Tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết vòng tròn bội bạc của nhà văn chu lai (Trang 29)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.2.Tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc

1.2.2.1. Hoàn cảnh sáng tác

Đại thắng mùa xuân 1975, đất nước đã hoàn toàn giải phóng và chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa. Và đất nước bắt đầu có những bước chuyển mình vượt trội bắt đầu từ năm 1986, khi Đại hội Đảng lần VI diễn ra đất nước đã mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện. Chiến tranh cũng đã đi qua bây giờ con người phải bước vào một cuộc chiến mới cũng không kém phần ác liệt và gian nan. Đó là con người phải đối mặt với nhiều cái mới, nhiều sự cám dỗ và khó khăn mới. Cũng là một người lính trải qua cuộc chiến tranh gian khổ, nhà văn Chu Lai ý thức được rằng: Một người lính bước ra từ chiến tranh muốn hòa nhập vào cuộc sống mới lại là cuộc trải nghiệm mới, khi mà mọi thứ đều không phải như họ nghĩ, chỉ là cầm súng chiến đấu, phía trước chúng ta là một thế lực đen tối mà trong xã hội ngày một đổi mới thì họ phải không ngừng thay đổi để thích ứng với thời cuộc, không phải lúc nào cũng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề mà còn phải có những thay đổi trong tư tưởng, trong suy nghĩ để bắt kịp thời đại.

Chiến tranh đi qua nhưng nó không hoàn toàn chấm dứt nhất là đối với những người lính, họ đã bị cái dung dịch đặc quánh đó bám vào người và trở thành nỗi ám ảnh không thể phai mờ. Và cuộc sống thời bình càng làm cho họ có nhiều suy ngẫm về cuộc đời. Chu Lai hiểu được điều đó vì chính ông cũng cảm thấy cuộc sống thời bình đôi khi có nhiều thứ xa lại với người lính, cùng với việc viết về người lính trong chiến tranh thì ông còn để trang viết của mình thỏa sức bay vào cuộc sống thời bình để nói lên tâm tư của những người lính sau chiến tranh có những điều khó nói. VàVòng tròn bội bạc (1987)ra đời như chính những tâm tư, tình cảm của Chu Lai muốn gởi tặng cho đời.

Tiểu thuyết mở đầu bằng khung cảnh tại một nhà ga Hà Nội khi đất nước đã được giải phóng, cơn mưa phảng phất nét lạnh lẽo của một mùa đông Hà Nội, năm ấy rét đậm và thành phố hình như đang ủ kín trong một cái chăn bông. Nhà ga có vẻ thoáng một nét gì cổ kính mơn man như trong lịch sử, nó hơi ngột ngạt và tan loãng trong cơn mưa man mát. Và trên đoàn tàu Thống nhất thấp thoáng bóng bốn con người lầm lũi, với vẻ mặt có phần ngơ ngác một chút trước cảnh ồn ả xung quanh, những cái bóng ấy cứ từ từ len lỏi qua hàng người đông đúc như một cuộc hành quân trên dãy Trường Sơn năm nào, chỉ khác là họ không còn được hàng đêm ôm bên mình người bạn đồng hành là cây súng. Họ ý thức được sự trở về này sẽ có thật nhiều sự thay đổi và chính họ cũng sẽ thay đổi. Đó là bốn người lính Linh, Vận, Huấn, Chiến những người đồng đội còn sống sót lại sau bao cuộc chiến ác liệt với quân thù, những người đồng đội của họ đã ngã xuống và bây giờ họ là những con người may mắn nhất còn có thể thấy được sự thay đổi của Hà Nội qua từng ngày. Họ là những người lính đã cùng chia ngọt sẻ bùi, vào sinh ra tử cùng nhau bây giờ mỗi người sẽ trở về với cuộc sống thường nhật mà họ hằng ao ước được sống, sẽ không còn những đêm rét mướt ở rừng nữa, và họ sẽ nhớ mãi về những người đồng đội kém may mắn của mình. Họ chia tay nhau tại nhà ga Thống nhất vào một đêm mùa đông lạnh giá và đầy sự hoài niệm.

Trở lại với nhân vật còn lại tại Thủ Đô của tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc câu chuyện xoay quanh cuộc sống và con đường đi tìm về những giá trị cuộc sống trong thời bình của người lính, nhà báo Trần Hoài Linh. Anh là đại diện cho một lớp người lính trẻ bước qua chiến tranh và trở về với cuộc sống đổi mới thời bình. Anh trở về với hành trang là một người lính và chuyển sang làm báo để có thể thỏa chí viết lách của mình. Rồi anh lại cảm thấy chán nản với chính cuộc sống hiện tại mà anh từng ao ước, ngày nào cũng như vậy nhàm chán và tẻ nhạt, dường như chất chiến trường đã ăn sâu vào con người này khiến anh cảm thấy mình thật sự lạc lõng trong chính ngôi nhà và với những người thân yêu của mình. Anh có một có một người anh hai là kiến trúc sư, một người thường chỉ cười và hoan hô trong những cuộc tranh cãi của anh với người em tên Thanh giám đốc một công ty về điện tử và người cha cũng là một quân nhân ở tuổi xế chiều nhưng vẫn còn đam mê viết lách

toàn là đàn ông con trai, những con người luôn có những chính kiến riêng và thừơng có những cuộc tranh luận sôi nổi có khi còn căng thẳng. Làm việc tại một tòa soạn với người thủ trưởng tên là Nguyễn Quách với cười lúc nào cũng tỏ ra là người chân chính nhưng thật sự lại là một kẻ lương lẹo, nham hiểm, nịnh hót, luồn cúi, luôn biết cách dụ ngọt người khác. Một ông Tổng biên tập tên Phong tuy cũng là người chính trực nhưng lại là người thích mật ngọt rót vào tay, là người được đánh giá tốt bụng nhưng cùng với việc đó ông có những nhược điểm rất nguy hiểm là nhẹ dạ, tin người, ông tạo điều kiện cho Quách một kẻ cơ hội để đạt được mục đích gian trá của mình. Và một anh bạn lính tên Khâm một người chính trực, thẳng thắn, ghét những cái xấu và muốn hi sinh vì công lý và chính nghĩa. Hai người cùng trải qua những khó khăn khi cùng đi công tác, nhưng nhờ có Khâm mà Linh sẽ không cô đơn với niềm đam mê của mình. Cuộc sống của Linh sẽ rất tẻ nhạt nếu không có sự xuất hiện của những người đàn bà quanh anh. Anh quen một người phụ nữ hàng xóm với mình tên Thủy, Thủy mang vẻ đẹp của người con gái Hà Nội duyên dáng, dịu hiền, nhưng có cái gì đó “ang ác”, cô đã là người có chồng nhưng cô vẫn đến với Linh trong những đêm anh buồn và cô đơn nhất, có lẽ bởi vì tình yêu nhưng đúng hơn là cô cần có người bên cạnh. Cô yêu anh nhưng anh, yêu say đắm và cuồng nhiệt nhưng cô vẫn không thể vượt qua được những nhu cầu vật chất con người. Và anh cũng yêu cô bằng chính tình yêu của người lính, yêu không suy tính, không đắn đo nhưng rồi anh cũng nhận ra rằng tình yêu đó sẽ mang anh đến những đau khổ tột cùng. Kết cục rồi Thủy cũng trở về với người chồng giàu có của mình và cô đã để lại cho anh một nỗi đau vô cùng. Bên cạnh anh còn có Quỳnh một cô bé trẻ trung sôi nổi, cô sinh viên trường Luật, Quỳnh xinh đẹp, dịu dàng, biết cách chăm sóc người khác và rất tâm lý, cô hội tụ những đức tính đáng quý nhất của một người phụ nữ, một người mẹ đảm đang, nếu là vợ thì đó là người vợ đúng mực, một người em chu đáo. Anh gặp cô trong chuyến đi với mẹ về chiến trường xưa để tìm lại mộ phần của người anh đã hi sinh mười bảy năm qua - anh Minh. Trong chuyến đi cô giúp đỡ cho anh và mẹ rất nhiều. Cô giống như một thiên thần nhỏ được ban đến để khai sáng và cứu vớt anh trong những lúc anh bế tắc và lạc lỏng. Quỳnh đại diện cho một người con gái Hà Nội trong sáng, thông minh, nhưng không kém phần sắc sảo, là một tia hi vọng thắp sáng nhỏ cho màn đêm tăm tối của một xã hội đầy

rẫy những mưu toan này. Cô quan tâm, chăm sóc, yêu thương anh trong vỏ bọc là một đứa em gái nhưng bên trong đó lại là một tình cảm khác sâu đậm hơn mà anh lại vô tâm không hề để ý. Và với một cơ chế thị trường mới, cuộc sống xã hội giai đoạn đổi mới đã mang cho con người đến với những ngã rẽ mới, bắt buộc những con người phải thật sự tỉnh táo thì mới thoát khỏi vòng vây của đồng tiền, của trắng - đen, tốt - xấu. Từ những cơ chế và suy nghĩ khác nhau đó thì những người đồng đội của Linh đã có những cuộc đời và số phận đầy sự bất ngờ, thú vị và có cả đau xót. Là một người đam mê sự thật, công lý và thích phiêu lưu Hoài Linh khẳng định tài năng của mình là một cây bút chủ lực của tờ báo. Tuy nhiên, một lần anh tham gia viết bài về một vụ kiện của người dân Thanh Lâm về ông bí thư huyện tên Phạm Văn Hòe, một người lãnh đạo cậy quyền thế áp bức công dân, ngang nhiên xem thường luật pháp có những hành vi tham ô, buôn lậu, hạch sách người dân, tham nhũng…Và với một con người luôn hướng mình đến một xã hội công bình, Hoài Linh đã cùng Khâm ra đi để xác minh và nhằm đưa ra những tội ác của kẻ xấu để trừng trị. Cũng trên con đường đi tìm ra chân lý của sự thật và sự công bình đó đã làm cho Linh nhận ra được nhiều điều lý thú trong cuộc sống, anh đã gặp lại những người đồng đội cũ, họ cũng là những người tự mình lạc lõng với chính cuộc sống mà họ đã đấu tranh khốc liệt mới giành lấy được, trong những người vẫn giữ được lòng kiên định, gan thép và suy nghĩ cương trực của người lính, vì họ lạc lõng nên họ đã chọn cho mình con đường sống khác đi với con người. Vận trở về với cuộc sống của một người đơn thuần, bán hàng nước, là “chủ đề”của làng với cầu mong sẽ đổi đời từ hi vọng, Chiến một người hiền hòa hơn, với tính cách tốt của anh đã biến anh thành một người “chúa đảo”, sống một cuộc nhẹ nhàng cùng mây nước, yên bình. Và người làm anh bất ngờ nhất là người đồng đội tên Huấn cũng chính là Phạm Văn Hòe một người thông minh, nhanh nhẹn nhưng ẩn sau đó là một kẻ cơ hội không ngờ. Huấn (Hòe) đã dùng mọi thủ đoạn của mình để ngăn cản Linh tìm ra sự thật, hắn là “một con sâu mọt đi ra từ chiến tranh để ăn mòn xã hội”, không từ một hành vi xấu xa nào để đạt được mục đích ghê tởm của mình, hối lộ, mua quan chức, kể cả giết những người đồng đội của mình, một con người đáng nguyền rủa. Linh đau đớn khi nhận ra người mà mình tố cáo và đối đầu lại là người bạn cùng

Quỳnh đã bằng lòng nhiệt huyết sự can đảm và yêu chuộng công bình vượt qua biết bao nhiều là khó khăn gian khổ, có những lúc Linh tưởng chừng như mình sắp gục ngã thì với tính cách kiên cường của người anh đã đứng dậy bằng niềm tin của mình tìm chứng cứ sự thật. Mặt dù phải vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng cuối cùng sự thật cũng được phơi bày ra ánh sáng, nhưng trớ trêu thay Hoài Linh lại không thể chứng kiến được giây phút hạnh phúc đó, anh đã để lại cho mọi người một sự tiếc nuối và đau đớn vô cùng về một con người chính trực và tài năng.

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TIỂU THUYẾT VÒNG TRÒN BỘI BẠC

2.1. Những tác động từ cuộc sống mới đến một số nhân vật trong tiểuthuyết Vòng tròn bội bạc thuyết Vòng tròn bội bạc

Cuộc sống với nền kinh tế thị trường làm thay đổi khá nhanh bộ mặt xã hội sau những ngày sau giải phóng. Chiến tranh đã cướp đi của con người quá nhiều thứ và chính nó cũng làm cho con người với những suy nghĩ những tư duy khác nhau khi bắt đầu chạm vào một xã hội với nền kinh tế mở cửa, đón chào một làn gió mới, làn gió của kinh tế thị trường. Một nền kinh tế công nghiệp hóa - hiện đại hóa kéo theo đó là hàng loạt những công ty, những khu công nghiệp, những ngôi nhà cao tầng đang dần len lỏi và thay thế những căn nhà tạm bợ, cũ kỹ sau chiến tranh còn sót lại…Và còn còn nhiều nhiều những thay đổi khiến cho con người ta có khi lại choáng ngợp và khó có thể chấp nhận đươc. Đặc biệt là những người lính, những người chiến đấu và hi sinh cho cuộc chiến họ không nghĩ nhiều và cũng chưa kịp chuẩn bị một hành trang cho cuộc sống mới lại càng dể có những hướng tư duy khác. Có người lại cảm nhận đó là điều tích cực những một số lại cảm thấy chưa thể chấp nhận ngay và có những sự trăn trở, suy tư riêng.

Đó là ba của nhà báo Hoài Linh, ông là một người lính đã đi qua hai cuộc chiến tranh và cũng là một chứng nhân hùng hồn của lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam. Ông cũng từng là lính cũng từng trải qua những cay đắng ngọt bùi, những mất mát đau thương tưởng chừng như không thể vượt qua nên trong ông sự thay đổi này có vẻ như làm ông mệt mỏi và không thể bắt kịp nên đôi lúc ông lại gieo mình vào những nỗi suy tư buồn cho thời cuộc, buồn cho bản thân mình. Từ những trăn trở của bản thân ông lại miệt mài, chìm đắm vào những công trình khoa học để rồi lại ngồi nhìn những đứa con của mình tranh cãi trong những buổi gặp nhau và buồn cho chính gia đình mình. Một người có cái tâm tốt, nhưng thời điểm này tâm càng tốt thì sự khổ tâm càng nhiều. Ở cái tuổi về hưu của mình đáng lẽ ông phải được nghỉ ngơi để hưởng thụ niềm vui lúc về già và ngồi nhìn những thay đổi tốt đẹp mà

lại luôn trăn trở và tranh luận chính trong bản thân mình. Ông vẫn đam mê với công việc viết lách của mình “Tôi viết - tôi tồn tại”đó có lẽ là cách duy nhất để ông trả lời lại với cuộc đời và con người ấy luôn xem gia đình là một món quà vô giá là nơi bình yên nhất của mỗi người:

“- Gia đình, con ạ! Gia đình đối với một con người là hết sức quan trọng. Xã hội có thể nhiễu nhương, triều chính có thể thay đổi, mọi thứ có thể qua đi nhưng gia đình thời nào cũng phải giữ nguyên giá trị của nó. Gia đình sẽ quyết định tâm hồn và tư cách công dân của anh. Nó là trường tồn, là sự sống là môi trường văn hóa của anh. Môi trường càng ngột ngạt, gia đình càng phải thoáng đãng. Nó nương theo xã hội nhưng không hoàn toàn bị xã hội chi phối! Nó là thành trì để chống lại sống gió bên ngoài…Trong tế bào gia đình, vai trò người mẹ và người vợ là hết sức quan trọng. Họ sẽ quyết định vui buồn, thời tiết trong gia đình ấy. Sự đoàn tụ của gia đình, của dòng họ phụ thuộc phần lớn vào họ” [12, tr.147]. Ông khẳng định người phụ nữ đóng một vai trò quan trọng đối hạnh phúc một gia đình và phần nào đó thể hiện tình cảm của mình đối với người phụ nữ của đời mình.

Tư duy của mỗi người trong gia đình nhỏ của Linh cũng có nhiều chuyển biến.

“Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt”, đối với những người như Cầm ông anh trưởng của Linh một kiến trúc sư có tâm hồn vô tư nghệ sĩ “một nhà kiến trúc sư có tính nghệ sĩ lại chỉ chuyên tâm vào thưởng thức các món ăn và ly rượu lúc nào cũng được bà mẹ bổ sung đầy tràn.”[12, tr. 50] và Thanh em trai của Linh một con người luôn ủng hộ và rất nhanh nhạy với cái mới“Chà! Nó kém mình hai tuổi mà trong có vẻ bệ vệ phong lưu đến thế! Đẹp đẽ, lịch duyệt, no đủ và tráng kiện. Đúng là chân dung một vị giám đốc ngành điện tử con cưng đang được xã hội o bế, nâng niu”[12, tr. 48]. Mỗi lần gia đình có dịp đoàn tụ thì những cuộc tranh luận sôi nổi và quyết

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết vòng tròn bội bạc của nhà văn chu lai (Trang 29)