B. PHẦN NỘI DUNG
2.4. Sự chiến thắng của cái thiện trong tác phẩm
Từ lâu vấn đề thiện - ác đã được văn học quan tâm và đưa vào tác phẩm để xây dựng trong lòng người đọc những quan niệm rõ ràng về triết lí sống “Ở hiền gặp lành”. Chu Lai cũng mang chủ đề này vào tác phẩm của mình, nhưng vấn đề ở đây có ý nghĩa rộng lớn và bao quát ở một xã hội đang chuyển mình đổi mới, nhiều khía cạnh cuộc sống do thế lực đồng tiền ảnh hưởng mạnh đến con người, nên đó là mặt trận đấu tranh quyết liệt không chỉ của một người mà là toàn xã hội.
Trong bước đường đấu tranh với cái ác của nhà báo Trần Hoài Linh chúng ta càng nhận rõ điều đó. Mặc dù có khi anh mệt mỏi khi càng đi sâu vào tìm ra lẽ phải thì có lúc nó lại lấn át và phản bội lại anh, chính một con người trực quan như Khâm cũng thấy đều đó “Xét đến cùng thời nào cũng vậy - Khâm vẫn nói theo ý mình - Người ta thường nói “ác giả ác báo”, “Ở hiền gặp lành” nhưng rút cuộc cái ác bao giờ cũng lấn át và ngự trị lên cái thiện”[12, tr. 186]. Đó là lẽ đương nhiên vì bao giờ con vi rút của căn bệnh cũng biết cách ẩn nấp một cách khéo léo, nó hình như chỉ trong bóng tối lờ mờ làm chúng ta khó nhận ra còn cái thiện lại luôn hiện diện chính đáng ngoài những khoảng sáng chói chang nên cái ác có lúc lại bất ngờ thắng thế hơn vào giây phút đầu. Có đôi khi hai phạm trù này lẫn lộn vào nhau làm chúng ta dễ nhầm lần, Nguyễn Minh Châu cũng đã từng có những trăn trở với hai vấn đề này “Trong con người tôi đang sống lẫn lộn người xấu và kẻ tốt, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”[3, tr. 394]. Nhưng có thể thấy cái ác tồn
tại cũng là một lẽ vốn dĩ phải có vì có nó thì xã hội mới có thể cân bằng, con người mới có những phát hiện cho chiều sâu tâm hồn mình. Để cho xã hội có thể nhận ra được những mặt hạn chế của nó mà tự thay đổi nhất là trong giai đoạn nhạy cảm này. Cha Linh một con người từng trải và từng đau khổ đã kịp nhận ra những điều giản đơn đó “Nếu đúng như những lời anh nói thì lịch sử đang lặp lại ở phần đen tối nhất, lặp lại đến không tin được. Nhưng mà hay. Lúc này rất cần xuất hiện như một bài học phản diện. Nó cần đánh vào xã hội những cú đánh hóc hiểm và dữ dội để lôi cộng đồng ra khỏi cơn mê ngủ kéo dài đã quá lâu. Trong lịch sử, những người làm báo các anh nên biết, nhiều khi cái ác cũng có tác dụng thúc đẩy tiến trình phát triển xã hội. Nhưng với điều kiện - ông chém tay vào không khí - Phải gọi được đúng tên nó. Ác là ác, ác không thể là thiện. Tiếc rằng con người thời nay hay lẫn lộn hai phạm trù đó.”[12, tr. 250]. Chính những cám dỗ xấu xa của thế lực đồng tiền, những mảng hiện thực được bao che bằng lớp vải đen đầy huyền hoặc sẽ làm cho con người kịp nhận ra chính mình và cũng đồng thời lột tả bộ mặt đen tối của những kẻ gian trá giả dối làm nguy hại cho xã hội. Tên Huấn trong tiểu thuyếtVòng tròn bội bạclà một đại diện cho những con người đang có những hành vi gây nguy hại cho xã hội, bất chấp pháp luật, mua chuộc lãng phí, bao che đút lót, đàn áp cả những người đã cùng vào sinh ra tử, giết chết cả đồng đội của mình chỉ vì trả thù cá nhân “Cái tệ nhất của mày là, mày là một thằng lính cũng đổ xương đổ máu ngoài chiến trường thế mà bây giờ mày lại quay lại làm tội làm tình những thằng lính, những gia đình lính, kể cả diện gia đình thương binh liệt sĩ”[12, tr. 230]. Con người này đủ thông minh, nhạy bén và sự luồng lách của mình để làm nên những điều xấu xa với xã hội. Anh ta luôn có những lí lẽ biện minh xác đáng cho mọi hành vi xấu xa của bản thân, chính cá tính của anh đã tạo nên điều dĩ nhiên đó. Bất chấp mọi sự ngăn cản của bạn bè làm mọi thứ chỉ vì sự cám dỗ của đồng tiền của thế lực đen tối nhằm thỏa mãn thói hưởng thụ, ích kỉ của bản thân mình. Hắn sẵn sàng thủ tiêu kẻ nào ngăn cản sự thăng tiến của hắn kẻ cả người thân, bạn bè giàu sinh ra tử. Giết chết Thịnh, sai người gây tai nạn cho Khâm, mua chuộc những đoàn thanh tra, lão Quách và có cả những lời lẽ dụ ngọt, cám dỗ Linh bằng đồng tiền...Con người này hiểm độc ngay chính trong khuôn mặt và lời nói ráo hoảnh của mình. Nhân vật này
một lần), là Địch (Ăn mày dĩ vãng), là Đăng Điền (Cuộc đời dài lắm).... Những kẻ xấu xa này cũng là những giám Tuân, Ba Bưởng những tên bán rẻ đồng đội bán rẻ lương tâm (Chim én bay - Nguyễn Trí Huân),... Họ đều là những con người đang dùng mọi thủ đoạn và sự lém lỉnh của mình để gây nguy hại cho toàn thể xã hội. Mối nguy hại này đã không còn là suy tư của một cá nhân mà nó cần đến sự chung tay của toàn xã hội. Chu Lai đã nỗi lên một hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện tại trong buổi giao thời của nền kinh tế thị trường mở rộng thì con người cần tỉnh táo hơn và vững vàng hơn trong tư duy và hành động của mình. Vì sự cám dỗ độc ác của đồng tiền, thói hưởng thụ vật chất sẽ không từ bỏ riêng ai, phải biết cảnh giác và đấu tranh quyết liệt với cái xấu thì xã hội sẽ tốt đẹp như chúng ta mong muốn.
Nhiều sáng tác của Chu Lai viết về chiến tranh ông đã cho nhân vật của mình có một kết cục là cái chết, nhưng đó là sự thắng thế của cái thiện. Ông muốn cho nhân vật của mình phải có kết thúc như thế để người ở lại phải suy ngẫm và đó cũng là thông điệp quý báu mà ông gởi gắm vào tác phẩm của mình. Không chỉ một mà có rất nhiều “đứa con” của ông đều có cái chết, những cái chết này có lúc nghiệt ngã, đầy hối tiếc nhưng đó là bi tráng chứ không hề bi lụy. Đó không phải là những cái chết vì tình yêu của Thảo hay Sáu Hùng của Phố mà là cái chết của Linh(Vòng tròn bội bạc), Sáu Ngyện, Ba Đẩu (Ba lần và một lần), Vũ Nguyên (Cuộc đời dài lắm),...những cái chết đầy suy ngẫm và là những cái chết“thức tỉnh”. Nhưng ngược lại nó lại là một cánh cửa mới mở đường cho những lớp thế hệ tuổi trẻ sau này tiếp bước, cùng phấn đấu làm cho xã hội tốt đẹp. Có thể coi đó là một sự nghĩ ngơi, họ đi tìm lại những người đồng đội của mình để cùng hàng tâm sự nhỏ to nỗi “thèm rừng” của mình. Cái chết của Linh dù sẽ để lại một sự tiếc nuối vô cùng của những người ở lại, nhưng đó là cũng là một sự tiếp bước của những người ở lại tiếp tục con đường tìm ra chính nghĩa và xây dựng một xã hội tiến bộ văn minh hơn. Tại sao lại không phải là cái chết của Huấn (Hòe) của những kẻ xấu xa mà lại là Hoài Linh. Đó cũng có thể là ý đồ của tác giả. Có thể ông muốn Huấn hay những thế lực xấu xa đó phải sống, phải nếm trải những hình phạt thích đáng cho những hành vi xấu xa của họ, từ đó họ có thể ăn năn hối lỗi, trong quá trình thức tỉnh đó họ sẽ tự dằn vặt và đếm giọt đau khổ trong tâm hồn cắn rứt của bản thân. Không hình phạt nào độc ác và khó khăn như sự giằng xé tinh thần, họ xứng đáng bị như thế. Chết, vâng đó là
đều rất dễ, người nói “Chết là hết”, nếu Chu Lai cho những người đã có những hành động bất chấp xã hội, bất chấp tính người như vậy mà chết đi thì có vẻ như quá dễ dàng cho họ. Huấn (Hòe) trong tác phẩm vẫn sống để nhận lấy những hậu quả, những hình phạt thích đáng cho tội lỗi của mình, Năm Thành (Ba lần và một
lần)hắn ta phải cắn rứt lương tâm và đau khổ vì những gì hắn gây ra.
Đây không phải là sự chiến thắng tuyệt đối hay vang dội của một trận chiến ác liệt mà là một thắng lợi lặng lẽ, nhẹ nhàng ngay trên mặt trận lòng người. Một cuộc sáp lá cà gay cấn không dùng một loại vũ khí vật chất nào mà lại gây ra không ít thương tích khó có thể chữa lành. Đó là sự phản bội, sự giả dối, lọc lừa của con người. Kẻ thù này luôn bao quanh con người chỉ chực chờ sự sơ hở là chúng dễ dàng xâm nhập vào bám sâu vào. Chu Lai bằng năng lực sáng tạo của bản thân và sự từng trải của bản thân cùng những va chạm từ cuộc sống ông đã nhìn nhận vấn đề thiện ác rạch ròi và đem vào tác phẩm của mình những mảng hiện thực chân thật nhất. Nó đã xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật, miêu tả hiện thực của chính tác giả đang sống và đang trải qua làm cho khoảng cách giữa người kể và nội dung được kể gần lại với nhau hơn tạo tính khách quan cho tác phẩm và lòng tin của người đọc. Hiện thực xã hội trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế thị trường, sự giao thoa hai nền kinh tế làm nỗi lên những mảng màu giữa tối và sáng, giữa thiện và ác. Chu Lai nhận ra và đã đưa vào tác phẩm của mình nhằm cho người đọc một sự trải nghiệm và suy ngẫm cho bản thân mỗi người. Đó là điều rất thành công ở nội dung tiểu thuyết của Chu Lai.
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT VÒNG TRÒN BỘI BẠC CỦA NHÀ VĂN CHU LAI 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Con người là điều thú vị nhất đối với con người, và có lẽ con người cũng chỉ hứng thú với con người. Vì vậy con người chính là một nội dung quan trọng và không thể thiếu trong các sáng tác văn học, bởi nhờ vào những con người này - những nhân vật này mà nhà văn có thể tái hiện, gởi gắm tất cả những mong muốn, những tâm tư tình cảm và cảm quan của mình ra thế giới bên ngoài một cách rõ nét và sâu sắc nhất. Đọc tác phẩm văn học chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy tác phẩm ấy dù dài ngắn ra sao vẫn phải tồn tại một hay nhiều “nhân vật”, họ có thể mang những cái tên như: Chí Phèo, Thị Nở, Mị, Xuân Tóc Đỏ, Thúy Kiều, Kim Trọng,...hoặc chỉ là những cách gọi thông thường như hắn, thị, bà ấy,...hay khác hơn nhân vật trong tác phẩm văn học còn là những con vật, những đồ vật đóng vai trò quan trọng làm nên tác phẩm.
Nhân vật văn học được các tác giả gởi gắm trong tác phẩm của mình qua việc xây dựng về ngoại hình, cử chỉ,ngôn ngữ và đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật. Và với đặc trưng của tiểu thuyết là có dung lượng lớn thì việc xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn càng thuận lợi. Qua việc xây dựng cho nhân vật mình nổi bật về ngoại hình, cử chỉ, hành động, cũng như tâm lí từ đó nhân vật sẽ bộc lộ rõ về tính cách của mỗi người và sẽ giúp cho người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về mỗi nhân vật mà nhà văn chủ ý đưa vào.
3.1.1. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình, tính cách
“Chân dung là sự miêu tả các thuộc tính tự nhiên, bề ngoài của nhân vật (như thuộc tính lứa tuổi, thân hình nét mặt, màu tóc,...), các biểu hiện về mặt xã hội, hoàn cảnh, truyền thống văn hóa như ăn mặc, trang điểm kiểu tóc. Chân dung có thể bao gồm những động tác, tư thế cử chỉ, ánh mắt, giọng nói, biểu hiện đặc trưng của nhân vật,... tạo thành cái hình dáng ổn định bề ngoài. Chân dung có thể là tượng trưng, có thể là tả thực, nhưng bao giờ nhà văn cũng muốn khám phá ý nghĩa
giả dụng công đưa vào tác phẩm của mình điều được tác giả tạo hình cho họ những nét ngoại hình khác biệt dễ dàng nhận thấy được như Chí Phèo chúng ta liên tưởng đến một người có bộ mặt đầy sẹo, đáng sợ, một kẻ lưu manh hay Kim Trọng với
“Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”, hay người đàn bà làng chài của Nguyễn Minh Châu, một người thô ráp, da dẻ sần sùi mang nét đặc trưng của phụ nữ vùng biển... Và còn rất rất nhiều những tạo hình độc đáo trải dài khắp các tác phẩm văn học khác. Trong Vòng tròn bội bạc những nhân vật được Chu Lai xây dựng ngoại hình phù hợp với tính cách và từ đó nó gắn liền với số phận của họ. “Người ngồi cạnh có khuôn mặt rắn rỏi, nhiều râu, mắt to và hơi phảng phất buồn gượng nhẹ lên tiếng”[12, tr. 8]. Chỉ bằng những câu miêu tả đơn thuần về vẻ ngoài của Hoài Linh qua đôi mắt của Chiến “Độ này anh gầy và già đi không còn nhận ra nữa. Ở dưới ấy sống cực lắm hả anh? ở lại đây lâu vào nhé, một tháng… hai tháng tập trung bồi dưỡng cho. Ôi! Xương sườn này, cả xương vai nữa này… cứ trư cả ra.”[12, tr. 89]. Vài nét bút của Chu Lai thôi cũng giúp ta thấy rõ được anh này có cuộc đời không ít là chông gai, va vấp, có phần khắc khổ. Nhưng trong anh là một tâm hồn lãng mạn, sâu sắc, nhiệt huyết và đầy cương nghị của một người sống có lí tưởng, có mục đích. Anh này có ngoại hình thoang thoáng có nét gì đó của Hai Hùng của Ăn mày dĩ vãng: “Tôi bốn chín tuổi và đang thất nghiệp. Tôi, một kẻ dư thừa vừa bị bắn ra khỏi lề đường. Cao một thước bảy mươi nhưng chỉ nặng có bốn mươi nhăm cân, hốc hác, bắt đầu có dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở, ngực lép, bụng lép, mắt cá chày, da xám ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần ba, ít cười, ít nói, sợ ánh nắng, sợ tiếng động, sợ đô thị, sợ nơi đông người, dấu vết mặc cảm tự ti hằn vào từng bước chân đi, từ trong cái nhếch mép rụt rè, nữa cười nữa khổ... Tóm lại tôi là một con nộm rơm khốn khổ giũa cánh đồng đời đầy dông bão.”[11, tr. 6]. Tuy chưa đến nỗi nhếch nhác như thế nhưng Linh đã những giấu hiệu của sự tiều tụy về thể chất. Tính cách hay suy tư, trăn trở và quyết tâm chống lại cái ác đồng thời luôn mang theo bên mình lập trường của người lính bước ra từ sau chiến tranh anh đã vấp phải những khó khăn vô vàng trong con đường tìm ra chân lí của mình. Tính cách của anh quá mạnh và bộc trực nên có phần gây khó khăn cho việc hòa nhập vào cuộc sống dẫn đến nhiều bi kịch.
Với Khâm, bạn cùng chinh chiến trong mặt trân thiện - ác với Linh, anh có ngoại hình nhìn có vẻ buồn cười nhưng đằng sau đó là cả một con người chân chính. Chu Lai mang đến cho Khâm những nét ngoại hình hoàn toàn trái ngược với Linh nhưng tính cách mạnh mẽ thì không kém“Linh quay lại, nhận ra Khâm phóng viên trang công nghiệp. Khâm có vóc dáng ục ịch, tiếng nói như lệnh vỡ và sống rất bạt mạng. Mới hơn ba mươi tuổi mà cái bụng đã phệ ra, thắt lưng cứ luôn luôn sệ xuống dưới rốn; hai má lúc nào cũng đỏ hồng và đặc biệt có cái cười như trẻ con rất dễ lây, buộc người khác không muốn cũng phải cười theo”[12, tr. 40]. Con người này có ngoại hình khá thú vị, có vẻ hồn nhiên, tếu táo và dễ gần, nhưng tính cách thì lại bộc trực, phóng khoáng và rất biết đắn đo. Khâm là một người trẻ được xã hội ưu ái giành cho điều kiện được học tập và được rèn luyện giúp ích cho việc xây dựng xã hội tiến bộ, hiện đại, cũng được tiếp thu những cái mới, nên có phần phóng khoáng, thoải mái trong cách làm, cách nghĩ và cách nói. Vì tính cách hào