Tình hình nghiên cứu đồng cỏ và sử dụng cỏ cho gia súc nhai lạ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu về DINH DƯỠNG và THỨC ăn GIA súc VIỆT NAM (Trang 55 - 62)

- Giai đoạn sau năm 1992 (19922002)

4.3.2 Tình hình nghiên cứu đồng cỏ và sử dụng cỏ cho gia súc nhai lạ

giải pháp kỹ thuật nhằm gia tăng sự hoạt động có hiệu quả của hệ vi sinh vật dạ cỏ và tăng lượng các chất dinh dưỡng thoát qua (by-pass nutrients) để đáp ứng cho nhu cầu rất cao của gia súc cao sản đồng thời sử dụng thức ăn có hiệu quả hơn.

4.3.2 Tình hình nghiên cứu đồng cỏ và sử dụng cỏ cho gia súc nhai lại lại

Nói đến dinh dưỡng cho gia súc nhai lại thì việc đầu tiên cần nhắc đến là nguồn thức ăn xanh là cỏ và sử dụng đồng cỏ. Các nghiên cứu về cỏ và đồng cỏ sử dụng cho trâu, bò đã được quan tâm từ rất sớm và ngày càng phát triển. Tập quán chăn nuôi gia súc nhai lại ở nước ta từ xưa đến nay chủ yếu là tận dụng đồng cỏ chăn thả tự nhiên và phụ phế phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển mạnh chăn nuôi gia súc nhai lại, cung cấp cho mhu cầu về thịt, sữa ngày càng cao cho người tiêu dùng thì chỉ nguồn thức ăn trên không thể đáp ứng đủ, mà phải nghĩ tới việc trồng cỏ thâm canh, đặc biệt là để phát triển chăn nuôi bò lấy sữa cần thức ăn có chất lượng cao. Chính vì thế, đã có nhiều giống cỏ cao sản được nhập nội vào nước ta với năng suất

cao và chất lượng tốt. Song song đó vấn đề nghiên cứu trồng thích nghi các giống cỏ này và sử dụng chúng cho gia súc đã được nhiều tác giả quan tâm.

- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)

Các nghiên cứu về cỏ và đồng cỏ trong giai đoạn này tập trung nhiều vào việc trồng thích nghi các giống cỏ nhập nội ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt nam. Nguyễn Danh Kỹ (1980) đã nghiên cứu khả năng thích nghi của tập đoàn cỏ trồng trên vùng đất xám miền Đông Nam Bộ. Võ Văn Trị (1980) đã nghiên cứu trồng thích nghi tập đoàn cây hòa thảo. Nguyễn Ngọc Hà (1984) đã tiến hành nghiên cứu cỏ đậu Stylo đồng trên đất xám miền Đông Nam Bộ. Đoàn Ngọc Chất (1984) đã nghiên cứu theo dõi nhịp độ sinh trưởng phát triển của cỏ lá dừa và cỏ lá ở vùng trung du Vĩnh Phú. Trần Quang Nhung và ctv (1985) đã nghiên cứu trồng thích nghi 12 giống cỏ nhập nội tại Bắc Thái và xác định một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cỏ. Nguyễn Ngọc Hà và ctv (1985) đã nghiên cứu tuyển chọn trên 142 giống cỏ (bộ đậu và hoà thảo) nhập nội đã chọn được một số giống đưa vào mục tiêu sản xuất khác nhau. Lê Hoà Bình và ctv (1990) đã nghiên cứu kỹ thuật trồng xanh Canada làm thức ăn chăn nuôi trâu bò.

Việc nghiên cứu xây dựng đồng cỏ cũng đã được quan tâm nghiên cứu nhiều. Trần Nhơn (1981) đã nghiên cứu đưa ra một số giải pháp kỹ thuật để cải thiện đồng cỏ cho chăn nuuôi bò sữa ở miền Nam Việt nam. Lê Trọng Cúc (1981) đã nghiên cứu động thái quần xã cỏ trồng Digitaria decumbens

Steud ở nông trường Ba Vì, Hà Tây. Vấn đề nghiên cứu trồng xen canh giữa cỏ hòa thảo và bộ đậu để tăng giá trị dinh dưỡng của cỏ trồng cho gia súc cũng đã được quan tâm. Trần Nhơn (1981) đã nghiên cứu xây dựng đồng cỏ hỗn hợp hòa thảo và họ đậu nhiệt đới để nuôi bò sữa và bò thịt trong điều kiện không có nước tưới. Nguyễn Danh Kỷ và ctv (1985) đã nghiên cứu năng suất đồng cỏ trồng xen giữa cỏ hoà thảo và bộ đậu. Ngoài ra, các nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ và chu kỳ chăn thả gia súc cũng đã được thực hiện. Lê Hoà Bình và Hoàng Thị Lăng (1985) đã nghiên cứu chu kỳ chăn thả gia súc thích hợp trên đồng cỏ ghinê chuyên canh.

- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)

Trong giai đoạn này nhiều giống cỏ cao sản mới được nhập nội vào Việt nam cùng với việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa làm tăng nhu cầu về cỏ cung cấp cho chăn nuôi nên các nghiên cứu về trồng cỏ và sử dụng cỏ cho gia súc cũng phát triển lớn mạnh theo. Các nghiên cứu về cỏ trong

giai đoạn này chủ yếu tập trung vào tìm những giống cỏ có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Đồng thời đi vào xây dựng các quy trình trồng, bón phân, chăn sóc và thu hoạch cỏ cho thích hợp.

Nghiên cứu các giống cỏ trồng cao sản thích hợp cho từng vùng, Lê Hoà Bình và ctv (1993) đã tiến hành khảo sát một số giống cỏ mới nhập nội và một số giống cỏ có khả năng đưa vào sản xuất. Qua 3 năm theo dõi tập đoàn các giống cỏ đậu và hoà thảo nhập vào nước ta (36 giống), các tác giả đã xác định được những giống có năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái của Việt nam để đưa vào sản xuất gồm cỏ voi, ghinê, keo dậu Madagasca, stylo cock, stylo hamata. Đinh Huỳnh và Lê Hà Châu (1993) tiến hành nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống cỏ nhập nội trên vùng đất xám miền Đông Nam bộ gồm 17 giống cỏ hoà thảo và 30 giống cỏ bộ đậu của CIAT. Khổng Văn Đỉnh và ctv (1996) nghiên cứu xác định giá trị cỏ ruzi trên vùng đất xám Sông Bé đã đi đến kết luận cỏ ruzi tồn tại và phát triển tốt trên vùng đất xám Sông Bé với năng suất và chất lượng khá, tỷ lệ tiêu hoá cao. Nguyễn Phúc Tiến và ctv (1996) nghiên cứu khả năng sản xuất của một số cây thức ăn gia súc trên vùng đất đồi Ba Vì, Hà Tây. Đinh Huỳnh và Lê Hà Châu (1996) nghiên cứu trồng thâm canh cỏ voi giống mới và cỏ sả lá lớn trong các hộ gia đình nuôi bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh.

Các nghiên cứu về thích nghi các giống cỏ nhập nội tiếp tục được thực hiện khi nhiều càng ngày có nhiều giống cỏ cao sản mới với năng suất cao, khả năng tiêu hoá và sử dụng của gia súc cao được đưa vào Việt Nam. Trương Tấn Khanh (1999) nghiên cứu khảo nghiệm tập đoàn giống cây thức ăn gia súc nhiệt đới tại MaDrak và phát triển các giống thích nghi trong sản xuất nông hộ. Đề tài đã nghiên cứu và khảo nghiệm 70 giống cây thức ăn thức ăn xanh tại MaDrak trong đó có 10 giống thuộc họ đậu đã cho thấy có khả năng thích nghi và cho năng suất, chất lượng tốt tại địa phương. Nguyễn Thị Mận và ctv (1999) nghiên cứu quy trình trồng cỏ Andropogon gayanus trên vùng đất xám Sông bé. Vũ Kim Thoa và ctv (1999) nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống cỏ sả (Panicum maximum) trên vùng đất xám Bình Dương. Nguyễn Thị Mận và ctv (1999) nghiên cứu tính năng sản xuất của cỏ stylo trên vùng đất xám Bình Dương. Vũ Kim Thoa và Khổng Văn Đỉnh (2001) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ sả panicum maximum cv TD58 trên vùng đất xám Bình dương. Nguyễn Văn Quang và ctv (2001) nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất chất xanh và tỷ lệ sử dụng của gia súc đối với một số giống cỏ trồng ở nông hộ khu vực trung du và miền núi.

Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật gieo trồng và thời gian thu cắt đến năng suất và chất lượng cỏ, Đinh Huỳnh và Lê Hà Châu (1993) đã tiến

hành nghiên cứu đánh giá năng suất và phẩm chất của một số giống cỏ trồng thu cắt vào các thời kỳ khác nhau. Tác giả đã tiến hành trên 4 giống cỏ (3 hoà thảo và 1 bộ đậu) trồng đơn và trồng xen giữa thảo và bộ đậu đã xác định được thời điểm thu cắt thích hợp, giá trị dinh dưỡng sản phẩm thu cắt và chế độ phân bón trong điều kiện sinh thái của địa phương. Cùng tác giả, Đinh Huỳnh và Lê Hà Châu (1994) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức và mức bón phân (phân chuồng, đạm, lân) đến năng suất và phẩm chất 3 giống cỏ thảo trồng trên đất xám miền Đông nam bộ. Lê Hà Châu (1999) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân đạm và tưới nước đến năng suất, chất lượng cỏ họ đậu stylo trong các nông hộ chăn nuôi bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Liện và ctv (1999) nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, tái sinh, sản lượng và giá trị dinh dưỡng của cây bộ đậu Desmodium rensoni ở các công thức phân bón khác nhau tại Thái nguyên.

Về kỹ thuật thu hạt và nhân giống cỏ, Vũ Kim Thoa và Khổng Văn Đỉnh (1999) nghiên cứu kỹ thuật thu hạt cỏ ruzi và một số giống cỏ nhập nội trên vùng đất xám Bình dương. Dương Quốc Dũng và ctv (1999) nghiên cứu khả năng nhân giống hữu tính cỏ ruzi và phát triển chúng vào sản xuất ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Phan Thị Phần và ctv (1999)

nghiên cứu tính năng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất chất xanh và hạt của cỏ ghinê TD58.

Tóm lại:

Trong vòng hơn 20 năm qua, cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi trâu bò thịt, sữa theo hướng hàng hoá, vấn đề phát triển đồng cỏ và trồng cỏ thâm canh rất được chú trọng và ngày càng phát triển. Các giống cỏ cao sản cho năng suất, chất lượng cao liên tục được nhập vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đàn gia súc nhai lại. Cùng với nó, công tác nghiên cứu về kỹ thuật gieo trồng thích nghi các giống cỏ mới, kỹ thuật sử dụng cho gia súc cũng đã được đẩy mạnh. Nhiều giống cỏ bộ đậu và hoà thảo khác nhau đã được xác định thích hợp cho từng vùng với các công thức bón phân, tưới nưới, thời gian thu hoạch khác nhau để đảm bảo năng suất và chất lượng cỏ đạt được cao nhất.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đàn gia súc, đặc biệt là đàn bò sữa và bò thịt đang phát triển rất mạnh hiện nay, công việc nghiên cứu về đồng cỏ và sử dụng cỏ cho gia súc cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. Vấn đề cần thiết đặt ra trước mắt là việc giải quyết sự thiếu hụt

thức ăn xanh trong mùa khô, đây là vấn đề nan giải trong chăn nuôi bò cao sản hiện nay vì ở nước ta mùa khô thường kéo dài (khoảng 6 tháng). Vấn đề thứ hai là nâng cao chất lượng cỏ trồng tức là tăng hàm lượng proein thô, tăng tỷ lệ tiêu hoá, tăng khả năng sử dụng cỏ cho bò. Nghiên cứu các giống cỏ có tỷ lệ sử dụng cao, nghiên cứu đồng cỏ hỗn hợp: hoà thảo - bộ đậu.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu về DINH DƯỠNG và THỨC ăn GIA súc VIỆT NAM (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)