Xây dựng nhân vật qua ngoại hình, tính cách

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết vòng tròn bội bạc của nhà văn chu lai (Trang 60 - 64)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.1. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình, tính cách

“Chân dung là sự miêu tả các thuộc tính tự nhiên, bề ngoài của nhân vật (như thuộc tính lứa tuổi, thân hình nét mặt, màu tóc,...), các biểu hiện về mặt xã hội, hoàn cảnh, truyền thống văn hóa như ăn mặc, trang điểm kiểu tóc. Chân dung có thể bao gồm những động tác, tư thế cử chỉ, ánh mắt, giọng nói, biểu hiện đặc trưng của nhân vật,... tạo thành cái hình dáng ổn định bề ngoài. Chân dung có thể là tượng trưng, có thể là tả thực, nhưng bao giờ nhà văn cũng muốn khám phá ý nghĩa

giả dụng công đưa vào tác phẩm của mình điều được tác giả tạo hình cho họ những nét ngoại hình khác biệt dễ dàng nhận thấy được như Chí Phèo chúng ta liên tưởng đến một người có bộ mặt đầy sẹo, đáng sợ, một kẻ lưu manh hay Kim Trọng với

“Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”, hay người đàn bà làng chài của Nguyễn Minh Châu, một người thô ráp, da dẻ sần sùi mang nét đặc trưng của phụ nữ vùng biển... Và còn rất rất nhiều những tạo hình độc đáo trải dài khắp các tác phẩm văn học khác. Trong Vòng tròn bội bạc những nhân vật được Chu Lai xây dựng ngoại hình phù hợp với tính cách và từ đó nó gắn liền với số phận của họ. “Người ngồi cạnh có khuôn mặt rắn rỏi, nhiều râu, mắt to và hơi phảng phất buồn gượng nhẹ lên tiếng”[12, tr. 8]. Chỉ bằng những câu miêu tả đơn thuần về vẻ ngoài của Hoài Linh qua đôi mắt của Chiến “Độ này anh gầy và già đi không còn nhận ra nữa. Ở dưới ấy sống cực lắm hả anh? ở lại đây lâu vào nhé, một tháng… hai tháng tập trung bồi dưỡng cho. Ôi! Xương sườn này, cả xương vai nữa này… cứ trư cả ra.”[12, tr. 89]. Vài nét bút của Chu Lai thôi cũng giúp ta thấy rõ được anh này có cuộc đời không ít là chông gai, va vấp, có phần khắc khổ. Nhưng trong anh là một tâm hồn lãng mạn, sâu sắc, nhiệt huyết và đầy cương nghị của một người sống có lí tưởng, có mục đích. Anh này có ngoại hình thoang thoáng có nét gì đó của Hai Hùng của Ăn mày dĩ vãng: “Tôi bốn chín tuổi và đang thất nghiệp. Tôi, một kẻ dư thừa vừa bị bắn ra khỏi lề đường. Cao một thước bảy mươi nhưng chỉ nặng có bốn mươi nhăm cân, hốc hác, bắt đầu có dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở, ngực lép, bụng lép, mắt cá chày, da xám ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần ba, ít cười, ít nói, sợ ánh nắng, sợ tiếng động, sợ đô thị, sợ nơi đông người, dấu vết mặc cảm tự ti hằn vào từng bước chân đi, từ trong cái nhếch mép rụt rè, nữa cười nữa khổ... Tóm lại tôi là một con nộm rơm khốn khổ giũa cánh đồng đời đầy dông bão.”[11, tr. 6]. Tuy chưa đến nỗi nhếch nhác như thế nhưng Linh đã những giấu hiệu của sự tiều tụy về thể chất. Tính cách hay suy tư, trăn trở và quyết tâm chống lại cái ác đồng thời luôn mang theo bên mình lập trường của người lính bước ra từ sau chiến tranh anh đã vấp phải những khó khăn vô vàng trong con đường tìm ra chân lí của mình. Tính cách của anh quá mạnh và bộc trực nên có phần gây khó khăn cho việc hòa nhập vào cuộc sống dẫn đến nhiều bi kịch.

Với Khâm, bạn cùng chinh chiến trong mặt trân thiện - ác với Linh, anh có ngoại hình nhìn có vẻ buồn cười nhưng đằng sau đó là cả một con người chân chính. Chu Lai mang đến cho Khâm những nét ngoại hình hoàn toàn trái ngược với Linh nhưng tính cách mạnh mẽ thì không kém“Linh quay lại, nhận ra Khâm phóng viên trang công nghiệp. Khâm có vóc dáng ục ịch, tiếng nói như lệnh vỡ và sống rất bạt mạng. Mới hơn ba mươi tuổi mà cái bụng đã phệ ra, thắt lưng cứ luôn luôn sệ xuống dưới rốn; hai má lúc nào cũng đỏ hồng và đặc biệt có cái cười như trẻ con rất dễ lây, buộc người khác không muốn cũng phải cười theo”[12, tr. 40]. Con người này có ngoại hình khá thú vị, có vẻ hồn nhiên, tếu táo và dễ gần, nhưng tính cách thì lại bộc trực, phóng khoáng và rất biết đắn đo. Khâm là một người trẻ được xã hội ưu ái giành cho điều kiện được học tập và được rèn luyện giúp ích cho việc xây dựng xã hội tiến bộ, hiện đại, cũng được tiếp thu những cái mới, nên có phần phóng khoáng, thoải mái trong cách làm, cách nghĩ và cách nói. Vì tính cách hào phóng, hết mình vì bạn bè và yêu lẽ công bằng cùng với ngoại hình dễ mến nên con người này hình như có số phận khá hơn anh bạn tội nghiệp của mình. Vui vẻ hơn và thoải mái hơn trong cách sống và cách nghĩ. Còn với Chiến“Người thứ ba có lẽ là trẻ nhất, có nụ cười rất hiền và đôi mắt trong veo như mắt con gái” [12, tr. 8],

“Chiến kia! Chiến đang đứng trước mặt anh, vạm vỡ hồng hào và tràn đầy vẻ thuần hậu. Nó không thay đổi gì cả, lại có vẻ trẻ trung tráng kiện hơn. Cái miệng rất hiền của nó đang nở ra một nụ cười mà chỉ thoạt nhìn vào đó là lòng ta thấy tin yêu, thấy tĩnh lặng ngay.”[12, tr. 97]. Con người này đã được Chu Lai mang đến một vẻ ngoài khá hiền lành và viên mãn, nổi bật lên ở Chiến là nụ cười hiền từ và đôi mắt đáng tin, và đó cũng là số phận của anh. Biết cách sống và sống hết mình với cuộc đời.

Thường khi nhắc đến những kẻ ác hay những kẻ nịnh hót, luồn lách dưới gầm xã hội để được bò lên trên cao thì thường sẽ được miêu tả bằng góc độ từ ngoại hình, cho đến cách cười cách nói đều bộc lộ rõ là con người nham hiểm. Lão Quách trong tiểu thuyết này cũng thế, ông ta được tác giả miêu tả rõ nét từ ngoại hình đến cái răng, cái cười cũng đủ hiểu hắn là con người nham hiểm: “Người mà có hàm răng nêm cuối như thế là thâm hiểm lắm” [12, tr. 106]. Khuôn mặt béo tốt, đôi vai nân

như Linh nói “Trong đời thường anh là thằng lừa thầy phản bạn. Trong chính trường anh là một tên lưu manh chính trị. Còn trong công việc, anh là đứa bất tài, bất lực. Mười năm chiến tranh, anh chỉ viết được một vài bài báo mỏng quẹt. Mười năm hòa bình, anh ngồi im gặm nhấm nỗi buồn quan chức. Tất cả những gì anh có hiện nay đều do bô báo, cơ hội, luồn lót mà nên”.[12, tr. 393]. Những kẻ gian ác thường có ngoại hình đẹp đẽ, vẻ hào nhoáng của họ được phủ lên bằng những tội lỗi, dối trá và lọc lừa đáng sợ. Tên Hòe (Huấn) trong tác phẩm này được khắc họa là một bí thư xã có vẻ ngoài lịch lãm, sang trọng“Linh giật mình quay lại. Trước mặt anh là một người đàn ông còn trẻ, trạc tuổi Linh, nước da đỏ đắn, trán rộng mũi thẳng và hơi gồ, vóc người trung bình, hơi đẫy; mặc chiếc áo blu-dông bằng vải bay Liên Xô, quần màu ghi sáng.”[12, tr. 217]. Tại sao? Hai con người cùng thời kỳ, cùng đi ra từ trong một cuộc chiến và sống trong cùng một xã hội lại có sự khác xa như thế? Đó là cái hay của những kẻ biết thức thời, dùng sự thông minh, mánh khóe của bản thân nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất. Bên cạnh đó Chu Lai còn giành một số chi tiết khác để miêu tả một số nhân vật như vẻ ngoài khá sắc sảo, gian gian của bà trưởng ban kiểm tra huyện Thanh Lâm“Chị này chừng hơn ba mươi tuổi, không thật đẹp nhưng có cái duyên của người đàn bà Việt Nam cổ truyền: cổ cao, lông mày cong, mắt lá dăm và môi cắn chỉ.”[12, tr. 191]. Hay sự phong độ của một người đã có tuổi như ông Phong - Tổng biên tập tòa soạn: “Tổng biên tập là một nhà báo lâu năm. Dáng ông cao ráo, trắng trẻo; tác phong đi đứng, nói năng nhẹ nhàng, lịch thiệp.”[12, tr. 274] vẻ ngoài này khiến ông trở nên là một nhà trí thức và biết giữ mình, ông có vẻ rất an nhàn và lịch lãm hơn số tuổi của mình.

Chu Lai đã cố tình xây dựng cho mỗi nhân vật của mình lại mang mỗi vẻ ngoài khác nhau, phù hợp với số phận cũng như tính cách mà họ sẽ bộc lộ qua các sự kiện trong tác phẩm. Việc xây dựng cho nhân vật của mình một ngoại hình rõ nét sẽ mang lại một thành công cho tác phẩm văn học. Với Chu Lai dù nhân vật của ông đều có những nét giống nhau nhưng chúng ta nhận thấy mỗi người đều có những nét khác biệt để tạo sự bất ngờ, lý thú và sinh động cho nhân vật của mình qua ngoại hình và tính cách. Và ởVòng tròn bội bạc chúng ta cũng tìm thấy những thành công qua việc miêu tả đó.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết vòng tròn bội bạc của nhà văn chu lai (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)