- Giai đoạn sau năm 1992 (19922002)
4.3.1 Tình hình nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc nhai lạ
4.3.1 Tình hình nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc nhai lại súc nhai lại
Dinh dưỡng cho gia súc nhai lại thường phụ thuộc vào nguồn thức ăn thô xanh và sự phân giải chất hữu cơ trong dạ cỏ, cho nên việc xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng dựa vào tỷ lệ phần trăm của chúng trong khẩu phần
thức ăn tinh là không hoàn toàn chính xác. Nghiên cứu về dinh dưỡng cho gia súc nhai lại cần chú trọng nhiều khả năng ăn vào đối với thức ăn thô xanh, khả năng phân giải chất xơ trong trong dạ cỏ, lượng các chất dinh dưỡng (protein) thoát qua khỏi dạ cỏ… Các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc nhai lại chủ yếu tập trung vào xử lý nguyên liệu, tận dụng các phụ phế phẩm cho bò sữa, bò thịt (sẽ được trình bày sau). Nghiên cứu xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng thường tập trung vào xác định công thức thức ăn tinh cho bò sữa, bò thịt, tỷ lệ thức ăn tinh thô thích hợp cho từng mức sản xuất khác nhau. Các nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá trong dạ cỏ cũng đã được nghiên cứu trong những năm gần đây.
- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)
Trong giai đoạn này, các nghiên cứu về dinh dưỡng cho gia súc nhai lại chủ yếu tập trung vào việc bổ sung thức ăn tinh và nhu cầu dinh dưỡng cho nuôi vỗ béo bò và nhu cầu dinh dưỡng cho bê nghé. Nghiên cứu khẩu phần thức ăn tinh cho gia súc non, Bùi Văn Chính và ctv (1986) đã tiến hành nghiên cứu cai sữa sớm cho nghé Murrah ở 60 ngày tuổi bằng khẩu phần sữa hạn chế. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng nuôi nghé Murrah với lượng sữa hạn chế (200-150) lít và sai sữa sớm (60 ngày) nghé vẫn phát triển bình
thường, tổng hàm lượng sữa nuôi nghé giảm được 50-60%, đồng thời tăng thêm 22% lượng sữa hàng hoá. Cũng nghiên cứu về dinh dưỡng trên nghé Murrah, Khổng Văn Đĩnh và Phí Như Liễu (1987) đã tiến hành nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho nghé Murrah bằng phương pháp hồi quy.
Nghiên cứu về khẩu phần ăn vỗ béo cho bò thịt, Vũ Văn Nội và ctv (1988) đã tiến hành thí nghiệm trên 15 bò lai sind để xác định khẩu phần thức ăn vỗ béo cho bò thịt. Vũ Như Ngọc và ctv (1990) đã nghiên cứu về vấn đề khoáng cho bò sữa bằng phân tích hoạt neutron. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này cũng đã có một số nghiên cứu bước đầu đi sâu vào xác định tỷ lệ tiêu hoávà phân giải thức ăn trong dạ cỏ.. Cù Xuân Dần (1987) đã nghiên cứu động thái axít béo bay hơi cấp thấp trong dạ dày động vật nhai lại khi cho ăn thức ăn được xử lý bằng natri propionate trên dê mỗ lổ dò dạ cỏ và dạ múi khế. Nguyễn Trọng Tiến (1991) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tinh dạng viên chứa urea đến tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng và cân bằng nitơ ở bê lai. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 3 bê lai Hà-Ấn (5/8 máu Hà lan) trong 4 giai đoạn đã cho thấy rằng sử dụng urea cho bê dưới dạng thức ăn viên đã có tác dụng nâng cao tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng, đặc biệt là xơ trong khẩu phần thức ăn của bê lai.
- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)
Nghiên cứu về dinh dưỡng cho gia súc nhai lại, Lê Xuân Cương và ctv (1994) đã nghiên cứu đánh giá nguồn thức ăn, phương thức nuôi dưỡng và những vấn đề liên quan đến chăn nuôi bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đã tiến hành điều tra trên 381 hộ chăn nuôi bò sữa với tổng cộng 1746 con ở 4 quận ven thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra cho thấy khẩu phần cho bò sữa còn mất cân đối về thức ăn xanh và thô, mất cân đối về protein và năng lượng. Lê Đăng Đảnh và ctv (1994) đã nghiên cứu thử nghiệm bổ sung protein nhằm tăng sản lượng và chất lượng sữa đàn bò Holstein ở miền Đông Nam bộ. Tác giả đã xác định được nhu cầu về việc cần thiết phải bổ sung protein để kéo dài thời gian cho sữa, nâng cao sản lượng và chất lượng sữa. Đinh Văn Cải và ctv (1995) đã tiến hành nghiên cứu trên bò đang cho sữa từ tháng thứ 3-4, lứa đẻ thứ 2-4 nuôi ở các nông hộ có năng suất sữa từ 10-18 kg/ngày và sử dụng nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có ở địa phương. Kết quả đã xác định được công thức thức ăn hỗn hợp gồm cám gạo: 35%, bột sắn: 20%, khô dầu dừa, phộng: 12%, urea: 0,8%. Đoàn Đức Vũ và ctv (1997) đã nghiên cứu xác định khẩu phần ăn thích hợp cho bò sữa nuôi trong khu vực hộ gia đình.
Bùi Văn Chính và ctv (1999) đã tiến hành 2 thí nghiệm nghiên cứu thức ăn đậm đặc giàu protein cho bò đang vắt sữa. Thí nghiệm 1 tiến hành trên 24 bò F1 (Holstein x Lai Sind) đang cho sữa tháng thứ 2-4 chia làm 3 lô cho ăn với các khẩu phần khác nhau. Thí nghiệm 2 tiến hành trên 12 bò đang vắt sữa với thiết kế tương tự thí nghiệm 1. Kết quả đã xác định được công thức thức ăn đậm đặc cho bò đang vắt sữa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là công thức 1: khô dầu lạc nhân 60%, bột cá: 3%, bột sắǹ: 19%, hỗn hợp khoáng+nitơ phi protein: 18% có mật độ năng lượng là 2421 kcal ME/kg và protein thô 48%; và công thức 2: khô dầu lạc nhân 28%, bột cá: 10%, bột bắp: 24%, hỗn hợp khoáng+nitơ phi protein: 18%, rỉ mật: 20% có mật độ năng lượng là 2508 kcal ME/kg và protein thô 51%. Trần Đình Nhung và ctv (1999) nghiên cứu bổ sung thức ăn hỗn hợp tinh cho cho dê cái nuôi con. Các tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 58 cặp dê mẹ-con, chia làm 2 lô. Kết quả thí nghiệm cho thấy bổ sung thức ăn tinh 0,15 kg/con/ngày cho dê mẹ vụ đông xuân đã tăng cường sức khoẻ dê mẹ và dê con, tăng khả năng tiết sữa, tăng sinh trưởng của dê con.
Lê Trọng Lạp và ctv (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng trong khẩu phần đến khả năng cho sữa và chất lượng sữa cho thấy rằng bò lai F1, F2, F3 HF cho sản lượng sữa cao với mức năng lượng 26.300 kcal ME và 1480 g protein thô/ngày. Ở mức khẩu phần 23.736 kcal ME và
1308 g protein/ngày cũng cho kết quả tốt và phù hợp với mô hình nuôi bò lai hướng sữa trong các hộ nông dân. Chung Anh Dũng và ctv (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của năng lượng, cỏ xanh và thể trạng lên khả năng sinh sản của bò sữa. Các tác giả đã tiến hành theo dõi trên 91 bò F2, F3 đang mang thai tháng thứ 8 và theo dõi chia làm 2 giai đoạn: trước khi đẻ 2-3 tháng và sau khi đẻ cho tới khi phối giống trở lại. Thí nghiệm được bố trí theo 2 tiêu thức: tiêu thức mức năng lượng gồm 3 nhóm với 3 mức năng lượng trong khẩu phần là nhóm thiếu ME (thiếu 10% so với nhu cầu), nhóm đủ ME (sự chênh lệch giữa cung và cầu ME là ± 10%) và nhóm thừa ME (thừa 10% so với nhu cầu). Tiêu thức lượng cỏ xanh trong khẩu phần gồm 2 nhóm: nhóm được cung cấp thiếu cỏ xanh (<20 kg cỏ xanh/ con/ngày) và nhóm được cung cấp đủ cỏ xanh (³ 20 kg cỏ xanh/ con/ngày). Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng nhóm được nuôi dưỡng với khẩu phần cân bằng năng lượng (theo NRC, 1989) ở cả hai giai đoạn đã cho thời gian đông dục lại sớm hơn 9-45 ngày, thời gian phối giống lại rút ngắn hơn 21-47 ngày, khoảng cách đẻ – thụ thai rút ngắn 37-52 ngày, hệ số phối đậu giảm hơn 0,27-0,72 lần và hiệu quả cuối cùng đã cho phép rút ngắn khoảng cách lứa đẻ của bò xuống còn 12,2-12,4 tháng. Vũ Văn Nội và ctv (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn bê cái lai hướng sữa HF x LS F2, F3 (75-87,5% HF) ở các lứa tuổi khác
nhau trong điều kiện hộ gia đình. Kết quả thí nghiệm các tác giả đã đưa ra khuyến cáo nuôi bê cái lai hướng sữa F2, F3 như sau: bê từ 1-6 tháng tuổi ăn 2-4 kg cỏ, 0,2-0,3 kg cám, 2-3 kg bã bia; giai đoạn 7-15 tháng tuổi ăn 7758 kcal ME và 558 g protein/ngày (lúc 6 tháng tuổi) và 11995 kcal ME và 983 g protein/ngày (15 tháng tuổi); giai đoạn 15-24 tháng tuổi ăn 14573 kcal ME và 1055 g protein/ngày (lúc 18 tháng tuổi) và 16923 kcal ME và 1235 g protein/ngày (24 tháng tuổi). Đinh Văn Cải và ctv (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tinh trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng sữa của bò F1. Các tác giả đã tiến hành 2 thí nghiệm theo ô vuông latin 4x4 trên bò F1 (HFxLS). Kết quả thí nghiệm 1 trên nhóm bò có sản lượng sữa thấp, trung bình 9,5 kg/ngày với khẩu phần cỏ voi, cỏ ruzi, rơm ủ ăn tự do và các mức thức ăn tinh 0,3; 0,4; 0,5 và 0,6 kg/kg sữa cho thấy mức 0,4 kg thức ăn tinh/1 kg sữa là phù hợp nhất. Kết quả thí nghiệm 2 trên nhóm bò có sản lượng sữa cao, trung bình 15,2 kg/ngày với khẩu phần 30 kg cỏ xanh, 6 kg rơm ủ, 0,06 kg hạt bông + 0,04 kg rỉ mật/ kg sữa và các mức thức ăn hỗn hợp lần lượt là 0,15; 0,20; 0,25 và 0,30 kg/kg sữa cùng với lần lượt là 0,15; 0,1; 0,05 và 0 kg khô đậu tương/kg sữa, cho thấy hàm lượng protein thô của thức ăn tinh hỗn hợp không cần cao hơn 16%. Đồng thời kết quả thí nghiệm còn cho thấy rằng trên cả 2 nhóm bò có năng suất sữa khác nhau (9 kg và 14 kg/ngày) đều cho thấy rằng mật độ năng lượng từ 2069-2088 kcal ME/kg và
protein thô từ 117-122 g/kg chất khô ăn vào là phù hợp nhất và khi đó yêu cầu chất khô ăn vào ở nhóm bò 9-10 kg sữa/ngày là 3,3% thể trọng và nhóm bò 14-15 kg sữa/ngày là 3,5% thể trọng.
Tóm lại:
Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc nhai lại trong 20 năm qua đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Các nghiên cứu đã đi sâu vào xác định công thức thức ăn tinh thích hợp cho bò sữa, bò thịt, nghiên cứu tỷ lệ tinh thô, khả năng ăn vào. Đặc biệt gần đây nhiều tác giả tập trung nghiên cứu khả năng phân giải chất xớ trong môi trường dạ cỏ cả in vitro lẫn in vivo để từ đó đánh giá khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong dạ cỏ. Tuy nhiên cũng cần phải nghiên cứu để hiểu rõ thêm về môi trường dạ cỏ và khả năng phân giải chất hữu cơ trong dạ cỏ của từng loại khẩu phần khác nhau. Nghiên cứu các yếu tố của thức ăn ảnh hưởng đến môi trường dạ cỏ và khả năng phân giải chất hữu cơ trong dạ cỏ, tăng hiệu quả sử dụng nitơ NH3
trong dạ cỏ và nghiên cứu tỷ lệ tinh thô thích hợp cho các mức sản xuất khác nhau trong điều kiện nguồn thức ăn và khí hậu nắng nóng ở Việt nam.