả lời các câu hỏi như sau :
o Dự án sẽ có những tác động như thế nào: địa phương, vùng, tỉnh, quốc gia hay toàn cầu.
o Nếu nguồn tài trợ cho dự án là của chính phủ thì có nên xem xét tính đến các lợi ích và chi phí phát sinh bên ngoài quốc gia hay không.
Thông thường các chính phủ thực hiện phân tích dựa trên quan điểm quốc gia, tính lợi ích và chi phí phát sinh trong một quốc gia nhất định. Ngày nay với xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và nhiều vấn đề về môi trường đang phát sinh mang tính toàn cầu cho nên cũng có nhiều ý kiến đề xuất phân tích theo quan điểm toàn cầu. Tuy nhiên, thông thường việc xác định phạm vi phân tích tùy thuộc vào ai là người tài trợ chính của dự án hay chương trình cụ thể.
Bước 2 : Xác định các phương án. Thông thường mỗi dự án, chương trình hay chính sách có thể có rất nhiều phương án để chọn lựa. Có các khó khăn sau đây :
o Xác định số lượng các phương án tùy thuộc vào số tiêu chí (đặc điểm) cần xem xét đối với mỗi dự án cụ thể. Theo Boardman (2001), nếu có ‘‘a’’ tiêu chí, mỗi tiêu chí có k mức giá trị sẽ có kª phương án.
o Xác định quy mô dự án. Phân tích chi phí- lợi ích so sánh lợi ích xã hội ròng của việc đầu tư nguồn lực vào một dự án cụ thể với lợi ích xã hội ròng của một dự án giả định nào đó. Thông thường dự án giả định đó gọi là hiện trạng.
Bước 3 : Nhận dạng các lợi ích và chi phí. Trong bước này, tất cả các loại tác động trực tiếp hay gián tiếp, hữu hình hay vô hình đều phải được xác định. Đồng thời cũng xác định các đơn vị đo lường các lợi ích và chi phí đó. Trong phân tích lợi ích- chi phí, các nhà phân tích chỉ quan tâm đến các tác động có ảnh hưởng đến sự thỏa dụng của các các
nhân thuộc phạm vi quan tâm của dự án. Những tác động không có giá trị gì đối với con người thì không được tính trong phân tích lợi ích- chi phí. Nói cách khác, muốn xác định một tác động nào đó của một dự án người phân tích cần tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa tác động đó với sự thỏa dụng của những người thuộc phạm vi ảnh hưởng.
Bước 4 : Lượng hóa các lợi ích và chi phí trong suốt vòng đời dự án. Sau khi xác định được tất cả các lợi ích và chi phí có thể có của dự án cũng như đơn vị đo lường tương ứng, người phân tích phải lượng hóa chúng cho suốt vòng đời dự án cho từng phương án. Tuy nhiên, một khả năng có thể chấp nhận được là nếu những tác động rất khó lượng hóa hay đo lường chính xác được như tác động về văn hóa, xã hội người phân tích có thể cung cấp các thông tin dạng mô tả về chúng. Ngoải ra, cũng có những trường hợp cần đến các giả định nào đó có thể ước lượng được.
Bước 5: Quy ra giá trị bằng tiền các lợi ích và chi phí. Đây là nhiệm vụ chính của các nhà kinh tế thực hiện phân tích lợi ích- chi phí. Khi có được lượng các tác động của dự án người phân tích phải gán cho chúng một giá trị bằng tiền để có thể so sánh được. Thực hiện bước này đòi hỏi người phân tích phải trang bị lượng kiến thức nhất định về các phương pháp đánh giá các lợi ích và chi phí trong trường hợp có giá cả thị trường (giá ẩn= giá tài chính sau khi đã điều chỉnh biến dạng,...) và trong trường hợp không có giá thị trường hay không có thị trường (giá kinh tế= giá sẵn lòng trả, chi phí cơ hội). Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình thực hiện phân tích chi phí- lợi ích.
Bước 6 : Chiết khấu các lợi ích và chi phí, tính hiện giá ròng NPV. Một dự án có các dòng lợi ích và chi phí phát sinh trong các thời điểm khác nhau không thể so sánh trực tiếp được nên người phân tích phải tổng hợp chúng lại để có thể so sánh được. Thông thường các lợi ích và chi phí tương lai phải được chiết khấu để đưa về giá trị tương đương ở hiện tại để có cơ sở chung cho việc so sánh. Có một số tiêu chí có thể được
áp dụng để có thể được so sánh lợi ích và chi phí của một phương án cụ thể. Hiện giá ròng (NPV) bằng hiện giá ròng của lợi ích trừ hiện giá ròng của chi phí. Nếu lớn hơn 0 thì đó là một dự án đáng giá và ngược lại. Tiêu chí thứ 2 là tỷ số lợi ích/chi phí nếu lớn hơn 1 là dự án đáng giá. Ngoài ra, tỷ suất sinh lợi nội hoàn (IRR) cũng là một tiêu chí quan trọng, nếu lớn hơn suất chiết khấu xã hội được chọn thì đó là một dự án tốt.
Bước 7 : Thực hiện phân tích độ nhạy. Bất kỳ phân tích chi phí- lợi ích nào cũng hàm chứa sự không chắc chắn và người phân tích thường có một số giả định nào đó về giá trị các lợi ích và chi phí. Phân tích độ nhạy đòi hỏi sự nới lỏng các giả định cho chúng thay đổi ở nhiều mức độ khác nhau có thể có và tính toán lại các lợi ích, chi phí. Nói cách khác, trong phân tích độ nhạy người phân tích thay đổi giá trị của một hay nhiều biến quan trọng liên quan đến dòng ngân lưu kinh tế của dự án và xem kết quả (NPV, IRR,...) thay đổi như thế nào để có cơ sở quyết định lựa chọn.
Bước 8 : Đề xuất dựa trên kết quả NPV và phân tích độ nhạy. Từ kết quả trên người ta phân tích nên đề xuất phương án được ưa thích nhất. Phương án được ưa thích nhất là phương án có lợi ích xã hội ròng lớn nhất. Lưu ý rằng người ra phân tích đề xuất phương án tốt nhất một cách khách quan dựa vào sự tối đa hóa hiệu quả hay phúc lợi kinh tế chứ không phải phương án do mình ưa thích.
Phương pháp CBA thường được dùng để thẩm định các dự án tư nhân thuần túy theo quan điểm xã hội. Thẩm định các dự án công: các dự án cung cấp vốn vật chất như cơ sở hạ tầng (cầu, đường, thủy điện, truyền thông), phát triển nông nghiệp; các dự án làm tăng trữ lượng vốn môi trường (cải tạo đất, kiểm soát ô nhiễm, quản lý và khai thác thủy sản, xây dựng các công viên quốc gia); các dự án đầu tư phát triển vốn nhân lực như sức khỏe, giáo dục, kỹ năng và phát triển vốn xã hội như ngăn chặn tội phạm, cai nghiện ma túy, giảm thất nghiệp....