Sự phù hợp khi sử dụng CBA làm công cụ phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế mô

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa do địa phương quản lý (Trang 36 - 38)

quả kinh tế mô hình quản lý KBTB.

Để khẳng định sự phù hợp của công cụ CBA trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình KBTB do địa phương tự quản lý ta sẽ dùng phương pháp loại trừ các phương pháp khác và nêu lên sự phù hợp của công cụ CBA.

Xuất phát từ mục đích chính của KBTB là bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu vực đó. Nhưng để đạt được mục đích này thì song song với việc bảo tồn cần phải tạo ra các sinh kế bền vững, tạo ra sự bình đẳng về giới, sự công bằng giữa các đối tượng trong khu vực bảo tồn. Nghĩa là phải đặt ra cả mục tiêu về kinh tế, xã hội hay mục tiêu phát triển bền vững. Do đó không thể chí đánh giá theo chỉ tiêu xã hội, môi trường hay chỉ tiêu kinh tế đơn thuần mà cần đánh giá theo các chỉ tiêu tổng hợp. Ta cần lựa chọn giữa 3 phương pháp là phân tích chi phí hiệu quả, phân tích tài chính và phân tích lợi ích- chi phí. Tuy nhiên, đây là dự án về xây dựng Khu bảo tồn biển nghĩa là ta lựa chọn giữa việc có xây dựng KBTB đó hay không. Nếu không xây dựng thì lợi ích hay chi phí đều bằng 0 do đó không thể so sánh được chi phí của phương án nào là nhỏ nhất vì lợi ích thu được là không như nhau và ngược lại cũng không thể so sánh được lợi ích của phương án nào là lớn nhất vì chi phí là không như nhau. Do đó, trong trường hợp này ta chỉ có thể so sánh thông qua lợi ích ròng. Như vậy chỉ còn lại 2 công cụ là phân tích tài chính và CBA. Có 2 loại dự án chính là dự án sản xuất kinh doanh và dự án vì mục đích công. Các dự án sản xuất kinh doanh thì đều dùng phân tích tài chính. Các dự án vì mục đích công cũng cần phân tích tài chính tuy nhiên họ còn tiến hành phân tích kinh tế để có được sự hỗ trợ của chính phủ. Để thấy được tính ưu việt của

công cụ CBA so với công cụ phân tích tài chính ta có thể xem bảng so sánh 2 công cụ theo một số tiêu chí như sau :

Tiêu chí Phân tích chi phí- lợi ích Phân tích tài chính

Quan điểm Toàn xã hội (cộng đồng) Cá nhân, doanh nghiệp (quan điểm chủ sở hữu hoặc quan điểm tổng đầu tư)

Mục tiêu Tối đa hóa phúc lợi kinh tế (quốc gia) (NPV kinh tế)

Tối đa hóa lợi nhuận, lợi tức cổ đông hay giá trị cổ phiếu (NPV tài chính) Phạm vi áp dụng Chủ yếu là các dự án công, kể cả chương trình hay chính sách (một số dự án tư nhân cần sự hỗ trợ của chính phủ)

Chủ yếu là các dự án tư nhân (các dự án công cũng cần thực hiện phân tích tài chính)

Đo lường lợi ích và chi phí

Giá ẩn, giá kinh tế (điều chỉnh biến dạng hoặc không có giá thị trường)

Giá thị trường

Lợi ích chi phí

Cả có giá và không có giá thị trường

Có giá và có liên quan đến dự án

Lợi ích và chi phí ngoại ứng

Đưa vào tính (rất quan trọng) Không quan tâm

Βảng 3: Bảng so sánh phân tích chi phí- lợi ích với phân tích tài chính

Qua bảng trên ta thấy được sự khác biệt giữa 2 phương pháp phân tích.

Hơn nữa, xây dựng KBTB được coi là dự án công do đó chi phí và lợi ích của dự án không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và môi trường do đó phân tích tài chính sẽ không đánh giá hết được các chi phí và lợi ích. Từ đó ta thấy việc áp dụng công cụ CBA trong đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình quản lý KBTB là vô cùng phù hợp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN RẠN TRÀO

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa do địa phương quản lý (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w