0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Về cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ KHU BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN RẠN TRÀO, KHÁNH HÒA DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ (Trang 51 -54 )

Vai trò chính quyền các cấp:

Dự án thí điểm mô hình “KBVB Rạn Trào do địa phương quản lý” nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp tỉnh Khánh Hòa, từ Ủy ban nhân tỉnh đến Ủy ban nhân huyện Vạn Ninh và xã Vạn Hưng và đặc biệt cộng đồng cư dân thôn Xuân Tự, điều đó cho thấy được sự thống nhất cao từ trên xuống dưới. Mặt khác, việc thành lập Ban quản lý KBVB Rạn Trào với sự tham gia của đại diện UBND huyện Vạn Ninh và Ủy ban nhân dân xã Vạn Hưng đã thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa phương thức quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, tạo điều kiện huy động tối đa nguồn nhân lực tại chỗ và đây được xem là yếu tố quan trọng, góp phần thành công bước đầu của mô hình. Tuy nhiên, đánh giá chung cho thấy, KBVB Rạn Trào kết quả thu được mới dừng ở “mô hình điểm”. KBVB Rạn Trào đã hình thành, song chưa được công nhận về mặt pháp lý, thiếu cơ chế tài chính bền vững và chưa có được sự phân định rõ ràng trách nhiệm của các bên tham gia.

Ban quản lý KBVB

Ban quản lý KBVB do Ủy bân nhân dân huyện Vạn Ninh quyết định thành lập với thành phần gồm đại diện UBND huyện Vạn Ninh, UBND xã Vạn Hưng và cộng đồng ngư dân của xã Vạn Hưng, gồm 8 thành viên (lãnh đạo UBND huyện Vạn Ninh, UBND xã Vạn Hưng, Trưởng phòng kinh tế huyện, Trưởng phòng Tài chính kế hoạch, Trạm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đại diện của Đồn Biên phòng 362 đóng trên địa bàn và sự tham gia của đại diện cộng đồng nhân dân xã Vạn Hưng). Ban quản lý có trách nhiệm theo dõi, giám sát, điều phối công tác bảo vệ và quản lý KBVB Rạn Trào và thu hút được sự ủng hộ của nhân dân địa phương. Ban quản lý phối hợp chặt chẽ với chính quyền huyện, xã và kêu gọi được sự hợp tác của các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan đoàn thể nhằm tổ chức các hoạt động truyền thông, đào tạo, tập huấn,

phục vụ quản lý KBTB Rạn Trào và bảo tồn nguồn lợi ven biển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân xã Vạn Hưng.

Hình 7 : Tổ chức quản lý KBVB Rạn Trào Các nhóm hoạt động chính của khu bảo tồn

Tổ bảo vệ (nhóm hạt nhân, gồm 10 người), Tổ nòng cốt Du lịch sinh thái, Tổ tuyên truyền và Trung tâm giáo dục môi trường do cộng đồng lựa chọn. Chức năng chính của các nhóm trên là tiến hành các hoạt động, như : Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, kiểm tra, giám sát các hoạt động của ngư dân, vận hành mô hình du lịch sinh thái cộng đồng… nhằm đảm bảo việc thực hiện các qui uớc bảo vệ khu bảo tồn biển Rạn Trào và thử nghiệm các mô hình sinh kế bổ trợ mới.

Vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn

Là những người tác động trực tiếp lên nguồn lợi biển, những cộng đồng ven biển đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác bảo tồn và phục

Đại diện

Mối liên hệ trực tiếp Mối liên hệ gián tiếp

IMA & MCD UBND huyện Vạn Ninh

UBND xã Vạn Hưng Ban quản lý KBTB RT

Tổ Bảo vệ

(Nhóm hạt nhân) Tổ Tuyêntruyền TT.GD môi

trường

Các hoạt động trong khu bảo tồn biển Rạn Trào

UBND tỉnh Khánh Hòa Đại diện:

UBND huyện Vạn Ninh UBND xã Vạn Hưng Cộng đồng Sở Thủy sản Chi cục BVNL thủysản Tổ nòng cốt DLST

hồi những giá trị đa dạng sinh học biển. Những hành động thiếu tính bền vững, thiếu sự quản lý nhằm khai thác thủy, hải sản sẽ làm nguồn lợi biển bị suy giảm, cạn kiệt dẫn đến sản lượng khai thác thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu cho cuộc sống hàng ngày. Điều này buộc người dân phải nỗ lực cao hơn để tìm kiếm cơ hội nâng cao thu nhập từ sinh kế dựa vào biển, tuy nhiên nếu không được giáo dục, nâng cao nhận thức, đào tạo thì những nỗ lực tiếp theo đó vẫn chỉ làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn, tạo nên vòng luẩn quẩn: nỗ lực nhiều hơn, nguồn lợi tiếp tục suy giảm hơn, cuộc sống khó khăn hơn.

Với tỷ lệ ngành nghề liên quan đến biển là 35%, sinh kế dựa vào nguồn lợi biển đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mưu sinh của người dân địa phương. Chính vì vậy khi nguồn lợi này bị tác động thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của một bộ phận không nhỏ những người dân của xã Vạn Hưng, một xã có tới 5 thôn nằm tiếp giáp với biển trong tổng số 6 thôn.

Việc thành lập những Khu bảo tồn biển là để bảo tồn và phát triển nguồn lợi cũng như đa dạng sinh học của khu vực, nhằm tạo nên kho dự trữ tài nguyên biển phục vụ sự phát triển bền vững. Nhưng trong quá trình thành lập, người dân cần phải được tích cực tham gia và được trao quyền, nhất là trong các hoạt động tự quản. Điều này sẽ giúp cộng đồng có được nhận thức đúng đắn về vai trò, mục đích của Khu bảo tồn biển, tránh những mâu thuẫn giữa cộng đồng với BQL Khu bảo tồn biển, đặc biệt là những cá nhân, gia đình có hoạt động sinh kế gắn liền với khu vực được khoanh vùng bảo vệ.

Việc thành lập Nhóm hạt nhân mà các thành viên đều là những người dân của địa phương được cộng đồng địa phương bầu ra làm nhiệm vụ trông coi, bảo vệ vùng Rạn Trào đã cho thấy sự tin tưởng, ủng hộ của cộng đồng địa phương đối với công tác bảo tồn biển của BQL Khu bảo tồn biển Rạn Trào. Sự tham gia và được trao quyền của cộng đồng địa phương chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của

một Khu bảo tồn biển, nhất là khi sinh kế của người dân còn có sự phụ thuộc đáng kể vào nguồn lợi biển.

Trong công tác bảo tồn, những giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hóa của khu vực luôn phải được gắn liền với niềm tự hào của người dân địa phương. Chính vì vậy, thông qua các hoạt động cộng đồng như làm sạch bờ biển, thi viết bài tìm hiểu, biểu diễn văn nghệ, làm thơ, ca hát v.v.. cộng đồng địa phương đã được chia sẻ với nhau về những giá trị quý báu cũng như những kiến thức liên quan đến vùng đất mà mình đang sinh sống. Những người khách đến thăm khu Rạn Trào luôn được những người dân ở đây chào đón và kể cho nghe về những công việc họ đang làm để bảo tồn rạn san hô; những địa danh, những nét văn hóa bản địa, thậm chí còn được lắng nghe những câu thơ do chính những người dân chài tự viết nên bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên trên vùng biển quê hương.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ KHU BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN RẠN TRÀO, KHÁNH HÒA DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ (Trang 51 -54 )

×