Tình hình nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu về DINH DƯỠNG và THỨC ăn GIA súc VIỆT NAM (Trang 75 - 81)

- Giai đoạn sau năm 1992 (19922002)

5. Tình hình nghiên cứu về bảo quản, chế biến, sử dụng nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm

5.3 Tình hình nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm

gia cầm

Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên liệu trong khẩu phần cho gia súc, gia cầm bao gồm sử dụng các loại nguyên liệu chế biến để tăng khả năng tiêu hoá và hấp thu và sử dụng các nguyên liệu thức ăn không truyền thống.

- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)

Các nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào việc sử dụng các loại thức ăn không truyền thống, là phế phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc một cách có hiệu quả nhất. Nguyễn Nghi và ctv (1984) đã tiến hành nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số giống sắn và sử dụng bột củ, lá sắn

làm thức ăn cho lợn gà. Lã Văn Chữ và Trần Thị Mai (1991) đã nghiên cứu ứng dụng chế phẩm men Endomycopsis fibuligera trong chăn nuôi lợn. Kết quả thí nghiệm cho thấy mẫu ủ sau 5-6 tháng có kết quả khá tốt, thức ăn ủ có hàm lượng protein, axít lactic cao hơn, thơm ngon hơn so với không ủ và đặc biệt là việc bảo quản thức ăn xanh này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề thiếu hụt thức ăn xanh trong mùa khô.

Nghiên cứu về sử dụng thức ăn cho gà, Nguyễn Thanh Dương và ctv (1983) đã nghiên cứu sử dụng bèo hoa dâu làm thức ăn bổ sung protein và vitamin cho gà công nghiệp. Hoàng Văn Tiến và ctv (1987) đã nghiên cứu sử dụng premix khoáng nội để nuôi gà thịt và gà trứng. Kết quả cho thấy rằng premix khoáng nội có thể thay thế hoàn toàn premix khoáng nhập ngoại mà không ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng bột lá làm thức ăn bổ sung vitamin cho gà, Nguyễn Thanh Liêm (1989) đã nghiên cứu sản xuất bột lá giàu vitamin và vitamin để nuôi gà công nghiệp. Đinh Huỳnh và Đinh Văn Cải (1989) nghiên cứu dùng bột lá mắm trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp. Nguyễn Văn Nguyệt (1989) đã nghiên cứu dùng sinh khối nấm sợi để nuôi gà thịt. Kết quả cho thấy rằng hoàn toàn có thể dùng bột bắp (8% protein) và khoai sắn (2% protein) đã được chuyển hoá thành sinh khối nấm sợi vẫn cho kết quả tốt về sinh trưởng và cải thiện chuyển hoá thích ăn so với thức ăn hỗn hợp. Dương Thanh Liêm

và Dương Duy Đồng (1991) đã nghiên cứu sử dụng khô dầu cao su làm thức ăn nuôi gà thịt công nghiệp. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng có thể sử dụng khô dầu cao su với mức 5% ở giai đoạn gà con và tăng lên 10-15% ở giai đoạn gà dò thay thế khô dầu lạc hoặc đậu tương để giảm giá thành thức ăn, đem lại hiệu quả kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp.

- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)

Nghiên cứu bổ sung bột huyết tương (plasma) cho 64 lợn con sau cai sữa Lã văn Kính và ctv 2001 cho thấy lợn thí nghiệm đã cải thiện được 4,2% tăng trọng và 3,4% lượng thức ăn ăn vào, nhưng do giá thành cao nên không đem lại hiệu quả kinh tế so với không bổ sung.

Lê Văn Thọ (1999) đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng đậu tương làm thức ăn cho gia súc là cần phải được xử lý để loại trừ độc tố, tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu trước khi sử dụng cho gia súc. Lã Văn Kính và ctv (1999) nghiên cứu khả năng thay thế hoàn toàn bột cá bằng đậu tương đã được xử lý bằng tia hồng ngoại cho gà thịt. Bố trí thí nghiệm trên 1600 gà thịt và đã rút ra kết luận rằng việc thay thế hoàn toàn bột cá bằng đậu tương

đã không ảnh hưởng đến tăng trọng và chuyển hoá thức ăn của gà nến khẩu phần được cân bằng axít amin.

Nghiên cứu sử dụng các nguyên liệu thức ăn không truyền thống cũng đã phát triển trong thời gian qua nhằm tìm kiếm các nguồn thức ăn thay thế để hạ giá thành sản phẩm, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương đồng thời giảm áp lực cạnh tranh về lương thực với con người. Đối với nghiên cứu sử dụng sẵn trong khẩu phần cho lợn, có rất nhiều tác giả quan tâm về vấn đề này. Nguyễn Nghi và ctv (1991) đã nghiên cứu sử dụng hợp lý bột sắǹ trong khẩu phần cho lợn nuôi thịt. Bùi Văn Chính và ctv (1994) đã nghiên cứu sử dụng nước mía, mật mía, rỉ mật ‘c’ nuôi lợn thịt ở vùng trung du và miền núi. Nguyễn Thị Lộc (1996) nghiên cứu sử dụng hợp lý nguồn sắǹ cho lợn lai thương phẩm trong điều kiện miền Trung. Phạm Sỹ Tiệp và ctv (1999) nghiên cứu sử dụng tỷ lệ bột sắn thích hợp trong thức ăn vỗ béo lợn lai F1 (YxMC) đã kết luận rằng với thức ăn có tỷ lệ sắn 30-45-53% có bổ sung đậu tương hạt rang 36-30,9-22,8% ở các giai đoạn 13-30, 31-60 và 61-80 kg mà không sử dụng bột cá vẫn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Đinh Văn Cải (1999) nghiên cứu sử dụng hạt bông vải và khô dầu nhân hạt bông vải trong thức ăn hỗn hợp cho gà thịt và bò sữa. Thí nghiệm trên gà thịt cho thấy có thể sử dụng 6-9% khô dầu bông có bổ sung 0,05-0,1% lysine cho kết quả khá tốt; trong khi đó thí nghiệm trên 30 bò vắt sữa cho kết quả

mức bổ sung 15% khô dầu bông và 15% hạt bông trong thức ăn hỗn hợp cho bò là phù hợp. Bùi Văn Chính và ctv (1998) nghiên cứu sử dụng khô dầu cao su làm thức ăn cho bò sữa. Bùi Xuân An và ctv (2001) nghiên cứu bổ sung bèo tấm cho gà tàu vàng ăn khẩu phần thức ăn tinh. Phạm Kim Cương và ctv (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung hạt bông và bột cá trên khẩu phần cơ sở là rơm xử lý và không xử lý urea lên khả năng tiêu hoá và sức sản xuất của bò sinh trưởng.

Nghiên cứu sử dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại cũng được nhiều tác giải quan tâm. Bùi Văn Chính và ctv (1993) đã nghiên cứu chế biến và sử dụng tảng urea/rỉ mật làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại. Nguyễn Thiện và ctv (1995) nghiên cứu tận dụng thân lá lạc chế biến và dự trữ làm thức ăn gia súc. Vũ Duy Giảng và ctv (1995) nghiên cứu sử dụng phế phụ phẩm dứa làm thức ăn cho trâu bò. Lê Viết Ly và ctv (1995) nghiên cứu sử dụng thức ăn bổ sung là các phụ phẩm nông nghiệp (rơm ủ urea, hạt bông, rỉ mật) nuôi bê lai hướng thịt. Nguyễn Tiến Vởn (1996) nghiên cứu sử dụng rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò. Ngô Văn Mận và ctv (1999) nghiên cứu sử dụng rơm tươi lúa ngắn ngày ủ urea trong khẩu phần nuôi bò sữa. Phạm Kim Cương và ctv (2001) nghiên cứu sử dụng rơm lúa trong khẩu phần cho bò thịt; Vũ Duy Giảng và ctv (2001) nghiên cứu sử dụng rơm và thân cây ngô già sau khi thu hoạch bắp

làm thức ăn cho bò sữa. Bùi Văn Chính và ctv (2001) nghiên cứu khẩu phần ăn cho bò sữa trên cơ sở sử dụng một số phụ phẩm công nông nghiệp (hèm bia, ngọn lá sắǹ ủ chua, rơm ủ urea).

Vấn đề sử dụng urea làm thức ăn bổ sung nitơ phi protein cho gia súc nhai lại cũng đã đựơc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Urea là một nitơ phi protein bổ sung nitơ NH3 rất tốt cho hệ vi khuẩn trong dạ cỏ để tổng hợp nên protein. Nhưng nếu sử dụng urea không cẩn thận có thể gây ngộ độc do NH3 sinh ra trong dạ cỏ tăng đột ngột vượt khả năng tổng hợp protein của vi sinh vật. Do đó nghiên cứu sử dụng hợp lý urea là rất cần thiết. Bùi Văn Chính và ctv (1994) đã nghiên cứu sử dụng urea làm thức ăn cho bò. Tác giả sử dụng urea 5-15% trộn với rỉ mật đã cho kết quả tăng 11-16% sản lượng sữa, tăng 33% tăng trọng của bò hậu bị so với đối chứng. Đinh Văn Bình và ctv (1994) đã nghiên cứu sử dụng tảng urea rỉ mật làm thức ăn bổ sung cho dê sữa.

Tóm lại:

Cùng với chế biến xử lý nguyên liệu, việc nghiên cứu sử dụng các nguyên liệu hợp lý trong khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm làm tăng giá trị

làm thức ăn của chúng, tận dụng tối đa các nguồn thức ăn sẵn có, hạ giá thành thức ăn chăn nuôi và cuối cùng góp phần phát triển một nền chăn nuôi bền vững.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu về DINH DƯỠNG và THỨC ăn GIA súc VIỆT NAM (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)