Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho lợn ná

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu về DINH DƯỠNG và THỨC ăn GIA súc VIỆT NAM (Trang 26 - 32)

- Giai đoạn sau năm 1992 (19922002)

4.1.3 Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho lợn ná

Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái mang thai và nuôi con, cả giống ngoại, giống lai và giống nội cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trong 20 năm trở lại đây. Trong nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái mang thai thì việc nghiên cứu xác định mức ăn hàng ngày là rất

quan trọng, nó giúp khống chế lượng dinh dưỡng ăn vào phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bào thai, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bào thai phát triển đồng thời tránh được tình trạng lợn nái quá mập do ăn nhiều làm giảm khả năng sinh sản, tăng tỷ lệ chết thai.

- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)

Trong giai đoại này, các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái chưa nhiều và chủ yếu tập trung nhiều vào đối tượng lợn giống nội. Nghiên cứu về chế độ nuôi dưỡng lợn nái nội Lang hồng trong thời kỳ có chửa và nuôi con, Nguyễn Hiền (1981) đã tiến hành thí nghiệm trên 24 lợn nái cơ bản cho ăn với chế độ dinh dưỡng hạn chế ở 3 tháng chửa đầu, tăng cao hơn tiêu chuẩn ở tháng chửa cuối và nuôi con. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng với việc nuôi dưỡng hạn chế trong 3 tháng chửa đầu và tăng cao hơn tiêu chuẩn vào tháng chửa cuối và giai đoạn nuôi con tháng thứ nhất, khả năng sinh sản của lợn nái được nâng cao rõ rệt. Nuôi dưỡng lợn nái hạn chế ở 3 tháng chửa đầu, tăng cao vào tháng chửa cuối đã không làm lợn nái bị gầy đi hoặc sinh con xấu đi. Đồng thời nuôi dưỡng lợn nái nuôi con tháng thứ nhất với khẩu phần dinh dưỡng cao làm tăng sản lượng sữa lợn nái, dẫn đến tăng trọng lượng lợn con cai sữa, giảm tỷ lệ chết, còi cọc, tỷ lệ nhiễm

bệnh của lợn con và đồng thời giảm hao mòn heo mẹ. Ngoài nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và mức ăn vào của lợn nái còn có các nghiên cứu khảo sát khả năng tích luỹ protein của lợn nái nội trong thời kỳ có chửa (Nguyễn Thị Lương Hồng, 1983). Cũng chính tác giả này, Nguyễn Thị Lương Hồng (1983) đã nghiên cứu đặc điểm trao đổi năng lượng, protein của lợn nái nội trong thời kỳ có chửa.

- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)

Các nghiên cứu về dinh dưỡng cho lợn nái chủ yếu tập trung xác định nhu cầu năng lượng, protein, axít amin và mức ăn vào hàng ngày thích hợp cho lợn nái mang thai và nuôi con, cả nái nội và nái ngoại. Nguyễn Nghi và ctv (1993) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khác nhau trong khẩu phần đến năng suất sinh sản của lợn nái nội và lai. Các tác giả đã tiến hành trên 54 nái Móng cái, 18 nái lai Đại bạch x Móng cái và 12 nái lai Landrace x Móng cái. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng nái Móng cái có chửa được cung cấp mức năng lượng thời kỳ đầu là 2846 kcal, thời kỳ thứ hai là 3463 kcal, tương ứng với 1-1,2 kg thức ăn, đối với nái lai là 3903 kcal ME cho giai đoạn 1 (1,3-1,4 kg) và 4694 kcal ME cho giai đoạn 2 (1,6-

1,7 kg). Lợn nái ở thời kỳ nuôi con cho ăn tự do thức ăn tinh khoảng 2,8-3 kg cho nái nội và 4 kg cho nái lai với mức protein thô là 16%.

Kết quả nghiên cứu của Phan Bùi Ngọc Thảo và ctv (1994) trên 60 lợn nái sinh sản giống ngoại cho thấy rằng khẩu phần cho lợn nái ngoại mang thai chứa 2900 kcal ME/kg và 13% protein thô với mức ăn vào hàng ngày là 1,9 kg cho lợn chửa kỳ I và 2,3 kg cho lợn chửa kỳ II. Khẩu phần cho lợn nái ngoại nuôi con chứa 3000 kcal ME/kg và 15% protein thô. Nguyễn Thị Viễn (1994) tiến hành 4 thí nghiệm trên 232 nái ở lứa đẻ 2, 3, 4 và 5 thực nghiệm trên 1440 nái thuộc nông hộ đã xác định được mức ăn cho lợn nái giai đoạn mang thai là 1,8-2,2 kg/con/ ngày ở giai đoạn chửa kỳ I và tăng thêm 0,4-0,5 kg cho giai đoạn chửa kỳ II. Hoàng Nghĩa Duyệt (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein thô khác nhau đến khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn nái hậu bị và sinh sản giống Móng cái nuôi tại miền Trung. Đoàn Xuân Trúc và ctv (2001) đã nghiên cứu xây dựng các công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn nái mang thai và nuôi con. Nguyễn Như Pho (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn có mức năng lượng khác nhau trong thời kỳ mang thai đến năng suất sinh sản của lợn nái. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 60 lợn nái chia làm 4 lô với các mức năng lượng khác nhau. Kết luận rút ra trong thí nghiệm này lợn nái trong giai đoạn mang thai kỳ 1 giới hạn mức ăn vào 6000 kcal ME/ ngày, kỳ 2 7500-

9000 kcal/ngày và hạn chế cho ăn chỉ còn 3000 kcal/ngày trong 4-5 ngày trước khi đẻ.

Việc nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng, protein, axít amin thích hợp cho lợn nái mang thai và nuôi con cả giống nội và giống ngoại đã được các tác giả nghiên cứu một cách hoàn chỉnh trong đề tài độc lập cấp nhà nước về thức ăn gia súc (2000-2002) do Lã Văn Kính chủ trì. Đề tài này đã tiến hành nghiên cứu trên 45 lợn nái ngoại và 60 nái nội giai đoạn mang thai; 100 lợn nái ngoại và 48 lợn nái nội giai đoạn nuôi con. Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã xác định được nhu cầu về năng lượng, protein và axít amin cũng như mức ăn hàng ngày của lợn nái mang thai và nuôi con. Khẩu phần cho lợn nái giống ngoại giai đoạn mang thai là 3100 Kcal ME/kg và 13% protein thô; 0,65% lysine; 0,46% methionine + cystine; 0,53% threonine; 0,12% tryptophan và 0,23% methionine. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy rằng mức ăn hàng ngày của nái có thể trạng trung bình trong giai đoạn mang thai cần cung cấp 2 kg/nái/ngày với giai đoạn chửa kỳ 1 và 3 kg/nái/ngày cho giai đoạn chửa kỳ 2. Nái có thể trạng mập cần cung cấp 1,8 kg/ con/ngày cho giai đoạn chửa kỳ 1 và2,7 kg/con/ngày cho chửa kỳ 2. Nái có thể trạng ốm cần cung cấp 2,2 kg/con/ngày cho giai đoạn chửa kỳ 1 và 3,3 kg/con/ ngày cho chửa kỳ 2. Với nái nội giai đoạn mang thai khẩu phần chứa 2900 Kcal ME/kg và 12% protein thô, 0,6% lysine, 0,38% methionine+

cystine, 0,46% threonine và 0,11% tryptophan với mức ăn vào hàng ngày là 1,4 và 1,5 kg/con/ ngày lần lượt cho 2 giai đoạn chửa kỳ 1 và kỳ 2 của lợn nái nang thai lứa 1 và 2 và 1,1 và 1,2 kg/con/ngày lần lượt cho 2 giai đoạn chửa kỳ 1 và kỳ 2 của lợn nái nang thai từ lứa 3 trở đi. Khẩu phần cho lợn nái nuôi con giống ngoại chứa 3100 kcal/kg thức ăn; 18% protein thô; 0,95% lysine; 0,53% methionine + cystine; 0,61% threonine và 0,15% tryptophan. Với lợn nái nuôi con giống nội khẩu phần chứa 3000 Kcal ME/kg và 14 % protein thô, 0,85% lysine, 0,32% methionine+ cystine, 0,56% threonine và 0,15% tryptophan với mức ăn vào hàng ngày là 3,0-3,5 kg/con/ ngày cho lợn nái nuôi 10 con. Nếu lợn nái để nuôi trên hoặc dưới 10 con có thể cho ăn theo số lượng lợn con để nuôi như sau: 1 kg cho lợn nái + 0,2-0,25 kg cho mỗi lợn con để nuôi.

Tóm lại:

Trong hơn 20 năm qua đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc nghiên cứu về nhu cầu các dinh dưỡng cho lợn. Các nghiên cứu được tiến hành khá đa dạng trên hầu hết các đối tượng lợn như lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa, lợn thịt và lợn nái và ở các giống khác nhau gồm giống nội, lai và giống ngoại. Các nghiên cứu tập trung xác định nhu cầu các chất dinh

dưỡng năng lượng, protein thô, một số axít amin tổng số giới hạn quan trọng nhất như Lysine, methionine + Cystine, threonine. Các kết quả này đã được ứng dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất và đã góp phần giảm đáng kể chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Có thể nói chỉ tiêu này trong thí nghiệm và ở các trang trại nuôi lợn lớn đã tiệm cận với nước ngoài (trên 90%).

Có rất ít các nghiên cứu về nhu cầu nặng lượng, protein, axít amin tổng số trên lợn giống chuyên sinh sản đực và cái.

Có rất ít các nghiên cứu về nhu cầu axít amin tiêu hoá, khoáng vi lượng, vitamin cho các đối tượng lợn.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu về DINH DƯỠNG và THỨC ăn GIA súc VIỆT NAM (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)