Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU, CẢI THIỆN VÀ CHƯƠ NG TRÌNH

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 91 - 94)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU, CẢI THIỆN VÀ CHƯƠ NG TRÌNH

GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện đối với dự

án:

• Dự án sẽ phù hợp nếu lựa chọn phương án phát triển 1. Như đã phân tích ở

trên, phương án 1 là phương án tối ưu cho phát triển kinh tế xã hội tại Lào Cai đứng trên phương diện bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 sẽ được thực hiện theo phương án 2. Đây là phương án huy động tối đa nguồn lực của tỉnh đề có thể phát triển kinh tế

xã hội ở mức trung bình. Để đạt được mục tiêu này, phát triển công nghiệp và khai thác khoáng sản là mục tiêu mũi nhọn trong định hướng phát triển.

Đây chính là một mối đe dọa đến môi trường sinh thái khu vực, đặc biệt là

đối với môi trường nước mặt, chất thải rắn và các vấn đề về tai biến môi trường.

• Việc áp dụng các chế tài nhằm kiểm soát một cách tốt nhất các hoạt động sản xuấttránh sự phát thải vào môi trường là mục tiêu cần được triển khai một cách gắt gao nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tỉnh. Để đạt

được mục tiêu phát triển, các dự án phát triển công nghiệp và khai thác khoáng sản sẽ được đẩy mạnh, và nó sẽ gây ra những tác động khủng khiếp tới môi trường sinh thái. Việc thực hiện các chế tài kiểm soát tới mức tối đa sự phát thải, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường nhằm giảm thiểu tác động môi trường sẽ ngăn chặn được các thảm họa môi trường trong tương lai.

• Nhằm đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đạt 60% vào năm 2020, Lào Cai cần chú trọng tới phát triển lâm nghiệp với mục tiêu Xã hội hoá công tác lâm nghiệp. Phát triển lâm nghiệp tạo điều kiện cho việc điều tiết nước ngầm, phòng ngừa lũ ống, lũ quét tại các khu vực vùng cao, vùng nhạy cảm. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa lâm nghiệp giúp cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học

được thực hiện một cách tốt hơn.

• Đểđảm bảo cho một môi trường trong lành, công tác xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường cần được cụ thể hóa trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Đẩy mạnh dịch vụ môi trường nhằm huy động các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ môi trường là cách làm hiệu quả đã được chứng minh ở một số

tỉnh thành.

• Cần cụ thể hóa quy hoạch khu vực xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp như Tằng Loỏng, Đông Phố mới và Bắc Duyên Hải và tại các khu dân cư tập trung. Vấn đề xử lý chất thải tại các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp cần được kiểm soát chặt chẽ thông qua các báo cáo đánh giá tác

động môi trường của từng dự án cụ thể. Quy hoạch xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung tại các khu dân cư đô thị cũng cần được lồng ghép vào các quy hoạch phát triển vùng cụ thể.

• Tăng cường thu gom và Quy hoạch và xây dựng khu xử lý cũng như bãi rác tập trung theo đúng quy chuẩn

Do không có sự tham vấn của các chuyên gia địa phương, không có sự khảo sát thực địa tại địa bàn làm ĐMC, chính vì vậy nhóm chuyên gia không thể kiến nghị những thay đổi cho quy hoạch này.

5.2. Chương trình quản lý, giám sát môi trường:

• Giám sát và quản lý môi trường nước: triển khai quan trắc 2 lần/năm tại các khu công nghiệp của tỉnh. Đo đạc chất lượng nước sông Hồng, sông Chảy và các con sông khác 1 lần/năm

• Giám sát và quản lý chất thải rắn: Điều tra ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế và chất thải rắn công nghiệp. Cần phân loại rõ các loại chất thải với thành phần cụ thể để có thể đề suất các công nghệ xử lý thích hợp.

• Cần chú trọng tới các vấn đề môi trường cho từng dự án cụ thể trong quy hoạch đã được nêu trong phần trên của báo cáo.

• Đặc biệt cần quan tâm tới vấn đề nước thải, chất thải rắn tại các khu vực phát triển công nghiệp, khu vực phát triển du lịch và dân cư tập trung.

Chương 6: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

6.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu:

- Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo:

+ Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020

+ Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai. Báo cáo hiện trạng môi trường Lào Cai các năm 2005, 2006 và 2007.

+ Trung tâm viễn thám, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trích lục bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai.

+ Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phương pháp luận và hướng dẫn tiến hành Đánh giá Môi trường Chiến lược cho dự án quy hoạch.

+ Hội Các vườn Quốc gia Việt Nam. Thông tin vềđa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

+ Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai tại Website: http://egov.laocai.gov.vn

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai: các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực tại Lào Cai.

+ Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.

+ Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất ven biển

đồng bằng Bắc bộ.

+ Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm vịnh Bắc bộ.

+ Các tài liệu trên được lấy theo nguồn chính thức và không chính thức. tuy nhiên hầu hết các thông tin trong các tài liệu được thu thập đều đáp ứng được yêu cầu của cho việc phục vụ cho nhóm tiến hành làm ĐMC cho quy hoạch này. Tuy nhiên, cần xác định lại rằng lượng thông tin này là không đủđể nhóm có thểđưa ra những đánh giá chính xác và xát thực hơn. Đểđạt được kết quả tốt hơn cho báo cáo

ĐMC cần phải có sự tham vấn của các bên liên quan cũng như các sở ban ngành tại Lào Cai cũng như những người dân bản địa.

6.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐMC:

- Danh mục các phương pháp sử dụng: • Phương pháp ma trận tương tác • Phương pháp chuyên gia

• Phương pháp đánh giá đa tiêu chí • Phương pháp ma trận cho điểm • Phương pháp chồng chập bản đồ

- Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng: Hầu hết các thông tin thu thập được đều được nhóm nghiên cứu đưa ra thảo luận và áp dụng các phương pháp trên để phân tích. Hầu hết các phương pháp đều cho người đánh giá nhìn nhận được các mức độ tác động, phân bố không gian của các tác động… Tuy nhiên, phương pháp chuyên gia chưa mang lại sự tin cậy nhất định vì trong nhóm

đánh giá, trình độ của các thành viên khác nhau, ở nhiều mức độ khác nhau và nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì lý do này mà nhiều đánh giá vẫn chưa đạt được sự thống nhất cao.

6.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá:

Hầu hết những đánh giá được đưa ra trong báo cáo ĐMC cho quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 dựa trên những hiểu biết của các chuyên gia đánh giá và dữ liệu thu thập được. Có rất nhiều đánh giá không

được nhóm chuyên gia đưa ra một cách chắc chắn vì sự thiếu hụt thông tin và sự

hiểu biết về vấn đề chuyên môn. Những dữ liệu đưa vào phân tích thường là khá cũ, từ năm 2006, có một số dữ liệu là năm 2007, và số năm có số liệu là ít (khoảng 2 hay 3 năm) chính vì vậy rất khó có thể đưa ra dự báo về xu hướng của các vấn đề

một cách chính xác. Bên cạnh đó, như phân tích ở trên, trình độ của nhóm chuyên gia đánh giá là ở các mức khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đây là một quá trình đào tạo, chính vì vậy dẫn đến một vài đánh giá không đạt được sự thống nhất cao và chưa xát thực.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 91 - 94)