Người phụ nữ trong các sáng tác của Chu Lai

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết vòng tròn bội bạc của nhà văn chu lai (Trang 49 - 55)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3. Người phụ nữ trong các sáng tác của Chu Lai

Người phụ nữ xuất hiện trong hầu hết các sáng tác của Chu Lai, họ đóng một vai trò quan trọng làm nên các sáng tác của ông. Vì họ là những đại diện cho cái đẹp, là vị cứu tinh trong tâm hồn của những con người chiến trận. Nhờ có những “dáng Kiều thơm” ấy mà tâm hồn của người lính có thể nương theo và tiến lên mạnh mẽ về phía trước, vượt qua những đau thương, nguy hiểm nhất của cuộc chiến.

“Có lần trong cuộc một trò chuyện với đọc giả Chu Lai đã trả lời câu hỏi: Trong chiến tranh điều gì ám ảnh anh nhất? Không cần do dự ông nói: “Con gái…con gái làm mềm cuộc chiến tranh. Con gái làm xanh lại chết chóc. Con gái làm tác phẩm văn học trở nên giàu có.””[9]. Có lẽ đối với Chu Lai cái đẹp của người con gái Hà

Nội có gì đó sâu sắc và để lại trong ông một ấn tượng không thể phai mờ. Có lần trong một buổi trò chuyện ông đã nói:

“- Có lẽ chỉ nên nhận xét một câu thế này: Hà Nội có hai niềm tự hào mà khó ở nơi nào có được, đó là cây xanh, hồ nước và nhan sắc con gái. Cái nhan sắc dường như luôn đi ngược lại cơ chế kinh tế như một sự chống lại, một sự thách thức, kinh tế càng khó khăn, vẻ đẹp càng sâu sắc, một vẻ đẹp buồn buồn, hướng nội, làm lai động hàng triệu trái tim đa tình. Thời thị trường mở cửa, các cô gái Hà Nội vẫn đẹp, càng đẹp hơn, đẹp chói chang nhưng là cái đẹp hướng ngoại, dễ chóng mặt nhưng ít bâng khuâng. Bởi cái đẹp hướng nội xa xăm ấy đã toát lên một triết lý mơ hồ: Đàn bà là đêm hôm, à bí ẩn, là để cho đàn ông chống gậy lọ mọ đi tìm suốt đời nhưng…không tìm được. Và một khi đã tìm được là hết, là cả hành tinh sẽ không còn hội họa thi ca. Cũng như tôi, tôi đã tận ngôn cạn chữ ca ngợi vẻ đẹp thánh thiện của họ những sau hàng ngàn trang tôi vẫn chưa hiểu họ là gì cả, bởi thế cho nên có thể tôi…vẫn còn viết được.”[22]. Nói như thế đủ để chúng ta hình dung được đối với Chu Lai người phụ nữ có một vai trò quan trọng không chỉ trong cuộc sống của ông mà ông còn gởi cả vào tâm hồn tác phẩm của mình. Vì bản thân ông cũng đã từng yêu say đắm người con gái Hà Nội xinh đẹp học ở trường cấp ba Trương Vương, cô gái hứa rằng nếu anh đi chiến đấu về dù có tàn tạ hay mất mát như thế nào cô vẫn ở bên anh. Nhưng tình yêu mãnh liệt ở thời tuổi trẻ hình như không thể trụ vững qua bao năm tháng chiến tranh nghiệt ngã khiến con người mệt mỏi trong sự đợi chờ. Và cuối cùng cô gái ấy có chồng và ngày đến thăm anh cô còn đưa cả con mình đến. Có lẽ đó là một nỗi đau trong Chu Lai không thể xóa nhòa nhưng dù sau cũng làm ông tập trung thể hiện khác sâu sắc bóng dáng người phụ nữ trong những trang viết của mình. Ông thường viết về những người con gái có những vẻ hoàn mỹ, tinh khôi và đẹp ở mọi thời điểm. Dù có sống trong thời bình hay phải hàng ngày đối mặt với mưa bom bão đạn thì những người con gái lại càng đẹp. Đẹp đến nao lòng. Từ những cô y sĩ với bắp chân thon, trắng nõn nà, khuôn mặt đẹp đến lạ kỳ và thân hình nở nang đến tuyệt mỹ như Loan (Vòng tròn bội bạc), Ba Sương

(Ăn mày dĩ vãng), Thảo (Phố)...đến những cô gái thanh niên xung phong như Hai Hợi (Ăn mày dĩ vãng), Út Thêm (Ba lần và một lần),...hàng ngày hứng chịu bao

như thách thức lại với gian khó và với cuộc đời này. Và những vẻ đẹp này thiêu đốt biết bao là tâm hồn những anh lính xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, cũng như đã làm tiêu tốn không biết bao nhiêu là ngôn từ và giấy mực của các nhà văn trong đó có Chu Lai.

Trong Vòng tròn bội bạc người phụ nữ Hà Nội cũng xuất hiện một cách tự nhiên và có một vị trí đặc biệt đối với cuộc đời của nhân vật Trần Hoài Linh. Họ xuất hiện với vai trò là người mẹ, người yêu, người đồng đội và có khi lại là người em gái... Đối với vai trò một người mẹ, một chỗ dựa tinh thần cho cả gia đình và là mối liên hệ giữa các thành viên trong cái gia đình với nhiều quan điểm trái chiều nhau này. Trở về từ cuộc chiến tranh khốc liệt niềm khao khát được về với mẹ được mẹ quan tâm luôn cháy bỏng trong anh nhưng chính anh - Nhà báo Hoài Linh đã vô tình làm cho người mẹ luôn yêu quý mình phải buồn phiền“Bà khẽ thở dài rồi đi ra. Mẹ lại buồn. Từ ngày trở về, không biết đã bao lần anh làm cho bà mẹ phật lòng như thế nhưng mẹ vẫn dịu dàng nín nhịn”[12, tr. 21]. Mẹ luôn là người dịu dàng, quan tâm mọi thứ về anh, cũng như cả tuổi thanh xuân, niềm đau khổ và sự hi sinh mẹ đều dồn cả cho những người đàn ông trong gia đình này. Hình ảnh mẹ luôn là hình ảnh thiêng liêng nhất trong mỗi con người, một người phụ nữ có đức hi sinh, dịu dàng, hiền hậu và bao dung, mẹ như một làn gió điều hòa mọi thứ trong gia đình như chính ba Linh đã từng nói. Người phụ nữ này có gì đó đại diện cho cả một tấm gương những người mẹ Việt Nam có những đứa con ra đi cứu nước và đã không ít lần khóc trên những nấm mồ của những người con, người chồng của mình, có lần Chu Lai vào Quảng Nam để thăm một người mẹ liệt sĩ với mười một nỗi đau từ chồng, con trai, con dâu, con rể… đã gieo vào lòng người phụ nữ này những vết thương không bao giờ lành, thì mẹ Thứ đã làm cho ông trăn trở và buồn suốt cả tuần với điều tự vấn:“Trên trái đất này có bà mẹ của dân tộc nào gánh chịu sự mất mát hi sinh như bà mẹ Việt Nam này?”[33]. Họ không phải là tiền tuyến đối đầu với giặc nhưng họ lại là hậu phương vững chắc trong mọi cuộc đấu tranh. Người mẹ trong tác phẩm của Chu Lai có gì đó mang nét tính cách biết cam chịu, hi sinh và kìm nén nỗi đau của mình cho sự bình yên trong mọi hoàn cảnh.

Nhắc đến người phụ nữ là phải nhắc đến tình yêu và sự lãng mạn. Đối với Chu Lai cũng không ngoại lệ, đặc biệt người phụ nữ là một nỗi ám ảnh sâu sắc trong

cuộc đời ông. Từng yêu và từng thất bại trong tình yêu phần nào cho ông nhiều cảm xúc thật hơn. Tình yêu mãnh liệt của người đàn bà làm dậy nên biết bao cơn sóng gió trong tác phẩm của Chu Lai, nét yêu này xuất hiện ở mọi người phụ nữ trong tiểu thuyết của ông, nó có ở Tư Chao (Ba lần và một lần), Hai Hợi, Ba Sương (Ăn mày dĩ vãng), cô y tá Thảo, vợ Lãm (Phố),...và nhiều người phụ nữ khác, ở họ có nét gì đó giống nhau khi đến với tình yêu. Có thể các nhà văn cùng viết về chiến tranh và người lính như Chu Lai cũng xây dựng những người phụ nữ đẹp và tình yêu mãnh liệt như thế như Quy(Chim én bay của Nguyễn Trí Huân), Tuyết, Hương

(Thời xa vắng - Lê Lựu)…nhưng tình yêu của họ còn có những rào cảng, những sự chịu đựng, kìm nén nào đó mà chưa thể bộc bạch hết như chính con người họ. Đọc

Vòng tròn bội bạcchúng ta cảm nhận được trong tiểu thuyết này người phụ nữ luôn đẹp và tình yêu vẫn là một trong những mối quan tâm của Chu Lai. Mối tình đầu tan vở cùng cô nữ sinh Hà Thành, rồi gặp Loan - một cô y tá với vẻ đẹp mặn mòi của người con gái miền Nam đến thăm trong một chiều nắng đẹp, khi trở về gặp phải cô gái mà anh đã cứu trong một lần gặp nạn, cô bé “Hạnh rực lửa” hàng xóm hay giễu cợt anh, rồi Thủy người đàn bà làm anh yêu say đắm bất chấp mọi thứ, và còn lại với anh là Quỳnh cô sinh viên trường Luật mang vẻ đẹp toàn vẹn của một cô gái Hà Nội xưa. Bao nhiêu là người phụ nữ xung quanh Linh, họ đều rất đẹp và mỗi nét riêng không lẫn vào nhau. Mỗi người lại có một sự liên quan đến anh theo một cách khác, nhưng đâu đó vẫn là cánh cổng bước vào con đường yêu. Dù chỉ thoáng qua hay neo đậu lại lâu hơn một chút thì đều là cảm xúc ngọt ngào của tình yêu. Tình yêu đối với mỗi người phụ nữ đều mang những sắc thái và ý nghĩa riêng, có người chỉ là cần có nó khỏa lấp sự trống trãi, có người lại xem đó như một phép thử dục vọng con người, người lại yêu trong thầm lặng chẳng thể nói ra, kẻ lại yêu bằng lí trí, và có người yêu mãnh liệt và sẵn sàng hi sinh tất cả vì nó,… Trong tác phẩm này mỗi người phụ nữ đối với Linh lại mang theo một cảm xúc yêu thương khác làm anh cứ chơi vơi, lưu lạc trong biển tình. Có khi rõ ràng có khi lại mờ nhạt đến lạnh lùng, cảm giác như người vừa bị say sóng trên con tàu tìm đến sự tuyệt đối của tình yêu.

Thành xưa và nay. Ở Quỳnh không chỉ có sự hồn nhiên, thông minh, sắc sảo của một cô thanh niên trẻ được học tập và dạy dỗ những điều tốt đẹp nhất của xã hội đổi mới hiện đại, mà bên trong đó còn là một người phụ nữ Hà Nội dịu dàng, nữ tính, bao dung, nhân hậu của một người mẹ, người vợ, người chị, người em “Cô gái chơm chớp mắt... Khoảnh khắc ấy, anh chợt phát hiện ra Quỳnh, ngoài vẻ thơ ngây trong trắng ra, ở cô còn phảng phất cái nét phúc hậu của người mẹ, người chị.”[12, tr. 168]. Có lúc cô hồn nhiên như cây cỏ lúc lại triết lý sâu xa“- Có một thời người ta yêu nhau đẹp quá anh nhỉ? Mười bảy năm…- Mắt cô gái trở nên xa xăm.

Thế bây giờ thì sao?

Hình như người ta chỉ thích nhau chứ không yêu nhau nữa. Thích thì nay có mai không như thích một bữa bánh tôm. Còn yêu… Em không biết, nhưng người ta bảo lâu lắm rồi không có một đôi trai gái nào không lấy được nhau mà nhảy tõm xuống Hồ Tây nữa, thành ra hồ ấy mất thiêng.”[12, tr. 130].

Cô luôn là người em gái đứng bên cạnh anh trong mọi khó khăn, bế tắc âm thầm với tình cảm anh em, mặc dù có thể con tim của cô cũng đang nhen nhóm một ngọn lửa yêu thương khác ngoài vẻ chăm sóc đơn giản đó mà Linh không hề biết hoặc biết nhưng tránh để làm cho cô bị tổn thương. Đúng là con gái lúc nào cũng đẹp hoàn mỹ trong mắt của Chu Lai. Quỳnh mang nét dịu dàng, bao dung của người mẹ, vẻ đẹp nhẹ nhàng của người con gái với sức sống căng tràn, một người yêu và người vợ lý tưởng, người em gái ngoan hiền đúng với vẻ đẹp cổ kính của người con gái Hà Nội. Dù là cháu gái của một người có vị trí lãnh đạo cấp cao trong Bộ Chính trị nhưng cô không bao giờ tỏ ra kiêu căng mà nói những điều đó một cách tự nhiên, thoải mái như một thực tế bình thường làm chính anh phải ngạc nhiên về điều đó. Ở người con gái này, ngoài vẻ dịu dàng, chu đáo, ngoan hiền thì trong suy nghĩ của cô thì lại đầy mạnh mẽ và chính trực, thích theo đuổi những điều công bằng và đấu tranh quyết liệt để chống lại cái xấu, cái ác không tự thỏa mãn với bản thân mà luôn phấn đấu vì một mục tiêu đích thực, có ích cho xã hội. Quỳnh có gì đó giống với Út Thêm, Lan Thanh (Ba lần và một lần) cũng là những cô gái trẻ đầy nhiệt huyết và cũng đẹp đến lạ lùng và cũng có ở Quy(Chim én bay - Nguyễn Trí Huân).

Chúng ta thấy người phụ nữ luôn là một nỗi ám ảnh sâu sắc đối với tâm hồn lãng mạn của nhà văn Chu Lai. Đối với ông mọi người phụ nữ đều mang những nét

đẹp riêng từ tính cách cho đến tâm hồn. Có lẽ ông yêu từ rất sớm và tình yêu đó lại không được trọn vẹn nên ông mang theo nỗi ám ảnh đó cả vào những tác phẩm nghệ thuật của mình tạo nên những trang viết hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối, thoạt đầu có vẻ buồn chán nhưng càng đi sâu thì đó là cả những điều thú vị khiến chúng ta tò mò về nó. Đến với mỗi tác phẩm của ông chúng ta đều bắt gặp những người phụ nữ, đó như một phần không thể thiếu cho những sáng tạo nghệ thuật của con người này.Và trong cuộc đối nghịch của mình ông cũng đã từng tiếp xúc và gặp gỡ nhiều người phụ nữ đẹp, từ nông thôn đến thành thị, từ chiến tranh đến lúc hòa bình và quá trình xây dựng xã hội mới, đối với ông người phụ nữ là vị cứu tinh của tâm hồn, họ luôn đẹp càng gian khổ, khó khăn lại càng đẹp, đẹp đến đáng thương. Và đó cũng là nét khác biệt của con người này trong các tác phẩm của mình.

“Người đàn ông phải biết thua cái đẹp”.

Trong tiểu thuyết của Chu Lai, ông không ngần ngại đưa những yếu tố về những vấn đề nhạy cảm và khát vọng thầm kín của con người mọi người thấy những gì ông viết ra là cảm xúc thật và nó cần phải có. Chu Lai không bao giờ chốn tránh việc miêu tả những cảm xúc thăng hoa trong bản năng tính dục của con người, có lẽ giai đoạn tiểu thuyết trung đại còn dè dặt chưa nói lên hết hoặc ngại viết nên những cảm xúc đó nhưng ở Chu Lai ông thể hiện mọi thứ dường như trần trụi, đạt đến những khoái cảm trong bản năng của con người. Ông miêu tả người con gái đẹp không khuôn mà còn ở sự căng tràn sức sống ở ngực, đùi, chân họ“Có lần anh đến nhà mời cô đi xem ca nhạc theo gợi ý của cô, cô ngượng ngùng bảo anh quay đi để thay đồ. Anh nghe lời nhưng mặt lại đập vào gương. Cùng với những tiếng động sột soạt nghe rợn người, tấm gương tròn phản chiếu một cặp đùi dài, trắng mịn và phía trên là...màu vải hồng hồng. Trong tư thế ấy, cô cứ đứng yên nhìn anh đầy khiêu khích... Rộn rạo không nén được, anh quay lại thì lập tức cô ta làm ra vẻ hết sức sượng sùng kéo quần lên. Một chiếc quần bò chặt căng.”[12, tr. 26].“Đêm hôm sau Thủy chủ động đến với anh. Đêm sau nữa cùng vậy. Cô thầm lặng hiến dâng, thầm lặng chăm chút”[12, tr. 121]. Mọi cảm xúc thật của con người được Chu Lai xây dựng và dàn trải bằng những con chữ và ngôn từ điệu nghệ bộc lộ rõ nét tâm tư thầm kín của nhân vật trong tiểu thuyết của mình. Thẳng thắn, bộc trực như con

Đối với một người lãng mạn, có tầm hồn nghệ sĩ và tình yêu cuồng nhiệt như Chu Lai thì người phụ nữ vẫn là một phần không thể thiếu, trong trang viết hay cả trong cuộc đời thực. Những người phụ nữ với ông đều rất đẹp, đẹp trong mọi hoàn cảnh và mọi môi trường. Ông trân trọng họ vì có họ mà cuộc sống trở nên tươi đẹp và bớt đau khổ hơn. Họ là sức sống, là niềm tin và là nguồn cảm hứng bất tận cho ông trong mọi hoàn cảnh. Dù ở nơi chiến trường hay đã bình yên. Nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca và văn học từ xưa đến nay. Đặc biệt, là tình yêu. Ông cũng từng yêu và từng đau khổ, thất bại trong tình yêu nên nó để lại trong ông nhiều nỗi niềm sâu sắc. Tóm lại, có thể nhận thấy người phụ nữ có sức ảnh hưởng đặc biệt đối với nhà văn này.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết vòng tròn bội bạc của nhà văn chu lai (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)