Nghiên cứu bảo quản, xử lý, chế biến nguyên liệu thức ăn cho lợn và gia cầm

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu về DINH DƯỠNG và THỨC ăn GIA súc VIỆT NAM (Trang 66 - 70)

- Giai đoạn sau năm 1992 (19922002)

5.2.1Nghiên cứu bảo quản, xử lý, chế biến nguyên liệu thức ăn cho lợn và gia cầm

5. Tình hình nghiên cứu về bảo quản, chế biến, sử dụng nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm

5.2.1Nghiên cứu bảo quản, xử lý, chế biến nguyên liệu thức ăn cho lợn và gia cầm

cho lợn và gia cầm

Nghiên cứu vấn đề bảo quản, xử lý và chế biến nguyên liệu cho lợn và gia cầm chủ yếu nhằm kéo dài thời gian sử dụng, duy trì giá trị dinh dưỡng, loại trừ các độ tố, kháng dinh dưỡng, tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu và lợi dụng thức ăn. Bảo quản, xữ lý, chế biến nguyên liệu trước khi sử dụng là việc làm rất cần thiết để sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn thức ăn, đồng thời duy trì tính ổn định, bền vững trong chăn nuôi.

Trong giai đoạn này, các nghiên cứu về chế biến bảo quản thức ăn cho lợn và gia cầm chủ yếu nhằm vào việc bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh. Nguyễn Nghi và ctv (1980) nghiên cứu dự trữ thức ăn củ quả cho gia súc bằng phương pháp ủ tươi yếm khí. Quách Nghiêm và ctv (1991) nghiên cứu phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm chế biến khoai, sắn làm thức ăn gia súc ở quy mô gia đình. Nguyễn Ngọc Hà và ctv (1991) nghiên cứu chế biến và sử dụng bột lá keo dậu trong khẩu phần thức ăn của gà mái đẻ.

- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)

Các nghiên cứu chế biến, xử lý nguyên liệu có thể tập trung vào chế biến, bảo quản các loại thức ăn thô xanh làm thức ăn cho gia súc. Nghiên cứu về ủ chua thức ăn gia súc, Nguyễn Đăng Bật và ctv (1994) đã nghiên cứu biện pháp chế biến, dự trữ dây lá khoai lang bằng phương pháp ủ chua làm thức ăn cho lợn phù hợp trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. Kết quả cho thấy phương pháp ủ đống có thể giữ được củ và dây lá khoai lang trong 90 ngày vẫn đảm bảo chất lượng tốt làm thức ăn cho lợn mà không cần bổ sung

men trong quá trình ủ. Nguyễn Giang Phúc và Nguyễn Kim Ninh (1994) nghiên cứu chế biến và sử dụng bột sắn, ngô, khoai lang làm thức ăn gia súc bằng phương pháp lên men vi sinh vật. Nguyễn Kim Đường (1994) nghiên cứu sử dụng bã sắn ủ chua có bổ sung protein để nuôi lợn thịt. Nguyễn Bá Mùi và ctv (2001) đã nghiên cứu ảnh hưởng của bã dứa ủ chua đến khả năng sản xuất của lợn nái nuôi con và phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con. Trần Quốc Việt và ctv (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp chế biến ngô, đậu tương, gạo đến hiệu quả sử dụng thức ăn và sinh trưởng của lợn con. Nguyễn Thị Tịnh và ctv (2002) đã nghiên cứu ủ chua khoai lang để nuôi lợn thịt nhằm dự trữ củ khoai lang tươi cho chăn nuôi heo ở nông hộ.

Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên liệu chế biến trong khẩu phần cho gia súc, gia cầm, Lã Văn Kính và ctv (2001) đã nghiên cứu sử dụng một số nguyên liệu chế biến (bắp ép đùn, đậu tương xử lý bằng công nghệ sinh học, bột huyết tương) trong khẩu phần cho lợn con sau cai sữa. Kết quả thí nghiệm trên 80 lợn con sau cai sữa cho thấy so với bắp không ép đùn, sử dụng bắp ép đùn đã cải thiện 26,8% tăng trọng, 9,6% hệ số chuyển hoá thức ăn và 14,2% lượng thức ăn ăn vào. Kết quả thí nghiệm thay thế bột sữa bằng đậu tương xử lý sinh học trên 224 lợn con sau cai sữa cho thấy đã cải thiện được 8,4% tăng trọng, 4,9% hệ số chuyển hoá thức ăn và 2,7% lượng thức ăn ăn vào.

Nghiên cứu về chế biến các phụ phẩm giết mổ, chế biến làm thức ăn cho gia súc, Lê Văn Liễn và ctv (1994) đã nghiên cứu chế biến và sử dụng bột máu làm thức ăn bổ sung protein cho gia súc, gia cầm. Lê Văn Liễn và ctv (1994) nghiên cứu ủ silô đầu tôm, máu gia súc với rỉ đường sử dụng là thức ăn bổ sung cho lợn. Lê Văn Liễn và ctv (1995) nghiên cứu chế biến thức ăn giàu protein từ phế phụ phẩm súc sản gồm sừng, lông, móng, máu và các chất chứa dạ cỏ. Phương pháp chế biến là phương pháp hoá học, đun sôi, phơi khô, nghiền nhỏ và có thể sử dụng thay thế đến 50% bột cá trong khẩu phần vịt đẻ. Lê Văn Liễn và ctv (1999) nghiên cứu bảo quản chất chứa dạ cỏ làm thức ăn cho lợn. Tác giả đã dùng phương pháp hạ pH để bảo quản chất chứa dạ cỏ bằng cách sử dụng axít formic ở các mức 1, 2, 3, 4% và hỗn hợp 2 axít (sunphuric 10% và axít formic theo tỷ lệ 1:1) ở các mức 1, 2, 3, 4%. Với tỷ lệ axít formic 1% và hỗn hợp hai axít 2% có thể bảo quản chất chứa dạ cỏ trong 60 ngày. Tác giả còn nghiên cứu phương pháp lean men vi sinh vật bằng rỉ mật đường và cho thấy rằng với 10% rỉ mật có thể bảo quản được chất chứa dạ cỏ trong 2 tháng vẫn cho chất lượng tốt, có mùi thơm hợp khẩu vị của gia súc.

Việc nghiên cứu xử lý lá và củ sắǹ tươi để giảm hàm lượng độc tố HCN làm thức ăn cho lợn cũng đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu thực hiện như Nguyễn Văn Lai (1996); Lê Đức Ngoan và ctv (1996); Bùi Huy

Như Phúc và ctv (1999); Lê Thị Mến và ctv (1997); Bùi Hồng Vân và ctv (1997); Nguyễn Thị Lộc và ctv (1997); Dương Thanh Liêm và ctv (1997) Nguyễn Thạc Hoà (1999). Các tác giả cho thấy bằng phương pháp ủ chua hoặc phơi khô đã làm giảm đáng kể hàm lượng HCN trong lá và củ sắn khô (hơn 80%).

Nghiên cứu về chế biến, xử lý nguyên liệu còn nhằm vào các loại thức ăn không truyền thống, nghiên cứu tăng khả năng tiêu hoá và hấp thu, nghiên cứu các biện pháp chế biến, xử lý để kéo dài thời gian bảo quản, tăng giá trị làm thức ăn. Vũ Văn Độ (1999) nghiên cứu biện pháp bảo quản cám gạo bằng enzyme vi sinh vật Bacillus Subtilis để ổn định chất lượng trong thời gian dài trên 30 ngày.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu về DINH DƯỠNG và THỨC ăn GIA súc VIỆT NAM (Trang 66 - 70)