B. PHẦN NỘI DUNG
3.2. Kết cấu tác phẩm
Muốn xây một căn nhà hoàn chỉnh chúng ta cần phải thiết kế một mô hình hoàn chỉnh. Và phần kết cấu căn nhà là phần rất quan trọng để xây dựng. Có một nền móng tốt thì sẽ có được căn nhà đẹp. Một tác phẩm văn học cũng thế, viết nên được tác phẩm văn học tức là nhà văn đã tạo nên một kết cấu, một chỉnh thể hoàn chỉnh cho đứa con tinh thần của mình. Trong mỗi tác phẩm văn học thì nhà văn nào cũng phải xây dựng một kết cấu cho những sự kiện có liên quan trong toàn bộ văn bản. Các sự kiện phải có mối liên hệ mật thiết, có liên quan với nhau có thể theo một trình tự logic cái có trước dẫn đến cái có sau hoặc đồng hiện song song… Nhưng điều cốt lõi là phải xây dựng lên được một kế cấu từ đầu đến cuối, có mở đầu có kết thúc chặt chẽ, tránh gây nhàm chán và khó hiểu cho người đọc.
Trong tác phẩm này Chu Lai đã tạo nên cho tác phẩm một kết cấu khá hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức. Để Vòng tròn bội bạcphản ánh đúng với ý đồ của tác giả Chu Lai đã sử dụng lối kết cấu sự kiện - lịch sử cho tác phẩm của mình. Trật tự các sự kiện được sắp xếp theo một trình tự nhất định, sự việc này dẫn đến sự việc kia có tuần tự chặt chẽ. Câu chuyện được bắt đầu từ một chuyến tàu chở bốn người lính trở về từ chiến trường và họ chia tay nhau trong tiếc nuối, để rồi mọi sự khởi đầu đó là những lời kể về nhân vật Hoài Linh và những bi kịch sau đó mà anh mắc phải. Các sự kiện được kể một cách liên tục, từ nhận thức của nhân vật về cuộc đời của chính mình và về những mối quan hệ của anh này. Rồi những nhân vật khác xuất hiện, xây dựng nên một câu chuyện về con đường tìm về lí tưởng cao cả của người lính, mà nói khác hơn là một nhóm người yêu chính nghĩa, yêu lẽ công bằng đó là Linh, Khâm, Quỳnh, Vận, Chiến. Cốt truyện có điểm mở đầu rõ ràng từ việc Linh trở nên xa lạ với gia đình, anh cảm thấy cuộc sống này quá chán nản với nhiều thứ nằm ngoài sự suy nghĩ của anh, rồi từ những cuộc tình bị phản bội, và khi anh yêu bằng chính con người mình và chiến đấu vì chính nghĩa nhưng lại gặp không biết bao nhiêu là rào cản của gia đình và xã hội, đặc biệt là những con người từng vào sinh ra tử với anh. Va vấp nhiều, nhận ra được nhiều giá trị của cuộc sống làm anh thêm chán nản nhưng anh không hề bỏ cuộc, con người này có phần giống với nhân vật Sáu Nguyện (Ba lần và một lần) và Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng) họ đều theo đuổi một lí tưởng cao đẹp, dù bị trù dập vẫn không lùi bước.
Bên cạnh đó, tác phẩm lại có một cái kết mở, nghĩa là từ kết thúc đó người viết có thể cho nhân vật hoặc cho tác phẩm những kết thúc hoặc là tốt hoặc là xấu. Nhà báo Hoài Linh kịp nhận ra những xấu xa và thâm độc của người đồng đội từng vào sinh ra tử trong một hoàn cảnh trớ trêu. Đau khổ và hụt hẫng vô cùng khi nhận ra sự thật về cái chết của trung đoàn trưởng Thành, anh không còn tin vào mắt mình người đứng trước mặt anh lại là một kẻ độc ác như thế, chỉ vì tư thù cá nhân mà hắn nở nhẫn tâm giết chết đồng đội của mình. Để rồi cuối cùng anh đã tìm cách giải thoát là ra đi để tìm lại trong tâm hồn anh những nỗi niềm bình yên, trở về với núi rừng với những con người có mùi khen khét của lính. Hình ảnh cuối cùng khi Vận, Chiến, Khâm, Quỳnh đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn sóng sau một cơn bão dữ dội cho người đọc cảm nhận được rằng: “Sau những sóng gió, những vùi dập của cuộc
đời thì con người vẫn sẽ trở lại với bình yên”. Thành công ở đây là nhà văn muốn cho người đọc những suy ngẫm về cuộc đời và về nhân vật của mình.Và từ đó, người đọc sẽ mang đến cho nhân vật của mình những kết thúc mới trong suy ngẫm của mỗi người, đặt nhân vật vào tay của người tiếp nhận khiến họ sẽ cảm nhận và sẽ đóng góp cho nhân vật của mình hoàn thiện và đúng với tinh thần tác phẩm hơn. Họ sẽ vừa làm người chứng kiến và sau đó lại là đao phủ. Kết thúc này cũng giống với
Phố, Ăn mày dĩ vãng, v.v... và một số tác phẩm khác của ông. Chu Lai thường cho tác phẩm của mình những kết thúc mở và đều đó làm cho những tác phẩm tiểu thuyết của ông thật sự thành công và thu hút nhiều bạn đọc. Mở ra cho văn học những chân trời mới.