B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.2. Những bi kịch về tinh thần của nhà báo Trần Hoài Linh
Như đã nói ở trên, Hoài Linh đã có những suy tư, trăn trở về mọi thứ sau chiến tranh. Và những điều mà anh lo sợ đã thật sự trở thành bi kịch đối với con đường
mà anh quyết định chọn. Nó thật sự chông gai và đầy thách thức phía trước mà anh không thể lường trước hết được.
Cũng là một quân nhân có nhiều chiến tích oanh liệt trong quá khứ trở về với cuộc sống thường nhật anh đã vấp phải biết bao là ngang trái trong cuộc sống và đặc biệt là về mặt tinh thần. Anh cảm thấy lạc lõng và mất phương hướng ngay chính trong công việc yêu thích của mình và hơn thế nữa với vẻ bề ngoài mạnh mẽ là một tâm hồn đã mang quá nhiều những vết rạn nứt, anh có cảm giác xa lạ ngay chính với những người mình thương yêu và mong mỏi nhất trong những năm tháng chiến tranh. Những rạn nứt trong gia đình mà anh tạo ra diễn ra tư nhiên trong từng câu nói và từng hành động vô tình ấy. Chính anh cũng đã hiểu được điều cay nghiệt đó sau một cuộc tranh cãi với những người anh em của mình“Bi kịch! Mọi gia đình sau chiến tranh đều đầy rẫy những bi kịch, nhất là những gia đình cộng sản nòi như gia đình này...”[12, tr. 64]. Một buổi sáng thức dậy như mọi ngày mệt mỏi và chán nản chính trong ngôi nhà thân yêu của mình, cả người mẹ đã chịu biết bao nỗi đau vì những đứa con, một người mẹ vĩ đại luôn lo lắng yêu thương anh hết mực nhưng anh thì luôn làm cho bà phiền lòng “Anh nằm trong chăn. Anh không muốn mẹ đánh thức mình dậy. Lại những câu hỏi han thường lệ, lại bát cơm sáng nhai trệu trạo như nhai rơm, lại...Chao! Sao tất cả những thứ đó ngày xưa ở trong rừng mình thèm khát đến thế, thèm khát đến cháy bỏng, ước được có lại một lần rồi chết ngay cũng xong. Vậy mà bây giờ... Anh chợt thấy thương mẹ. Mẹ đã bắt đầu có những dấu hiệu ngại anh, sợ anh, và cả... xa anh.”.[12, tr. 13]. Ôi“ông già đau khổ” anh bắt đầu cảm thấy có gì đó những rạn nứt trong chính căn nhà của mình. Có lẽ đó chỉ là những cảm giác đơn thuần của một đứa con đã xa nhà quá lâu nên mới có những cảm giác lại thế rồi nó cũng sẽ qua mau và hòa nhập nhanh thôi. Anh mang tâm thái của một con người lạc lõng, hình như anh đã lạc thời mất rồi?. Những giá trị mà anh góp nhặt bao năm nơi tiền tuyến ấy không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại và có khi còn mang vẻ cực đoan hơn. Anh còn những khát khao cháy bỏng như hồi ở rừng. Những câu chuyện với người cha già của anh cùng càng trở nên gay gắt, căng thẳng hơn, cả những người anh em của anh cũng thế, họ không còn có những quan điểm chung, những lối nghĩ chung nên ít khi có những cuộc chuyện trò thân mật. Một
rạch ròi, anh cảm giác tính cách của anh và cha khá giống nhau, và hai người anh em trai, một anh hai tên Cầm nhà kiến trúc với khuôn mặt phúc hậu, có nụ cười lúc nào cũng ngơ ngác như trẻ thơ và một người em tên Thanh - Giám đốc ngành điện tử một đứa con cưng đang được o bế, nâng niu. Hình như trong chính gia đình anh cũng đã phân ra rạch ròi hai phe không ai chịu ai, một bên là đi theo những quan niệm chính trị rõ ràng chặc chẽ hơn, một bên lại đi theo cơ chế thị trường chạy theo cuộc sống ồn ào của xã hội hiện đại, kinh doanh bằng cái đầu lạnh, kiếm tiền nhằm theo xu thế nhu cầu ngày càng cao của con người. Hai nhân vật này có một cái gì đó giống với Hai Hùng một tổng giám đốc hãng điện tử Sài Gòn và cô Loan thư ký của Hai Hùng em của Thảo trong tiểu thuyết“Phố” họ cũng là đại diện cho những con người có cái nhìn khác về nền kinh tế hiện tại, có đầu óc kinh doanh, loại người khá phù hợp trong xã hội hiện tại. Hay cũng thấp thoáng bóng dáng ông Năm Thành một người kinh doanh lừng lẫy trong giới tư bản của “Ba lần và một lần” chỉ khác là thủ đoạn kinh doanh của người này phủ nhận những giá trị vốn có của của con người, đó là thâu tóm, luồn lách một cách khôn khéo, mánh lới vô cùng. Sự lạc lỏng, cô đơn này cũng là tâm trạng của những con người như Sáu Nguyện trong “Ba lần và một lần”, Lãm trong tiểu thuyết “Phố” hay đó cũng là tâm tư của Kiên trong
“Chiến tranh và hòa bình”... Và cũng còn nhiều nhiều nữa những người lính với suy tư như thế.
Sự cô đơn của Linh còn ngay chính trong công việc thường ngày mà anh đã từng yêu thích và từ bỏ binh nghiệp để lựa chọn nó. Trong tòa soạn của mình anh lại phải hành ngày đối mặt với Nguyễn Quách một con người nham hiểm, thủ đoạn được che giấu bên trong nụ cười đầy “hiền hòa” để che mắt mọi người. Biết cách lấy lòng mọi người bằng mọi thủ đoạn, nịnh hót, quà cáp, dụ dỗ, đe dọa mọi thứ miễn sao có thể đạt được mục đích xấu xa của mình. Hắn là con sâu của chế độ cũ, hắn ăn sâu vào tổ chức mà đục khoét những giá trị tốt đẹp của con người, đặc biệt là người lính. Và cả một ông Tổng biên tập tuy cũng là người hiểu lẽ công bình nhưng lại mắc chứng bệnh tin người quá mức, thích nghe những lời nịnh hót. Hụt hẫng với những gì đang diễn ra trước mắt, anh không con tin vào con người vào những giá trị hiển hiện trước mắt mình và nếu không có Khâm một người đồng nghiệp tốt bụng,
một con người chính trực thì có lẽ Linh đã không còn đủ niềm tin để tiếp tục niềm đam mê của mình.
Tình yêu một từ không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người, Linh cũng là một người yêu mãnh liệt, khi yêu là không nghĩ suy vì thế anh lại rơi vào bi kịch tình yêu của chính mình. Anh là một người lính lãng mạn, mạnh mẽ nhưng đến với tình yêu thì tự nhận mình là một đứa trẻ ngô nghê, khi chiến đấu với kẻ thù có lẽ cái mặt gan góc đó sẽ rất đáng sợ nhưng đối diện với tình yêu thì lại giống như một con cừu non háo thắng, vẫn chưa thật sự khám phá hết được khái niệm này. Linh bước về cuộc sống với một nỗi đau tình yêu trong tâm hồn, một vết rạn trong lòng người bộ đội yêu hết mình, yêu cuồng nhiệt, anh yêu Loan nhưng hai người lại không thể đến với nhau nhưng anh vẫn nhớ về cô những gì ngọt ngào nhất và trong lòng anh đã thật sự đau khổ trong một thời gian dài vì tình yêu. Nỗi đau chiến tranh còn ám ảnh đeo đẳng anh thì trong thời gian đó nỗi đau trong tim anh lại từng ngày quặng lên cho đến khi anh gặp Thủy một người phụ nữ có chồng cũng là lính nhưng anh đi Đức công tác. Trước khi gặp Thủy anh cũng đã từng trải qua vài mối tình không mấy gì là hạnh phúc, một cô gái bỏ anh khi anh vào bộ đội không bao lâu và đã có chồng. Có lẽ những đêm nằm dài dưới những cánh rừng xanh lá cùng làm bạn với cây súng bên tay trong tâm hồn mỗi người lính đều ôm ấp một bóng hình xinh đẹp cho riêng mình “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” người lính cũng lãng mạn, cũng si tình như bao người thi sĩ. Và Linh cũng như thế, nhưng hình như tình yêu của anh thường nhuốm màu bội bạc hay có gì đó ngang trái. Người con trai Hà Thành có tâm hồn lãng mạn yêu chân thật không lọc lừa, không vụ lợi, nhưng anh đã đau khổ nhiều trong tình yêu. Đầu tiên là anh phải lòng một cô nàng xinh đẹp khi anh làm anh hùng cứu mỹ nhân trong một lần bị chó cắn. Vết cắn này vô tình làm Linh va vào cuộc tình giễu cợt của cô này với anh. Một người xinh đẹp nhưng xem tình yêu như một thứ để đùa giỡn và chỉ thỏa lòng yêu của bản thân. Có lúc anh lại nghĩ anh sẽ chọn con đường là tránh xa các cô gái và anh miên man một suy nghĩ
“Chả lẽ cuộc sống này đã khiến cho các cô không còn biết yêu, đánh mất năng lực yêu rồi chăng?”[12, tr. 31]. Và cho đến khi anh gặp được Thủy một người đàn bà xinh đẹp, có nét nói chuyện duyên dáng, hút hồn và vẻ đẹp làm nát lòng bao người
đàn bà này. Như định mệnh anh lại là hàng xóm của cô và hình như hai người có sợi giây giao cảm lạ, hai con người cô đơn, cả hai đều đang cần có một ai đó bên cạnh mình. Từ những lần trò chuyện lúc cô đơn, những lời tâm sự chân thành họ đã đến với nhau như những gì tự nhiên nhất, quy luật của cuộc sống khi họ thật sự cần nhau và yêu nhau. Anh đến với cô bằng một tình yêu cháy bỏng, bằng một khát khao từ tâm hồn một người lính và cô cũng thế cô cũng yêu anh nhưng tình yêu đó vẫn chưa trọn vẹn, giống như rằng cô chỉ đang cần anh cho những dục vọng của mình, tình yêu đó của cô vẫn không tách rời được những giá trị thực tế khác “Vâng! Em không thể bồng bột, không thể xa rời thực tế như anh” [12, tr. 155]. Đã nhiều lần anh muốn quên đi người con gái đó nhưng hình như càng cố gắng quên thì lại càng nhớ.
Có lẽ cô cũng yêu anh nhưng tình yêu của cô có lý trí mạnh mẽ hơn anh. Một người đàn bà thông minh, sắc bén, có khi trong nụ cười đó có gì ang ác mà mãi về sau anh mới nhận ra. Sức mạnh của tình yêu và vòng tay của người đàn bà đó đã sưởi ấm cho trái tim lạnh giá bao ngày của người lính trẻ đã trải qua nhiều niềm đau trong tình yêu. Đau xót thay tình yêu của anh nồng nhiệt bao nhiều thì anh lại càng đau khổ bấy nhiêu. Đối với anh cô vẫn là một thế giới rộng lớn và anh như một đứa bé chưa đủ sức để có thể khám phá hết trong khi trái tim ấy chỉ thổn thức nhớ về người đàn bà đó. Có lúc anh lại nghĩ “Ôi!...Anh vẫn chỉ là một đứa bé to xác, một tâm hồn lính gồ ghề, thế thôi”.[12, tr. 155]. Rồi mọi thứ đã như anh dự đoán Thủy vẫn trở về với người chồng của mình và để lại cho anh một vết thương không thể lành, những vết rách, vết đạn còn có thể lành lại nhưng vết đau này sẽ quặng mãi trong tâm hồn anh, âm ỉ không thể phai mờ. Vết thương này có phần giống với vết thương mà Tư Chao đã để lại trong tâm hồn người lính trẻ Sáu Nguyện trong tác phẩm “Ba lần và một lần” người con gái ấy cũng đã khắc vào tim người lính gan góc này một vết cào không thể nào quên dù chiến tranh đã đi qua biết bao nhiêu năm nhưng nó vẫn hàng ngày âm ỉ.
Nhưng bi kịch của Hoài Linh không dừng lại ở đó, cùng với những mối tình đổ vỡ có lẽ anh sẽ còn giữ lại được cho mình những niềm hi vọng từ những người đã từng vào sinh ra tử với mình thì một bất ngờ đau đớn lại ấp đến khiến cho anh bị một cú sốc quá lớn. Đem niềm đam mê của mình anh đã lao vào cuộc điều tra vụ
thưa kiện của huyện Thanh Lâm về một người bí thư bí ẩn lợi dụng chức quyền để gây ra những hành vi trái pháp luật, trái với tình người. Lao vào cuộc tìm kiếm sự thật cũng cho anh có thể quên đi những nỗi đau của tình yêu với Thủy. Nhưng cũng nhờ vào cuộc tìm kiếm này mà anh lại nhận ra được nhiều điều từ mặt trái của một con người, một kẻ đã từng trải qua những đêm canh thức trắng để canh giặc tới, cũng đã từng đi qua những cơn sốt rét rừng man dại, đã từng làm bạn với rừng xanh,… Từng là một người đứng trong hàng ngũ những con người hi sinh tất cả vì Đảng, vì dân, vì độc lập tự do của quê hương, xứ sở vậy mà bây giờ lại trở về để giày xéo chính nơi mà mình đã sinh ra, làm hại nó và kéo nó theo một cơ chế đầy mưu mô, thâm độc. Người mà Linh phải vạch tội lại chính là Huấn người bạn chiến đấu năm xưa. Đáng tiếc thay cho một con người thông minh, nhạy bén nhưng lại mang những thứ đó phục vụ cho lợi ích của riêng mình, sẵn sàng chà đạp lên những giá trị con người nhằm xây dựng cuộc sống của bản thân bất chấp mọi thủ đoạn hèn hạ. Anh đã dùng mọi cách để có thể kéo bạn mình ra khỏi hố sâu tội lỗi, từ việc khuyên nhủ, hành động và cả cảm hóa nhưng cái cơ chế tư bản hình như cũng đã ngấm sâu vào máu của con người này, chủ nghĩa cá nhân đã làm cho Huấn mất đi lý tính của một con người cách mạng phải biết hi sinh và cống hiến, trong con người đó bấy giờ chỉ tồn tại những phạm trù “tiền bạc” và “quyền lực”, anh đã dùng những năm tháng chiến trường của mình nhằm che đậy, khỏa lấp việc làm dơ bẩn của mình. Thật tiếc cho một con người có tài năng, có sức sáng tạo và bản lĩnh lại bị cuốn vào vòng trong tội ác của mưu toan, vụ lợi và mặt trái của đồng tiền. Khi một người bị lôi vào đó thì khó mà có thể thoát ra được vì nó như một cơn nghiện triền miên, không dứt. Hoài Linh đã phải trải qua những giai đoạn khó khăn nhất của tâm hồn, phải làm sao để cứu bạn mình thoát khỏi vòng vây này, có nên tố cáo hay tiếp tục khuyên bạn mình dừng lại, bao nhiêu chuyện đổ ập lên anh một cách bất ngờ làm anh dường như mất phương hướng, nhưng anh còn có Quỳnh, có Khâm, có những người đồng đội yêu thương, nhờ có họ mà anh vẫn có thể tiếp tục con đường gian nan mà anh đã đi. Nhưng hình như càng đi thì con đường ấy lại càng đưa anh vào ngõ cụt, bóng tối bao trùm, phủ lên mọi thứ xung quanh anh. Và cuối cùng con đường anh chọn là đúng nhưng anh chưa kịp thấy ánh sáng tươi đẹp của nó thì đã
Quỳnh… và bao nhiêu con người yêu thương anh mà ra đi một cách thầm lặng trong một buổi chiều dậy sóng. Kết cục tuy có buồn nhưng lại cho người ta suy ngẫm về mọi thứ. Bi kịch tinh thần của anh có phảng phất đâu đó hình ảnh của ông Sáu Nguyện (Ba lần và một lần), ông cũng đã trải qua những giằng xé, những đau xót khôn cùng về tội ác của người bạn cùng chiến đấu năm xưa Năm Thành, nỗi đau chồng chất nỗi đau, con người này cũng đã chọn cách giải thoát cho chính mình. Có lẽ con người ta trong cuộc đời này không thể nào lường trước được những bi kịch của mình, phải không ngừng đấu tranh để chiến thắng nó.
Bi kịch của nhà báo Trần Hoài Linh phần nào phản ánh được một góc nhỏ của quá trình đổi mới trong tư duy và suy nghĩ của người lính sau khi bước vào cuộc sống mới. Chu Lai đã đưa ra những hồi chuông cảnh báo thật nhẹ nhàng mà sâu sắc đằng sau những trang viết của mình. Và qua đó hình như chúng ta nhìn ra được một Chu Lai trong nhà báo này, Chu Lai cũng đã từng mang trong mình những tâm trạng những bi kịch như thế nên ông phần nào đã khơi lên bi kịch của bản thân mình, ông cũng từng tâm sự “Trở về từ chiến trường, cảm giác đầu tiên là hụt hẫng, vì những năm tháng tuổi tre dường như bị đánh tụt về lại sau lưng.”[24]. Càng đọc càng thấy được những bi kịch của Hoài Linh thì lại càng thấy Chu Lai phần nào đã thể hiện chính con người của mình trong nhân vật này. Và những bi kịch và hụt hẫng ấy là một biểu hiện tâm lý chung của cả một lớp người cùng thời với con