B. PHẦN NỘI DUNG
2.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ CUỘC SỐNG MỚI ĐẾN MỘT SỐ NHÂN VẬT TRONG TIỂU
thuyết Vòng tròn bội bạc
Cuộc sống với nền kinh tế thị trường làm thay đổi khá nhanh bộ mặt xã hội sau những ngày sau giải phóng. Chiến tranh đã cướp đi của con người quá nhiều thứ và chính nó cũng làm cho con người với những suy nghĩ những tư duy khác nhau khi bắt đầu chạm vào một xã hội với nền kinh tế mở cửa, đón chào một làn gió mới, làn gió của kinh tế thị trường. Một nền kinh tế công nghiệp hóa - hiện đại hóa kéo theo đó là hàng loạt những công ty, những khu công nghiệp, những ngôi nhà cao tầng đang dần len lỏi và thay thế những căn nhà tạm bợ, cũ kỹ sau chiến tranh còn sót lại…Và còn còn nhiều nhiều những thay đổi khiến cho con người ta có khi lại choáng ngợp và khó có thể chấp nhận đươc. Đặc biệt là những người lính, những người chiến đấu và hi sinh cho cuộc chiến họ không nghĩ nhiều và cũng chưa kịp chuẩn bị một hành trang cho cuộc sống mới lại càng dể có những hướng tư duy khác. Có người lại cảm nhận đó là điều tích cực những một số lại cảm thấy chưa thể chấp nhận ngay và có những sự trăn trở, suy tư riêng.
Đó là ba của nhà báo Hoài Linh, ông là một người lính đã đi qua hai cuộc chiến tranh và cũng là một chứng nhân hùng hồn của lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam. Ông cũng từng là lính cũng từng trải qua những cay đắng ngọt bùi, những mất mát đau thương tưởng chừng như không thể vượt qua nên trong ông sự thay đổi này có vẻ như làm ông mệt mỏi và không thể bắt kịp nên đôi lúc ông lại gieo mình vào những nỗi suy tư buồn cho thời cuộc, buồn cho bản thân mình. Từ những trăn trở của bản thân ông lại miệt mài, chìm đắm vào những công trình khoa học để rồi lại ngồi nhìn những đứa con của mình tranh cãi trong những buổi gặp nhau và buồn cho chính gia đình mình. Một người có cái tâm tốt, nhưng thời điểm này tâm càng tốt thì sự khổ tâm càng nhiều. Ở cái tuổi về hưu của mình đáng lẽ ông phải được nghỉ ngơi để hưởng thụ niềm vui lúc về già và ngồi nhìn những thay đổi tốt đẹp mà
lại luôn trăn trở và tranh luận chính trong bản thân mình. Ông vẫn đam mê với công việc viết lách của mình “Tôi viết - tôi tồn tại”đó có lẽ là cách duy nhất để ông trả lời lại với cuộc đời và con người ấy luôn xem gia đình là một món quà vô giá là nơi bình yên nhất của mỗi người:
“- Gia đình, con ạ! Gia đình đối với một con người là hết sức quan trọng. Xã hội có thể nhiễu nhương, triều chính có thể thay đổi, mọi thứ có thể qua đi nhưng gia đình thời nào cũng phải giữ nguyên giá trị của nó. Gia đình sẽ quyết định tâm hồn và tư cách công dân của anh. Nó là trường tồn, là sự sống là môi trường văn hóa của anh. Môi trường càng ngột ngạt, gia đình càng phải thoáng đãng. Nó nương theo xã hội nhưng không hoàn toàn bị xã hội chi phối! Nó là thành trì để chống lại sống gió bên ngoài…Trong tế bào gia đình, vai trò người mẹ và người vợ là hết sức quan trọng. Họ sẽ quyết định vui buồn, thời tiết trong gia đình ấy. Sự đoàn tụ của gia đình, của dòng họ phụ thuộc phần lớn vào họ” [12, tr.147]. Ông khẳng định người phụ nữ đóng một vai trò quan trọng đối hạnh phúc một gia đình và phần nào đó thể hiện tình cảm của mình đối với người phụ nữ của đời mình.
Tư duy của mỗi người trong gia đình nhỏ của Linh cũng có nhiều chuyển biến.
“Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt”, đối với những người như Cầm ông anh trưởng của Linh một kiến trúc sư có tâm hồn vô tư nghệ sĩ “một nhà kiến trúc sư có tính nghệ sĩ lại chỉ chuyên tâm vào thưởng thức các món ăn và ly rượu lúc nào cũng được bà mẹ bổ sung đầy tràn.”[12, tr. 50] và Thanh em trai của Linh một con người luôn ủng hộ và rất nhanh nhạy với cái mới“Chà! Nó kém mình hai tuổi mà trong có vẻ bệ vệ phong lưu đến thế! Đẹp đẽ, lịch duyệt, no đủ và tráng kiện. Đúng là chân dung một vị giám đốc ngành điện tử con cưng đang được xã hội o bế, nâng niu”[12, tr. 48]. Mỗi lần gia đình có dịp đoàn tụ thì những cuộc tranh luận sôi nổi và quyết liệt lại bắt đầu và kết thúc bỏ ngỏ vì ai cũng có những suy nghĩ những luận cứ cho riêng mình. Nhưng họ điều xoay quanh vấn đề về sự thay đổi của xã hội hiện đại. Thanh là một con người nhạy bén, bắt nhịp nhanh với thời đại mới. Cuộc sống mới đã mang đến trong tư duy của anh một suy nghĩ hướng ngoại, phải biết sử dụng hiệu quả và chính xác tài năng cùng như những lợi thế của bản thân để mang lại cho mình những lợi ích cần thiết, không thể lý thuyết suông. Những lý lẽ của Thanh đa phần là khẳng định những điều tốt đẹp của xã hội Sài Gòn hay nói đúng hơn là
những lý lẽ đó được son phết bằng một cái đầu với tư duy nhạy bén với thời cuộc và có phần phủ nhận những giá trị truyền thống của Hà Nội. “Nói chung, nếu tình trạng bí bét này kéo dài thì mọi giá trị luân lý, giá trị đạo đức đề đảo lộn hết. Một khi đồng lương không nuôi nỗi con người thì tư cách công dân của con người sẽ không còn cái gì để neo vào thể chế nữa. Bố có biết trong kia dân họ nói về nhà tù của ta thế nào không? Tất nhiên là nói bậy, nhưng phần nào phản ánh đúng hiện trạng xã hội: “Đối với những người cách mạng, nhà tù bao giờ cũng là trường đại học cộng sản. Trước kia, hiện nay và sau này”.”[12, tr. 51]. Đối với anh phải biết kiếm tiền, biết nắm bắt cơ hội để tiến lên chứ không chịu nương theo những giá trị cũ và vì những gì mình đã làm ra thì cũng phải biết hưởng thụ, biết đền đáp lại cho bản thân mình một cách xứng đáng với những gì bỏ ra. Một suy nghĩ có phần phủ nhận cái cũ cái truyền thống, có những lúc dường như chính Thanh đã vô tình phá vỡ đi những giá trị tình cảm gia đình mình bằng những câu nói dường như ráo hoảnh, giễu cợt anh trai mình. Mặc dù vậy, đôi lúc Thanh vẫn là một người ủng hộ cho việc làm của anh trai mình khi Linh dám đương đầu với những cái xấu cái ác trong quá trình làm trong sạch xã hội “Anh cứ làm, làm thật ráo riết càng tốt, nhưng vấn đề là phải lần lại đường dây ngay từ điểm xuất phát. Một tờ báo, một ông tổng biên tập chịu chơi chưa đủ. Còn ông bí thư tỉnh ủy là ủy viên trung ương, còn bà thường vụ là trưởng ban kiểm tra đảng, còn cả một thế lực” [12, tr. 290]. Sống một cuộc sống mới trong sự o bế, nâng niu đối với một tri thức trẻ có tài năng và đầu óc nhưng trong anh vẫn còn tồn tại cái gì đó về nền tảng gia đình vẫn rất nhớ nhà, nhớ những gì tuổi thơ bên gia đình nhỏ của mình và đặc biệt là kỉ niệm bên người anh trai đang có những lý lẽ có gì đó hoàn toàn khác với mình. Anh vẫn rất lo lắng cho Linh và vẫn yêu thương anh ấy mặt dù hai người vẫn có những mâu thuẫn trong quan niệm và cách nhìn nhận vấn đề. Đó cũng là một cách Chu Lai xây dựng nên nhân vật của mình không hoàn toàn tốt mà cũng không tuyệt đối toàn mĩ, con người phải có hỉ, nộ, ái, ố đúng bản chất một con người.
Chu Lai muốn cho nhân vật của mình va vấp những khó khăn phải đấu tranh và mâu thuẫn ngay chính trong gia đình của mình để cho nhân vật nhận thức rõ xã hội hơn qua lăng kính một tế bào nền tảng của xã hội, cuộc chạy đua đi tìm ra chân
trong mái ấm gia đình, nơi con người thầm ao ước được trở về một lần khi phải đối diện và gần kề với nguy hiểm đều nghĩ đến. Nói cho cùng âu cũng là sự tác động quá mạnh của một nền kinh tế tăng trưởng theo hướng thị trường hội nhập, con người luôn phải tất bật cho cuộc sống, cho nhu cầu của bản thân và giúp xã hội tiến bộ. Sự tác động này tốt hay xấu phụ thuộc vào cách họ nhìn nhận, đánh giá và phân tích trong chính tư duy của mỗi người.
Xã hội thay đổi, con người thay đổi nhưng để cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn thì chỉ có cách hàn gắn lại những vết thương đang kéo mài và lành lặn nhanh chóng sau khi bị chiến tranh hủy tàn phá. Muốn làm được như thế tất nhiên phải cần những con người mới, những con người say mê cống hiến, họ đại diện cho sức trẻ, niềm tin và nghị lực chiến đấu ngoan cường. Đó là Khâm một phi công vận tải quân sự nhưng do bị thương nên chuyển ngành làm báo vì vậy mà giữa anh và Hoài Linh có một sự đồng cảm sâu sắc. Một con người phóng khoáng, bộc trực, dám nói lên quan điểm của mình một cách thẳng thắn và không ngại gian khó để tìm ra chân lý tốt đẹp. Một hình ảnh đẹp cho lớp thanh niên mới tuy cũng là lính, nhưng anh cũng là một công dân được giáo dục thời đại mới, anh cũng đấu tranh cho những gì tốt đẹp của xã hội. “Dám nghĩ, dám làm”. Thông minh, nhạy cảm, trực tính rất hoạt ngôn và cũng khá bồng bột. Tuy nhiên, khi vào việc anh lại đầy nhiệt và mạnh mẽ. Người bạn rất thân với Hoài Linh và nếu không có người bạn có một sức sống hừng hực trong lòng ngực và lại có tật hay nói - nói một cách khẳng khái này thì cuộc đời của Linh chắc buồn lắm. Và nếu không có anh chắc có lẽ con đường chiến đấu với cái ác của nhà báo Trần Hoài Linh có thể cũng chẳng thành công như vậy. Tính cách con người này có nét gì đó có trong Chu Lai, sự hài hước, dí dỏm trong những buổi trò chuyện của Chu Lai làm thu hút mọi người và cho họ cảm giác thú vị, vui vẻ mỗi khi nghe ông nói. Có lẽ chính tính cách này của Khâm đã tạo cho Linh một cái nhìn khả quan hơn trong mọi vấn đề mà anh trăn trở, sống hết mình, sống bằng chính nhiệt huyết trong tâm hồn, mọi việc điều sẽ có cách giải quyết “Thằng này tướng lông bông bạt mạng nhưng thường khi vào việc lại rất có tính nguyên tắc”[12, tr. 162]. Khâm hầu như không có những suy tư trăn trở, bi kịch và bế tắc như Hoài Linh. Anh luôn có những suy nghĩ tích cực và sẵn sàng hành động vì lẽ phải“Kệ mẹ thiên hạ trắng đen, tôi vẫn sống, sống ung dung nữa là
khác, sống như cánh chim nương vào bóng núi tránh gió mưa;”[12, tr. 104], anh sống cho ngày hôm nay, hết lòng vì tình bạn. Anh sớm nhận ra được bộ mặt gian trá của lão Quách ngay từ đầu, vì anh có cách nhìn nhận vấn đề dựa theo những sự thay đổi của xã hội đồng tiền và quyền lực, đôi khi chính Linh cũng không nhận ra được điều đó. Có lúc anh lại là một người chính chắn hơn Linh, anh nhận ra nhiều điều về Thủy, từ đầu anh đã không tin vào tình yêu của người phụ nữ này với Linh và anh cũng đã từng cảnh báo với Linh “Tao thấy… Hả? Con mắt nhìn của cô ta có cái gì không ổn, vừa đủ đầy vừa thiếu thốn. Mắt đẹp đấy, rất đẹp nữa là khác, có thể ngã nhào chết đuối mà không ăn năn gì đấy nhưng… ác! Có cái gì hơi ang ác rất khó gọi tên, tao chỉ mơ màng cảm giác thế. Nhưng thôi…” [12, tr. 162] anh có cái nhìn bao quát hơn về con người. Khoác lên mình một cái áo nhà báo đầy năng nổ, hoạt bát, thông minh nhưng anh chàng ục ịch này khi yêu cũng không phải là người kém cõi. Tuy Khâm là một thanh niên có cách suy nghĩ khá mới mẻ về xã hội nhưng trong anh vẫn rất tôn trọng và luôn biết cách giữ gìn và bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp của Hà Nội từ thái độ cho đến cảm quan. Anh vẫn giữ những thói quen uống cà phê Hói và cho đó là một điều đáng tự hào của người Hà Nội “Cà - phê Hói mà mất khách là một sự sĩ nhục. Nó không chỉ là cà - phê, là phở Thìn hay bánh tôm Hồ Tây, bánh cuốn Thanh Trì… Nó là truyền thống là nền văn hóa mà lại… vắng khách!”[12, tr. 42]. Khâm vẫn tự hào về những gì cổ xưa và những nét đẹp truyền thống của Hà Nội khi phố phường ngày một đổi khác và chạy đua với nhịp sống hiện đại. Con người này là một trong những đại diện cho lớp thanh niên có lý tưởng cao đẹp và tha thiết yêu cái chân lý tốt đẹp… Bên cạnh đó còn có Quỳnh cô sinh viên trường luật, một thế hệ trẻ được học tập những điều mới và có những suy nghĩ tiến bộ, cô là một đại diện cho những thanh niên trẻ sẽ tiếp bước cho những thế hệ cha anh đã nằm xuống vì một xã hội tốt đẹp. Nhạy bén hơn, thông minh hơn, linh hoạt hơn và bản lĩnh để chống lại những cái xấu, cái ác, những hành vi gây tổn hại đến sự phát triển của xã hội. Đó cũng là Hoàng, Cầu, Lan Thanh (Ba lần và một lần) (Ăn mày dĩ vãng)…những người trẻ trung, năng động đã được học tập và rèn luyện bản thân trong thời bình, họ nhận diện rõ và kiên quyết dùng sức trẻ của mình để đấu tranh với cái ác. Trong các sáng tác của Chu Lai còn xuất hiện
một trong những người có cách tư duy nhạy bén, biết tiếp cận thực tế tuy họ không phải đấu tranh chống lại những cái ác, nhưng tư duy của họ đã giúp cho xã hội tiến bộ và phát triển tốt đẹp hơn. Ở họ cơ chế thị trường mới đã manh nha và hình thành nên một suy nghĩ tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó những người lính như Vận, Chiến họ vẫn có những sự lựa chọn riêng cho mình, tuy có phần cơ cực những vẫn giữ được lí tưởng cao đẹp của người lính Cụ Hồ năm xưa. Họ cố gắng để không phải cuốn theo vòng xoáy mạnh mẽ của thế lực đồng tiền. Với Vận một cựu thượng úy tiểu đoàn trưởng khẳng khái, nhanh nhạy và mạnh bạo trong chiến tranh cũng như trong cuộc sống hiện tại. Trở về với một vết thương động mạch cổ và cái cốt cách một chất lính gồ ghề, nói năng ngang tàn, anh cũng đã gặp không ít những khó khăn để có thể hòa mình vào với cuộc sống mới. Vợ bỏ, trở về với bao sự ngỡ ngàng xa lạ, hành trang của người lính chiến trận không mang lại cho anh một cuộc sống sung túc, nhưng bù lại Vận đã biết chấp nhận và chiến đầu vì hạnh phúc của mình. Sau những những nỗi đau đó anh chợt nhận ra mình phải thay đổi trong cả tư duy và cách sống để phù hợp với thời cuộc. Lấy một cô vợ trẻ đẹp là giáo viên ngoan cực lại biết cách chiều chồng. Và bây giờ anh lại có thêm một căn bệnh mới đó là căn bệnh“nghiện con”anh yêu thiên thần của mình một cách buồn cười, đến chửi bới cả một con muỗi “Tất cả những thằng lính trong rừng ra, tao nghiệm thấy đều yêu con thành bệnh hoạn hết”
lời nói của Vận có vẻ quá nhưng đó lại là sự thật. Bởi vì theo anh “Người cha nếu cuộc đời càng gian truân, càng lận đận thì đứa con - tồn tại như một chủ thể do mình sản sinh ra, hàng ngày nó ngọ nguậy, nó phản ánh chính máu thịt của mình, - Người cha ấy càng có nhu cầu được yêu thương, được đền bù co đứa con. Tức là