Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu về DINH DƯỠNG và THỨC ăn GIA súc VIỆT NAM (Trang 33 - 40)

- Giai đoạn sau năm 1992 (19922002)

4.2.1 Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt

Trên đối tượng gà thịt thương phẩm, có rất nhiều nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng để cải thiện năng suất, giảm chi phí thức ăn vì đây là đối tượng có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp nếu khẩu phần cần được cân đối hợp lý. Nghiên cứu về dinh dưỡng cho gà thịt trong thời gian qua cũng đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Cùng với sự cải thiện về con giống, nghiên cứu về dinh dưỡng cho gà thịt đã góp phần cải thiện năng suất của gà, rút ngắn thời gian nuôi thịt từ 10-12 tuần xuống còn 6-7 tuần và cải thiện hệ số chuyển hoá thức ăn đáng kể xuống còn xấp xỉ 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.

- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)

Trong giai đoạn này các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt thương phẩm đã đi sâu vào xác định nhu cầu protein và tỷ lệ năng lượng/ protein thích hợp cho gà. Phạm Quang Hoán (1984) đã nghiên cứu xác định

hiệu quả tỷ lệ protein và năng lượng hợp lý trong thức ăn cho gà thịt từ 4-12 tuần tuổi. Gà từ 0-4 tuần cho ăn khẩu phần khởi động giống nhau là 25% protein thô và 119 kcal ME/1% protein thô. Từ 4 tuần chia làm 3 lô, mỗi lô 500 con. Lô 1: đối chứng với 20% protein thô và 152,5 kcal ME/1% CP; lô 2: 21% CP và 144,2 kcal ME/1% CP và lô 3: 22% CP và 133,4 kcal ME/1% CP. Kết quả thí nghiệm rút ra rằng gà TĐ3 nuôi thương phẩm vào mùa đông giai đoạn 4-12 tuần thức ăn chứa 155,2 kcal ME/1% CP; gà TĐ93 nuôi thương phẩm vào mùa đông giai đoạn 4-9 tuần thức ăn chứa 133,4 kcal ME/1% CP; và gà TĐ983 nuôi thương phẩm vào mùa hè thu giai đoạn 4-9 tuần thức ăn chứa 133,4 kcal ME/1% CP và giai đoạn 10-12 tuần thức ăn chứa 144,2 kcal ME/1% CP.

Hoàng Viết Ánh và ctv (1985) nghiên cứu về tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn khởi động nuôi gà 1-56 ngày tuổi. Các tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 1727 gà thịt 1 ngày tuổi là gà lai 93 của bộ giống Plymouth 791 được chia làm 3 lô với 3 mức protein thô khác nhau là 25; 22 và 20%. Từ kết quả thí nghiệm các tác giả cho rằng gà thịt thương phẩm trong giai đoạn khởi động nên được cho ăn khẩu phần có hàm lượng protein thô là 22-25%. Bùi Đức Lũng và Nguyễn Tài Lương (1986) đã nghiên cứu sản xuất premix khoáng vitamin bổ sung vào thức ăn nuôi gà thịt. Bên cạnh các nghiên cứu về xác định nhu cầu protein, năng lượng và bổ sung khoáng

cho gà, Bùi Đức Lũng và ctv (1986) cũng đã tiến hành nghiên cứu xác định mật độ máng ăn, máng uống tối ưu cho gà thịt ở các giai đoạn 0-5 và 6-9 tuần tuổi. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở cân bằng năng lượng và protein mà chưa tính đến axít amin, nên hàm lượng protein thô trong khẩu phần cho gà còn khá cao (25% cho giai đoạn khởi động và 22% cho giai đoạn sau) gây lãng phí protein.

- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)

Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt, Lã Văn Kính và ctv (1993) đã tiến hành 2 thí nghiệm trên 2100 gà thịt V135 với các mức năng lượng protein và axít amin khác nhau. Kết quả thí nghiệm xác định được mức năng lượng và protein tối ưu trong khẩu phần ăn cho gà thịt 0-4 tuần là 3000-3150 kcal ME/kg; ME/CP là 125-131; lysine: 1,3%; methionine+ cystine: 1,0%; threonine: 0,75%. Nguyễn Nghi và ctv (1994) cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein khác nhau cho gà thịt. Các tác giả đã tiến hành bố trí thí nghiệm với 5 mức protein khác nhau trên cùng một mức năng lượng và với 2 mức năng lượng khác nhau trên 2 mức protein. Kết quả thí nghiệm cho thấy mức protein thích hợp cho gà thịt là 24-22-20% hoặc 22-20-18% cho 3 giai đoạn tuổi 0-21, 22-42 và 43-63 ngày. Trần Công Xuân

và ctv (1995) đã nghiên cứu xác định mức năng lượng và protein tối ưu trong khẩu phần cho gà thịt. Kết quả thí nghiệm cho thấy với gà Ross 208, sử dụng mức năng lượng 3200-3300-3370 kcal/kg và mức protein 23-21- 19% cho 3 giai đoạn tuổi 0-10, 11-28 và 29-56 ngày. Với gà Ross V35 là 3200-3300-3370 kcal ME/kg và 24-22-20% protein thô và với gà AV35 là 3100-3300-3370 kcal ME/kg và 24-22-20% protein thô. Nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lượng và protein cho gà, Hoàng Toàn Thắng và ctv (1995) đã nghiên cứu nhu cầu năng lượng và tỷ lệ năng lượng/protein cho gà thịt nuôi hỗn hợp và nuôi tách riêng trống mái. Tác giả kết luận rằng đối với gà trống sử dụng mức năng lượng là 3200 kcal ME/kg, 23% protein thô và mức 3300 kcal ME/kg và 21% protein thô. Đối với gà mái sử dụng mức năng lượng là 3300 kcal ME/kg, 23% protein thô và mức 3400 kcal ME/kg và 21% protein thô. Đối với gà thịt nuôi hỗn hợp, mức năng lượng và protein để đảm bảo hiệu quả cao là 3200-3300 kcal ME/kg và 23-21% protein thô.

Trong các nghiên cứu trước về nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt, các tác giả tập trung xác định nhu cầu năng lượng trao đổi, protein thô và tỷ lệ năng lượng/ protein. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu protein thô chưa phản ánh chính xác nhu cầu của con vật, mà phải đi sâu nghiên cứu nhu cầu các axít amin mới chính là bản chất của vấn đề. Lã Văn Kính và ctv (1995) đã

nghiên cứu khẩu phần cân bằng một số axít amin giới hạn cho gà thịt và từ đó giảm hàm lượng protein thô trong khẩu phần. Kết quả thí nghiệm cho thấy với việc giảm protein thô trong khẩu phần (khoảng 20%) và cân bằng axít amin trong khẩu phần cho gà thịt 0-4 và 5-8 tuần tuổi chứa 21-19% protein thô, 1,2-1,0% lysine, 0,64-0,54% methionine đã tiết kiệm 11% chi phí thức ăn cho kg tăng trọng. Đỗ Văn Quang và ctv (1997) cũng đã nghiên cứu trên 1500 gà thịt Hybro, bổ sung DL. Methionine trong khẩu phần ăn để giảm hàm lượng protein thô. Kết quả cho thấy bổ sung DL.methionine 0,15- 0,2% ở thức ăn khởi động và 0,1-0,15% ở thức ăn kết thúc đã giúp giảm thấp hàm lượng protein thô trong khẩu phần (tương ứng là 21 và 17%). Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt không chỉ dừng lại ở cân bằng axít amin tổng số mà còn đi sâu nghiên cứu cân bằng axít amin tiêu hoá. Lã Văn Kính và ctv (1999) đã nghiên cứu trên 1600 gà thịt, so sánh ảnh hưởng của cân bằng axít amin tiêu hoá với cân bằng axít amin tổng số và cho thấy rằng cân bằng axít amin tiêu hoá cho kết quả tốt hơn đặc biệt là khẩu phần chứa các nguyên liệu có tỷ lệ tiêu hoá protein thấp như cám gạo.

Ngoài ra, bên cạnh nghiên cứu xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng thích hợp, các tác giả còn gắn với việc tăng khả năng chịu nóng của gà thịt. Trịnh Xuân Cư và ctv (2002) đã nghiên cứu xác định mức năng lượng, tỷ lệ lysine/năng lượng và lượng phốt pho dễ tiêu trong khẩu phần đến năng suất

và khả năng sống còn của gà thịt trong điều kiện stress nhiệt. Kết quả thí nghiệm rút ra được bên cạnh mức năng lượng và tỷ lệ lysine/năng lượng thích hợp cho gà ở các giai đoạn tuổi khác nhau, các tác giả còn khuyến cáo rằng trong điều kiện srtess nhiệt cần lượng phốt pho dễ tiêu từ 0,35 đến 0,55% trong khẩu phần.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, do nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, gà thịt lông màu cũng đã phát triển mạnh mẽ. Để đáp ứng cho sự phát triển của nhóm gà này, nhiều nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của chúng đã được tiến hành. Hồ Lam Sơn và ctv (2001) đã nghiên cứu các công thức khẩu phần ăn thích hợp cho gà thịt lông màu Kabir. Tiến hành thí nghiệm trên 300 gà Kabir, chia làm 3 lô với 3 khẩu phần khác nhau và đã xác định được khẩu phần ăn thích hợp cho gà tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Trần Tố và ctv (2001) đã nghiên cứu xác định tỷ lệ protein thực vật tối ưu trong khẩu phần để nuôi gà thịt thả vườn giống Kabir. Kết quả nghiên cứu trên 450 gà 0-10 tuần tuổi các tác giả đã rút ra được tỷ lệ protein thực vật thích hợp cho gà thịt thả vườn giống Kabir là 21- 19-17% lần lượt cho 3 giai đoạn 0-3 tuần, 3-7 tuần và sau 7 tuần.

Trần Quốc Việt và ctv (2001) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng năng lượng và tỷ lệ các axít amin giới hạn quan trọng trong khẩu phần

đến sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn của gà thịt lông màu Tam hoàng và Kabir. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 660 gà Tam hoàng và 300 gà Kabir và đã đi đến kết luận khẩu phần thích hợp cho gà Tam hoàng trong điều kiện nuôi nhốt chứa 2950-3000-3100 kcal ME/kg; 19-18-17% protein thô; 1,05-0,9-0,75% lysine tổng số; 0,78-0,70-0,61% methionine+ cystine và 0,69-0,61-0,52% threonine tương ứng cho 3 giai đoạn 0-4, 5-8 và >8 tuần tuổi. Với gà Kabir nuôi thịt khẩu phần chứa 3000-3100-3100 kcal ME/kg; 21-19-18% protein thô; 1,05-0,95-0,85% lysine tiêu hoá; các axít amin khác được tính theo tỷ lệ so với lysine tiêu hoá như sau: methionine+ cystine: 74- 78-82% và threonine: 66-68-70% tương ứng cho 3 giai đoạn 0-4, 5-8 và >8 tuần tuổi.

Ở khu vực miền Trung, Trần Sáng Tạo và ctv (2001) đã tiến hành hai thí nghiệm trên tổng số 900 con gà Kabir và gà lai Kabir-Mía và Kabir-Ri để xác định mức năng lượng và tỷ lệ protein thích hợp trong khẩu phần cho các đối tượng gà trên. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng gà Kabir thích hợp với khẩu phần có mức năng lượng trao đổi 3000 kcal/kg cho giai đoạn khởi động và tăng dần 100 kcal/kg cho mỗi giai đoạn tiếp theo và mức protein thô là 20%; gà lai F1: Kabir-Mía và Kabir-Ri thích hợp với khẩu phần có mức năng lượng trao đổi 3000 kcal/kg và mức protein thô là 19%. Nguyễn Thị Lê và ctv (2002) đã nghiên cứu xác định mức năng lượng protein và axít amin

thít hợp cho gà thịt lông màu BT2 ở khu vực miền Nam. Thí nghiệm được tiến hành trên 1620 gà thịt thả vườn BT2, bố trí theo 2 yếu tố (3x3) với 3 mức protein thô và 3 mức lysine. Kết quả thí nghiệm cho thấy khẩu phần thích hợp cho gà chứa 18,5-16,5% protein thô và 1,1-0,9% lysine tương ứng cho 2 giai đoạn 0-6 và 7-12 tuần tuổi.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu về DINH DƯỠNG và THỨC ăn GIA súc VIỆT NAM (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)