Xây dựng nhân vật qua hành độn g cử chỉ và đối thoại

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết vòng tròn bội bạc của nhà văn chu lai (Trang 64 - 66)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.2.Xây dựng nhân vật qua hành độn g cử chỉ và đối thoại

Nhân vật không chỉ được định hình và thể hiện qua cách miêu tả về ngoại hình, tính cách mà tác giả còn phải lựa chọn cách thể hiện hành động và ngôn ngữ phải phù hợp với cách thể hiện của nhân vật. Nhân vật văn học bộc lộ qua lời đối thoại, độc thoại. Nói, giao tiếp là bản chất của con người vì từ đó chúng ta dễ dàng trao đổi thông tin và thể hiện tình cảm với nhau. Vì vậy ngôn ngữ càng có vai trò quan trọng với nhân vật. Nhân vật thường là đối thoại với nhau nhưng có lúc nhân vật lại tự nói với bản thân mình, đó có thể ngầm hiểu đó cũng chính là lời của chính tác giả. Trong tiểu thuyết này, có rất nhiều đoạn mà nhân vật Hoài Linh độc thoại với bản thân mình về những suy tư trăn trở với cuộc đời: ““Yêu cho chán, cho mệt mỏi rồi lấy béng một gã đàn ông cù lần làm chồng!...”. Chao! Chả lẽ toàn bộ giá trị đàn ông của mình chỉ dừng lại ở đó, toàn bộ chục năm chiến trận của mình đối với cô ta chỉ có thế? Thú vị thật! Nhưng còn lâu. Còn rất lâu nữa các cô bạn thân mến nhé! Cám ơn sự mở mắt này. Nó đến không sớm nhưng cũng không thật muộn. Đáng lẽ nó phải đến từ khi tôi mới bước về để dở cười dở khóc đùa chơi với đứa con kẻ khác của người đàn bà đã hứa chờ đợi tôi suốt cả cuộc đời kia. Đáng lẽ phải là buổi ấy. Nhưng không sao! Vẫn còn kịp. Lính mà… Ngã, dậy là chuyện thường. Miễn là biết đường mà dậy.”[12, tr. 29]. Có lúc tự mình độc thoại để rồi tự đau khổ và dằn vặt bản thân:“Liệu mình có nên trở về như thế này không nhỉ? Và sự vội vàng tháo bỏ áo lính như vậy có ngu xuẩn quá chăng? Một mình giữa trời đêm hiu hắt gió, Linh tự hỏi như thế… Ai dè cuộc đời lại xoay chuyển phủ phàng như thế. Không mất mạng trong trận mạc nhưng lại mất hết những gì có thể mất trong đời thường; mất tươi trẻ, mất tình yêu, mất sự hòa hợp với gia đình, mất lòng tin cậy của bạn bè, của xã hội… Mất nhiều quá! Mất đến rỗng roãng cả người, mất đến chỉ còn là cái bã mang mùi lá thối!”[12, tr. 65]. Lúc lại tự nhủ với mình trong niềm nhớ nhung khắc khoải “Chao ôi!... Gió vẫn rít qua khe cửa. Buồn quá! Giá giờ này có em ở đây… Thằng Khâm nằm ở giường bên kia đã ngủ ngon. Tiếng ngáy của nó giòn nặng và thỏa thuê như của một đứa trẻ. Anh thèm được như nó; vô tư, mạnh mẽ, thẳng một lèo, chẳng trăn trở nông sâu”. [12, tr. 201]. Khi thì đó là tâm trạng giằng xé tâm can, đau đớn trong chính suy nghĩ của mình, khi bị phản bội gần như trước mắt

“Con mắt cay xè và nhức nhối của anh gần như dán cứng vào cánh cửa sơn xanh bên kia… Cánh cửa vẫn im lìm. Cô ta thi gan với mình đây. Ghê gớm thật! Trong chuyện này ai là người đủ tư cách để thi gan? Phải là mình chứ… Cô ta lấy tư cách gì để thi gan! Mình có lỗi ư? Vô lý! Hay là cô ta sợ “cơn giận giữ hoang sơ của người rừng” như có lần cô ta đã nói. Cũng vô ý nốt. Thế thì vì cớ gì nếu không phải là sự phản trắc ráo hoảnh? Nhưng… Chả lẽ lại nhanh đến thế ư? Bức thư của cô ta còn chưa ráo mực.”[12, tr. 258]. Luôn là giằng xé nội tâm trong mỗi lần tự nói vói mình nhưng có lúc tự nói với mình là lúc tự lên dây cót cho chính bản thân vượt qua khó khăn phía trước: “Ở lại nhé? Mai tao đi… Tao chỉ tiếc không làm được gì hơn trong chuyện tình cảm của mày đối với Quỳnh. Đừng buồn nhé!”[12, tr. 285].

Bên cạnh việc đối thoại và độc thoại thì nhân vật còn thể hiện cái tôi của mình qua những hành động xung đột, mâu thuẫn. Xung đột, mâu thuẫn sẽ làm cho con người thật bên trong của nhân vật được bộc lộ rõ nét bằng phương tiện hành động và việc làm của chính nhân vật. Nhân vật sẽ tự thể hiện bản thân và cái tôi của mình qua những hành động cụ thể. Như hành động của nhân vật Hoài Linh khi đánh người bạn của anh Cầm, khi anh này vô tình đánh động đến lí tưởng của Đảng mà anh hằng tôn thờ, đó là cách mà anh thể hiện sự quyết liệt trong lí tưởng hướng theo Đảng. Hay hành động anh ấn vai ông trung tá khi nhận xét về tư cách của người lính trên chuyến tàu anh và mẹ đi tìm mộ anh Minh. Tất cả chứng tỏ rằng anh không phải là một người luôn dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, mà là trái lại Linh lại là một người thẳng thắn, bộc trực, anh luôn biết bảo vệ lí tưởng của một người lính Cụ Hồ, tôn trọng những tư tưởng của Đảng và đi theo con đường của Đảng. Đó là nét tính cách đặc biệt, đáng trân trọng của người lính. Hay hành động đến nhà gặp anh chồng của Thủy để nói chuyện một cách rõ ràng chứng tỏ Linh là một người nghiêm túc trong tình yêu, tuy anh đã cảm nhận được tình yêu không còn nhưng anh muốn mọi việc phải rõ ràng, sáng tỏ, anh thể hiện mình là một người đàn ông chân chính, dám chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm. Sự im lặng vẻn vẹn gần hai tiếng đồng hồ để nghe những lời chỉ trích vô lý và gian ác trong cuộc họp chi bộ do lão Quách bày ra nhằm hạ uy tín Linh cũng là một hành động đáng nể, khi bản chất anh là một người nóng tính nhưng anh lại trả lời bằng cách im lặng thật sự đáng ngạc nhiên với chính bản thân mình. Việc anh khuyên Huấn (Hòe) bỏ hết mọi

thủ đoạn làm giàu bất chính và lại mọi thứ đúng theo pháp luật đi theo con đường chân chính, đó không phải là sự đồng lõa với cái xấu mà anh muốn dùng tình đồng đội, sự công bằng, chính nghĩa để cảm hóa và thay đổi cái ác. Từ đó thấy rõ anh là người biết cách tha thứ và ủng hộ cho nhưng hành động biết hối lỗi biết quay đầu lại chứ anh không hoàn toàn là con người chỉ biết sống nguyên tắc, cực đoan. Những hành động, việc làm còn thể hiện trình độ văn hóa, giáo dục, học vấn, phong tục tập quán, ý chí,... của con người. Chứng tỏ một con người được giáo dục tốt ở một môi trường tốt thì những hành động của họ sẽ dẫn đến những kết quả như ý.

Đôi lúc hành động của nhân vật có khi lại gây ra những tình huống kịch tính và mâu thuẫn tăng cao, hành động thản nhiên của Huấn khi Linh nhắc đến những tội lỗi của mình làm cho Linh càng lúc càng bức xúc “Huấn đột ngột đứng dậy, tay chống lên mặt bàn, hơi nhau người về phía trước, mắt nheo lại trong cái vẻ thách thức không them che giấu” [12, tr. 220]. Những hành động thản nhiên của Huấn cũng ngầm phủ nhận mọi tội lỗi, mọi hành vi xấu xa của bản thân. Hầu như anh ta luôn giữ một thái độ thách thức và kiêu ngạo như vậy. Điều đó cho người đọc cảm nhận con người này có cái đầu lạnh, sống toan tính, đầy mưu toan. Luôn biết tìm cách khỏa lấp mọi thứ bằng lí lẽ và mưu mẹo của mình.

Qua việc thể hiện hành động cũng như cách đối thoại của các nhân vật, Chu Lai để nhân vật của mình bộc lộ rõ nhất và tự nhiên nhất chính con người bên trong của họ.Con người ở môi trường, hoàn cảnh nào đều bộc lộ được bản chất của mình qua hành động cũng như cách đối đáp với người khác và với bản thân. Và từ đó tính cách của họ cũng sẽ tự do phát triển theo hướng mà nó muốn.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết vòng tròn bội bạc của nhà văn chu lai (Trang 64 - 66)