- Giai đoạn sau năm 1992 (19922002)
4.2.2 Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gà đẻ trứng giống và thương phẩm
giống và thương phẩm
Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho gà mái đẻ, cả đẻ trứng thương phẩm và trứng giống ở Việt nam cũng đã được quan tâm từ rất sớm. Cùng với việc nghiên cứu ở nước ngoài kết hợp với tham khảo tài liệu từ nước ngoài, các tác giả thuộc liên hiệp gia cầm Trung ương đã đưa ra tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho các loại gà khác nhau. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng con giống luôn ngày càng được cải thiện nên công việc nghiên cứu cần phải được tiến hành thường xuyên và liên tục để đảm bảo cho dòng phát triển của ngành chăn nuôi được liên tục.
Ở giai đoạn này chưa có nhiều nghiên cứu trong nước nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho gà đẻ trứng ở trong nước mà chủ yếu dựa vào các nghiên cứu trong điều kiện nước ngoài hoặc các khuyến cáo của nước ngoài. Tuy nhiên, cũng đã có một số nghiên cứu trên đối tượng gà đẻ giống trứng. Vũ Đài và Bùi Hương Hoà (1988) đã tiến hành nghiên cứu xác định mức ăn phù hợp cho gà giống trứng Leghorn thuần BXV và BVY đã được nuôi ở Việt nam đến đời thứ 9. Kết quả cho thấy rằng một gà mái Leghorn dòng thuần chỉ tiêu thụ hết 75-83% lượng thức ăn so với định mức cũ (hoặc 1827-2047g) ở giai đoạn 1 đến 63 ngày tuổi; 83-86% (hoặc 3783- 3924g) ở giai đoạn 64 đến 133 ngày tuổi và 95-96% (hoặc 19172-19376 g) giai đoạn 134-308 ngày tuổi. Khi giảm mức ăn cho một gà mái trong kỳ so với định mức cũ đã không làm giảm định mức kinh tế của các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ chọn giống, sản lượng và chất lượng trứng giống.
- Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002)
Ở giai đoạn này đã có rất nhiều nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng và mức ăn vào hợp lý cho gà đẻ, đặc biệt là gà đẻ trứng giống thịt. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn hợp lý cho gà đẻ giống thịt dường như là mối quan tâm hàng đầu. Bởi vì gà giống thịt chuyên cho thịt
nên có yêu cầu về thức ăn ăn vào cao để phát triển khối lượng cơ thể, nhưng khi đó gà quá mập và làm giảm khả năng sản xuất trứng và giảm tỷ lệ thụ tinh. Do đó cần phải có chế độ dinh dưỡng và mức ăn vào hợp lý để duy trì trọng lượng gà vừa phải, tăng tỷ lệ đẻ cũng như tỷ lệ thụ tinh. Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho gà giống hướng thịt, Nguyễn Tất thắng và ctv (1994) đã tiến hành nghiên cứu trên 1200 gà mái đẻ V35 về ảnh hưởng của các mức protein khác nhau đến sức sản xuất của gà giống thịt cho thấy rằng khẩu phần 14% protein không làm giảm đáng kể tỷ lệ đẻ nhưng giảm chi phí thức ăn cho 1 gà con sản xuất ra. Nguyễn Nghi và ctv (1994) đã tiến hành nghiên cứu từ lúc 1 ngày tuổi đến 61 tuần tuổi, trên gà sinh sản hướng thịt Hybro HV85 về ảnh hưởng của các mức ăn hạn chế khác nhau ở giai đoạn nuôi hậu bị đến năng xuất trứng của gà giống hướng thịt. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng chế độ giảm mức ăn trong giai đoạn từ 6-12 tuần tuổi đã tiết kiệm được 10-12% lượng thức ăn ăn vào và nâng sản lượng trứng từ 10-15 quả/mái. Bùi Quang Tiến và ctv (1995) đã tiến hành thí nghiệm xác định mức ăn hạn chế và mức protein và năng lượng tối ưu trong khẩu phần cho gà sinh sản giống thịt Ross 208 và Hybro HV85. Kết quả thí nghiệm các tác giả đã khuyến cáo sử dụng khẩu phần chứa 18-14-17% protein thô và 3000- 2750-2750 kcal ME/kg cho các giai đoạn gà con, hậu bị và gà đẻ.
Về nghiên cứu ảnh hưởng của mức ăn hạn chế đối với gà giống hướng thịt, Nguyễn Tất Thắng và ctv (1995) cho thấy rằng cho ăn hạn chế (65% nhu cầu) trong giai đoạn nuôi hậu bị đã làm chậm thời gian thành thục nhưng tăng tỷ lệ đẻ và giảm chi phí thức ăn.
Tiến thêm một bước nữa, Đỗ Thị Tính và ctv (1995) đã nghiên cứu mức năng lượng và protein thích hợp và khả năng sử dụng axít amin tổng hợp để giảm hàm lượng protein thô trong khẩu phần cho gà sinh sản hướng thịt. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 2240 gà sinh sản giống thịt HV85 (30-49 tuần tuổi) được bố trí theo 2 yếu tố (2x3) với 2 mức năng lượng và 3 mức protein thô, và một thí nghiệm bổ sung axít amin (lysine và methionine) để giảm protein thô trong khẩu phần. Kế quả thí nghiệm rút ra được gà sinh sản HV85 (30-49 tuần) cho ăn khẩu phần 2850 kcal ME/kg, 16,5% protein thô, 0,75% lysine và 0,31% methionine là thích hợp. Nguyễn Nghi và ctv (1995) cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ protein trong khẩu phần có bổ sung methionine và mức ăn trong giai đoạn đẻ trứng đến sức sản xuất trứng của gà giống hướng thịt cho thấy rằng sử dụng khẩu phần chứa 15- 15,5% protein thô có bổ sung methionine đã duy trì được năng suất trứng. Lã Văn Kính và ctv (1997) đã tiến hành thí nghiệm trên 3600 gà sinh sản giống thịt với các mức protein thô khác nhau và cân bằng axít amin để giảm hàm lượng protein thô trong khẩu phần cho gà đẻ giống thịt. Kết quả cho
thấy khẩu phần cho gà Hubbard gia đoạn đẻ trứng chứa 16% protein thô (đã giảm thấp) 0,83% lysine và 0,65% methionine+ cystine. Bùi Đức Lũng và ctv (1999, 2001) đã nghiên cứu mức năng lượng thích hợp cho gà trống giống thịt; Phạm Quang Hoán và ctv (1999, 2001) đã nghiên cứu sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gà giống sinh sản hướng thịt.
Với gà đẻ trứng thương phẩm cũng có một số nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Lâm Minh Thuận và ctv (1996) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein và năng lượng đến năng suất và phẩm chất trứng của gà ISA-Brown và Leghorn trong mùa khô. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên đàn gà Isa-Brown và Leghorn từ 22 tuần tuổi được bố trí gồm 2 yếu tố (3x3) với 3 mức protein thô là 18, 19 và 20% và 3 mức năng lượng 2700, 2800 và 2900 kcal ME/kg. Kết quả thí nghiệm cho thấy với gà Isa- Brown mức năng lượng thích hợp là 2800 kcal ME/kg và mức protein thích hợp là 18%; trong khi đó với gà Leghorn mức năng lựơng thích hợp là 2800 kcal ME/kg và protein thích hợp là 19%. Nguyễn Thị Hoa Lý và ctv (1996) nghiên cứu bổ sung L.lysine cho gà đẻ trứng thương phẩm giống Brown nick. Các tác giả đã đi đến kết luận bổ sung 0,15% L.lysine trong khẩu phần cho gà đẻ đem lại kết quả tốt.
Lã Văn Kính và ctv (1997) đã tiến hành nghiên cứu trên 2970 gà đẻ trứng Hy-line thương phẩm với 3 mức protein thô 18, 17 và 16% và cân bằng axít amin thiết yếu (lysine, methionine+ cystine) để giảm hàm lượng protein thô trong khẩu phần. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng với việc cân bằng axít amin, khẩu phần thích hợp cho gà đẻ trưng thương phẩm chứa 17% protein thô, 0,95% lysine, 0,82% methionine+ cystine. Lã Văn Kính và ctv (2002) đã nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng và axít amin cho gà đẻ trứng thương phẩm. Thí nghiệm được tiến hành trên 2430 gà đẻ Hy-line thương phẩm từ 20-44 tuần tuổi được bố trí theo 2 yếu tố (3x3) với 3 mức năng lượng 2750, 2850 và 2950 kcal ME/kg và 3 mức lysine 0,87, 0,96 và 1,05%; các axít amin thiết yếu còn lại: methionine+ cystine và threonine được tính theo tỷ lệ phần trăm so với lysine. Kết quả khẩu phần thích hợp nhất cho gà đẻ trứng thương phẩm chứa 2850 kcal ME/kg, 0,87% lysine, 0,73% methionine+ cystine và 0,61% threonine.
Trên gà tàu vàng đẻ trứng, Lâm Minh Thuận và ctv (2002) đã nghiên cứu xác định nhu cầu protein và năng lượng thích hợp trong thức ăn cho gà tàu vàng trong giai đoạn đẻ trứng. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 1068 gà tàu vàng đẻ trứng, chia làm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 trên 540 con từ 25 tuần tuổi đựơc tbố trí theo 2 yếu tố (3x3) gồm 3 mức năng lượng là 3000; 3100 và 3200 Kcal ME/kg và 3 mức protein thô là 14; 15 và 16%. Thí
nghiệm 2 tiến hành trên 528 con từ 42 tuần tuổi được bố trí theo 2 yếu tố (2x4) với2 mức protein thô là 14 và 15%, ở mỗi mức protein hoặc bổ sung 0,1% lysine hoặc bổ sung 0,05% methionine hoặc bổ sung cả 2 axit amin với tỷ lệ 0,1% lysine và 0,05% methionine và so với lô đối chứng không bổ sung. Kết quả thí nghiệm cho thấy khẩu phần thích hợp cho gà tàu vàng đẻ trứng chứa 16% protein thô, 3200 kcal ME/kg, nhưng giai đoạn sau 45 tuần tuổi thì mức năng lượng 3000 kcal ME/kg sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, khi có bổ sung 0,1% lysine và 0,05% methionine vào khẩu phần 14% protein thô đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu chi phí thức ăn trong chăn nuôi gia đình, Lê Đức Ngoan (2003) đã tiến hành nghiên cứu bổ sung đầu tôm vào khẩu phần gà Lương phượng để hạ giá thành chăn nuôi. Kết quả thí nghiệm trên 90 gà mái Lương phượng đẻ trứng đã cho thấy rằng bổ sung đầu tôm ở mức 10% vật chất khô đã không làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng giống, nhưng chi phí thức ăn được cải thiện đáng kể.
Tóm lại:
Cũng như ở lợn, các nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia cầm trong 20 năm qua đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Các nghiên cứu được tiến hành khá đa dạng trên hầu hết các đối tượng gà như gà thịt, gà giống, gà đẻ trứng thương phẩm và ở các giống khác nhau như gà công nghiệp, thả
vườn. Các nghiên cứu tập trung xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng năng lượng, protein thô, một số axít amin tổng số giới hạn quan trọng nhất như Lysine, methionine + Cystine, threonine. Các kết quả này cũng đã được ứng dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất và đã góp phần giảm đáng kể chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng, đạt sấp xỉ 2kg thức ăn/kg tăng trọng. Có thể tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất thức ăn gà thịt công nghiệp và đẻ trứng thương phẩm thấy rất rõ rệt.
Có rất ít các nghiên cứu về nhu cầu axít amin tiêu hoá, khoáng vi lượng, vitamin cho các đối tượng gia cầm.