Các nghiên cứu sử dụng các chất bổ sung để tăng cường khả năng sản xuất cho gia súc, gia cầm

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu về DINH DƯỠNG và THỨC ăn GIA súc VIỆT NAM (Trang 81 - 85)

- Giai đoạn sau năm 1992 (19922002)

5. Tình hình nghiên cứu về bảo quản, chế biến, sử dụng nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm

5.4 Các nghiên cứu sử dụng các chất bổ sung để tăng cường khả năng sản xuất cho gia súc, gia cầm

năng sản xuất cho gia súc, gia cầm

Việc sử dụng các chế phẩm bổ sung giúp tăng cường khả năng tiêu hoá, hấp thu và trao đổi các chất dinh dưỡng. Các chất bổ sung còn làm tăng sức đề kháng, tăng cừơng sức khoẻ của vật nuôi, kích thích sinh trưởng phát triển.

- Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992)

Trong giai đoạn này do khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm còn thiếu cân đối nên việc sử dụng các chất bổ sung là khá phổ biến và đem lại hiệu quả khá thuyết phục. Hồ Văn Nam và ctv (1982) nghiên cứu khả năng sử dụng natri humat để nuôi lợn. Nguyễn Phước Tương và ctv (1983) đã nghiên cứu tác dụng kích thích sinh học của natri humat đến sinh trưởng và phát

triển của lợn. Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh vật làm chất bổ sung cho gia súc, gia cầm cũng được quan tâm nghiên cứu. Lã Văn Chữ và Trần Thị Mai (1991) nghiên cứu ứng dụng chế phẩm men Endomycopsis fibuligera

trong chăn nuôi lợn.

- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)

Nghiên cứu về ảnh hưởng của các chất bổ sung, Lê Thanh Hải và ctv (1995) bổ sung chế phẩm sinh học Fermacto (chế phẩm nấm men) cho lợn thịt và gà bố mẹ giống thịt. Võ Văn Ninh và ctv (1999) nghiên cứu sử dụng pancreatin hỗ trợ tiêu hoá trên lợn con sau cai sữa. Dương Duy Đồng và ctv (1999) nghiên cứu sử dụng enzyme bổ sung trong khẩu phần gà đẻ có thành phần cơ bản là bắp. Lã Văn Kính và ctv (2001) nghiên cứu bổ sung một số loại thức ăn bổ sung (axít hữu cơ) trong khẩu phần cho lợn con sau cai sữa. Lã Văn Kính và ctv (2001) nghiên cứu bổ sung NaHCO3 và CaCl2 trên 1440 gà thịt để cân bằng các chất điện giải trong khẩu phần ăn cho gà thịt. Lã Văn Kính và ctv (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung men tổng hợp Porzyme 9300 vào khẩu phần của lợn thịt và đã đi đến kết luận rằng bổ sung men đã cải thiện đáng kể tăng trọng và chuyển hoá thức ăn của heo và có thể giảm 4% mật độ dinh dưỡng trong khẩu phần khi có bổ sung men vẫn không

ảnh hưởng xấu đến năng suất của heo. Trần Quốc Việt và ctv (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số chất bổ sung (các chất tạo mùi, kháng sinh) trong thức ăn cho lợn con sau cai sữa đã làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn. Dương Thanh Liêm và ctv (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của axít hữu cơ bổ sung trên năng suất lợn nái, lợn con ở Việt nam. Lã Văn Kính và ctv (2001) nghiên cứu bổ sung probiotic và vitamin trong khẩu phần cho lợn và gà thịt để thay thế việc sử dụng kháng sinh kích thích sinh trưởng trong khẩu phần.

Tuy nhiên, việc sử dụng các chất bổ sung kích thích sinh trưổng trong khẩu phần thức ăn cho gia súc, gia cầm hiện nay đang là vấn đề gây tranh cải. Các chất bổ sung giúp tăng cường sức khoẻ của con vật, tăng hiệu quả lợi dụng thức ăn và cuối cùng làm tăng hiệu quả kinh tế của chăn nuôi. Nhưng song song đó hiệu ứng phụ của việc sử dụng các chất bổ sung là vấn đề tồn dư của các chất này trong sản phẩm và gây nguy hại đến sức khoẻ con người. Do đó điều cần thiết là nghiên cứu sử dụng các chất bổ sung có nguồn gốc tự nhiên không gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ của người tiêu dùng là hướng đi cần thiết trong thời gian tới.

1. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn gia súc ở Việt nam trong thời gian qua đã nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành trên thế giới và ở một số khía cạnh đã tiệm cận được với dinh dưỡng hiện đại. Các nhà khoa học dinh dưỡng thức ăn đã đóng góp nhiều công sức giúp các trại chăn nuôi phát triển và đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc đứng vững được trước sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài.

2. Có vô số các kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất như ngân hàng số liệu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc gia cầm. Các kết quả này cùng với thành tựu nghiên cứu về giống gia súc đã góp phần tăng đáng kể năng suất vật nuôi, giảm chi phí thức ăn.

3. Thức ăn gia súc chiếm 60-70% giá thành sản phẩm chăn nuôi và càng ngày nó càng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm, đến an toàn thực phẩm cho con người và an toàn môi trường sinh thái. Mặc dù quan trọng như vậy nhưng đến nay, các nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn gia súc chưa được quan tâm đầu tư xứng đáng, và hầu hết chỉ là phần nhỏ trong các đề tài nghiên cứu về giống. Chính vì vậy nó chưa tạo được sự đột biến về lượng và về chất. Để giúp các

sản phẩm chăn nuôi giảm được giá thành và tồn tại được trước thềm hội nhập, vì sức khoẻ của chính chúng ta và thế hệ mai sau, các nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn gia súc cần được quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa, rất cần thiết thành lập chương trình nghiên cứu riêng về dinh dưỡng thức ăn gia súc. Kính đề nghị lãnh đạo Bộ quan tâm.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu về DINH DƯỠNG và THỨC ăn GIA súc VIỆT NAM (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)