- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Chương 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1. Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của dự án và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường:
quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường:
3.1.1. Mục tiêu phát triển 1:
a. Nội dung mục tiêu: Xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và là tỉnh khá của cả nước; thành phố Lào Cai trở thành Trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế của Vùng và cả nước với Trung Quốc và quốc tế
b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:
- Vấn đề môi trường của lưu vực sông Hồng: Sự phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị xung quanh hai bờ sông hồng sẽ dẫn đến những tác động có hại tới chất lượng nước sông, gây bồi tụ, xói lở… Sự vận chuyển các chất ô nhiễm từ TQ sang cũng là một vấn đề khó kiểm soát. Những tác động tiềm tàng của vấn đề này đó là ô nhiễm môi trường nước sông Hồng và những ảnh hưởng không tốt tới chất lượng nước ngầm phục vụ cho nước cấp sinh hoạt và sản xuất tại những khu vực dân cư
tập trung hay các khu công nghiệp ven bờ sông.
- Vấn đề bảo vệ môi trường của các vùng rừng xuyên biên giới: Với đường biên giới với Trung Quốc khá dài, tới 203,5km, Lào Cai đang đối mặt với những khó khăn trong việc quản lý tài nguyên rừng và các vấn đề liên quan. Sự khai thác lâm sản tại các khu vực giáp gianh là khó kiểm soát gây ra nguy cơ chặt phá rừng tràn lan, làm suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm diện tích và chất lượng rừng.
- Chuyển dịch ô nhiễm: Sự phát triển có giao thương có thể mang lại khối lượng rác thải lớn từ TQ chuyển sang. Lượng chất thải vận chuyển qua các con sông, suối là
điều khó tránh khỏi.
- Phòng chống tai biến thiên nhiên: Kinh tế phát triển sẽ nâng cao năng lực phòng chống thiên tai của địa phương. Sự trang bị các phương tiện kỹ thuật cũng như dự
báo các tai biến có thể sảy ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng phó với tai biến thiên nhiên.
3.1.2. Mục tiêu phát triển 2:
a. Nội dung mục tiêu: Đến năm 2020 GDP/người đạt 63,1 triệu đồng, bằng 119,9% so với mức bình quân cả nước.
b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:
- Bảo vệ, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học: Để đạt được mục tiêu trên, vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng nhưđẩy mạnh lĩnh vực du lịch là nguyên nhân gây ra những vấn đề về khai thác bền vững tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học. Tài nguyên thiên nhiên có thể suy kiệt và suy thoái, đa dạng sinh học bị đe dọa.
- Cải thiện chất lượng môi trường các khu vực đô thị, vùng nông thôn và các khu công nghiệp: Do mục tiêu gia tăng GDP, việc khai thác tài nguyên, phát triển đô thị
và phát triển dân cư nông thôn cần đến sự cung cấp nước sạch, sự phát thải tại các khu công nghiệp, rác thải tại các khu dân cư ảnh hưởng không tốt tới môi trường khu vực
- Phòng ngừa, kiểm soát và xử lí ô nhiễm: Phát triển kinh tế xã hội đồng nghĩa với việc tạo ra năng lực xử lý chất thải. Vấn đề dự báo, kiểm soát cũng như phòng ngừa ô nhiễm nếu được quan tâm đúng mức sẽ mang lại những hiệu quả tốt nhất định. - Suy thoái môi trường nông thôn: Gia tăng tốc độ phát triển kinh tếđồng nghĩa với gia tăng các hoạt động sản xuấtkinh doanh. Vấn đề suy thoái môi trường nông thôn sẽ nặng nề hơn và cấp bách hơn do khu vực nông thôn không có được những công nghệ xử lý khí thải, nước thải. Trình độ dân trí nông thôn thấp cũng dẫn đến những
đe dọa về Môi trường.
- Phòng chống tai biến thiên nhiên: Phát triển kinh tế tạo điều kiện nâng cấp cơ sở
hạ tầng về dự báo tai biến cũng như kịp thời ứng phó với những tai biến sảy ra. Những ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên sẽđược giảm thiểu.
3.1.3. Mục tiêu phát triển 3:
a. Nội dung mục tiêu: Tăng trưởng bình quân trong lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản
đạt 6,2%/năm; 5,0%/năm và 4,0%/năm cho từng giai đoạn phát triển
b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:
- Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc: Tăng trưởng nông-lâm-thủy sản hợp lý sẽ làm giảm nguy có xói mòn đất dốc. Tuy nhiên, việc sự dụng quá mức phân bón hóa học cũng như thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm suy thoái chất lượng đất,
đặc biệt là đất dốc, dẫn đến nguy cơ xói mòn cao hơn.
- Bảo vệ và khôi phục tài nguyên đất lâm nghiệp có rừng, từng bước phủ xanh đất trống, đồi núi trọc: Có thể giảm diện tích đất trống, gia tăng diện tích rừng và nâng cao chất lượng thảm phủ thực vật. Tuy nhiên, do chuyển dịch theo hướng giảm giá trị lĩnh vực Nông-Lâm-Thủy sản sẽ là cơ hội cải thiện chất lượng cũng như diện tích rừng.
- Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước: Khối lượng nước thải trong lĩnh vực Nông-Lâm-Thủy sản dự kiến đến năm 2010 khoảng 258,3 triệu m3/năm. Là một lượng nước thải khổng lồ mang theo những chất ô nhiễm như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, du lượng phân hóa học, VSV gây bệnh. Đây là nguồn ô nhiễm có khả năng tác động sâu rộng nhất.
- Giảm thiểu các tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường: Gia tăng diện tích rừng và diện tích đất nông nghiệp sẽ tạo ra cơ hội cho việc giảm thiểu các tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường.
- Đến năm 2020, diện tích đất Nông nghiệp chiếm 16,2% diện tích tự nhiên: Nâng cao năng suất cây trồng, giảm thiểu diện tích đất chưa sử dụng. Đây cũng là thách thức lớn cho việc bảo vệ môi trường trong phát triển nông nghiệp nông thôn.
cao độ che phủ rừng, nâng cao chất lượng rừng. Vấn đề xác định phát triển các loại rừng một cách hợp lý sẽ mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế cũng nhưđảm bảo môi trường sống cho người dân.
- Bảo tồn và phát triển các giống con, cây trồng có nguồn gen quý hiếm: Nguy cơ đe dọa tới các loài bản địa cao khi nhập ngoại các loài cây mới.
- Bảo tồn đa dạng sinh học: Gia tăng diện tích rừng tạo điều kiện cho bảo tồn đa dạng sinh học cũng như công tác nghiên cứu đa dạng sinh học trong vùng.
3.1.4. Mục tiêu phát triển 4.
a. Nội dung mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực Công nghiệp Xây dựng đạt 20,7%/năm; 16,5%/năm và 13,0%/năm cho từng giai đoạn.
b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:
Đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất công nghiệp: Sự phát triển công nghiệp hiện tại của Lào Cai 16,4%/năm. Đây là một tốc độ tăng trưởng cao so với cả nước (bằng 160,78% so với cả nước). Bên cạnh đó, hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh không có bất cứ một hệ thống thu gom và xử lý chất thải nào đạt tiêu chuẩn. Đây là một thách thức cho mục tiêu môi trường khi tốc
độ tăng trưởng ngành Công nghiệp là 20,7%. Vấn đề phát triển công nghiệp không cân nhắc các vấn đề về môi trường là một trong những phương án phát triển không bền vững. Thực chất phát triển công nghiệp của Lào Cai là phát triển khai thác và chế biến khoáng sản, bên cạnh đó có công nghiệp chế biến nông lâm sản. Vấn đề
khai thác khoáng sản thải bỏ vào môi trường một lượng chất thải rắn khổng lồ, nước thải độc hại với những hóa chất khó phân hủy. Công nghiệp chế biến nông lâm sản cũng mang lại lượng chất thải răn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất giấy thải bỏ vào môi trường nước thải có độc tính cao, gây hại cho các hệ sinh thái thủy vực tiếp nhận.
Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp: Phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường là một phương án mong muốn đạt được trong trường hợp mục tiêu này. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, lượng chất thải khó kiểm soát sẽ dẫn đến mục tiêu bảo vệ môi trường khó đạt được. Các khu công nghiệp Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải là hai khu công nghiệp nằm trong Thành phố Lào Cai, một khu dân cư tập trung đông đúc. Sự phát triển công nghiệp đồng nghĩa với việc gia tăng lượng chất thải lỏng, chất thải rắn và chất thải khí. Đầu tư xử lý chất thải là một trong những thách thức với các cơ sở doanh nghiệp vì kinh phí đầu tư lớn và cần phải có các cán bộ kỹ thuật phụ trách. Chính vì vậy, với mục tiêu phát triển này, Lào Cai cần cố gắng đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường với những quy chế bắt
buộc các cơ sở doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
Thu gom, xử lý về cơ bản chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện và chất thải sinh hoạt ở các thành phố và khu dân cư đông đúc: Với mục tiêu này, lượng chất thải phát thải từ hoạt động công nghiệp là rất lớn. Vấn đề thu gom và xử lý chất thải là không đơn giản trong khi Lào Cai chưa có bất kỳ một cơ sở nào có năng lực thu gom và xử lý chất thải rắn. Cần đặc biệt quan tâm tới là rác thải rắn sinh hoạt và chất thải bệnh viện. Việc sử dụng những bãi rác lộ thiên là không phù hợp khi tốc độ tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp đạt cao như vậy. Bên cạnh đó, trong quy hoạch không nêu rõ các dự án đầu tư tập trung vào xử lý chất thải công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải bệnh viện.
Đến năm 2010 đạt 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung: Với sự phát triển công nghiệp như vậy, việc áp dụng các chế tài về bảo vệ
Môi trường sẽ gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các nhà đầu tư tại các khu công nghiệp
đều có ý lẩn tránh các nghĩa vụ về bảo vệ môi trường, vì điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hầu hết các khu công nghiệp tại Lào Cai tập trung vào khai thác, chế biến khoáng sản. Bên cạnh đó có một số nhà máy tập trung vào khai thác và chế biến nông lâm sản. Đây là
Bảo vệ môi trường đất và sử dụng bền vững tài nguyên đất: Tốc độ phát triển công nghiệp tạo ra lượng chất thải khổng lồ. Với chất thải rắn công nghiệp, được xử
lý một cách sơ sài và cũng là một trong những nguyên nhân gây suy thoái môi trường đất. Bên cạnh đó cần xem xét tới phát thải không khí, một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit trên địa bàn cũng như các vùng lân cận. Theo ghi nhận, hàng năm tại Lào Cai đều có sự suất hiện của mưa axit, cho dù nồng độ axít là không cao với chỉ thị là độ pH = 4,8 – 4,9. Tuy nhiên đây là vấn đề cần được quan tâm trong tương lai. Một khía cạnh khác cần quan tâm đó là vấn đề nước thải của các khu công nghiệp, nhất là công nghiệp khai thác khoáng sản và đặc biệt là nước thải trong quá trình khai thác vàng. Đây là loại nước thải mang tính độc tố cao, nó sẽ làm hủy hoại các hệ sinh thái thủy vực tiếp nhận và làm suy thoái chất lượng đất dọc theo dòng chảy mà khó có thể phục hồi.
3.1.5. Mục tiêu phát triển 5.
a. Nội dung mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực dịch vụ đạt 13%/năm; 18,1%/năm và 14,8%/năm cho từng giai đoạn.
• Dịch vụ chủ lực (thương mại, du lịch, vận tải kho bãi thông tin, tài chính tín dụng, khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản tư vấn)
• Dịch vụ sự nghiệp;
• Dịch vụ công
• Các hoạt động Giao thông và du lịch
b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:
Bảo vệ môi trường trong thương mại du lịch: Với mục tiêu vào năm 2020, toàn tỉnh Lào Cai đón khoảng 1,5 triệu khách, phát triển du lịch đạt khoảng 14-15%/năm. Thách thức cho các vấn đề môi trường trong phát triển du lịch là vấn đề nước thải, chất thải rắn cũng như sự bền vững về văn hóa. Có thể dự báo lượng nước thải và chất thải rắn phát sinh trong ngành du lịch tỉnh Lào Cai trong thời gian tới như sau:
Bảng 14: Dự báo lượng nước thải và chất thải rắn trong du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2020. Giai đoạn Thông số 2005 2010 2015 2020 Lượng khách 500200 782251 1163205 1497726 Nước thải (m3) 1000.4 1564.502 2326.41 2995.452 Chất thải rắn (Tấn) 100040 156450.2 232641 299545.2 Nhu vậy có thể thấy, lượng chất thải trong ngành du lịch là tương đối lớn, bên cạnh đó, phát triển du lịch tại Lào Cai chủ yếu tập trung tại Sapa, chính vì vậy đây là vấn đề mà ngành du lịch Lào Cai cần phải đối mặt giải quyết trong tương lai.
Phát triển mạnh du lịch, gắn với bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, di tích văn hóa, khu bảo tồn thiên nhiên:Phát huy lợi thế của các di tích lịch sử, di tích văn hóa nhằm phục vụ cho phát triển du lịch là một trong những định hướng đúng đắn nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp bảo tồn, tôn tạo nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Nâng cao các loại hình dịch vụ về vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt, phục vụ
công cộng: Với việc phát triển kinh tế, nâng cao các dịch vụ vệ sinh môi trường sẽ
tiêu nhằm mang lại một môi trường sống trong lành cho người dân cũng như du khách khi đến với Lào Cai.
3.1.6. Mục tiêu phát triển 6.
a. Nội dung mục tiêu: Tốc độ tăng tỷ lệ dân số đô thị bình quân đạt 8,2%/năm; 8,4%/năm và 8,0%/năm cho từng giai đoạn. Dân số đô thị tăng từ 20% năm 2005 lên 53,6% năm 2020.
b. Những tác động tiềm tàng của mục tiêu phát triển tới các mục tiêu/vấn đề môi trường liên quan:
- Đến năm 2010 đạt 100% dân cư thành thị và trên 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; đến năm 2015 đạt 85%, năm 2020 đạt 98% dân số nông thôn
được dùng nước sạch: Gia tăng nước thải sinh hoạt tại các khu vực đô thị, chưa có các khu vực xử lý nước thải sinh hoạt tập trung dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước mặt, ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân đô thị. Vấn đề lây lan dịch bệnh qua nước thải sinh hoạt cũng là một vấn đề cần quan tâm.
- Năm 2020 đạt 100% chất thải rắn được thu gom, xử lý: Phát triển đô thị làm nguy cơ gia tăng các loại chất thải rắn, khó khăn trong khâu thu gom xử lý, phương pháp xử lý chất thải cần được cải tiến, tăng diện tích đất phục vụ cho xử lý chất thải
ở các khu đô thị và khu công nghiệp.
- Quy hoạch và quản lý sử dụng đất, bố trí hợp lý kế hoạch sử dụng đất ở các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm: Dân sốđô thị tăng kém theo đó là hàng loạt các công trình được xây dựng lấy đất đai của nông dân, điều này dẫn đến sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất. Sự phát triển của các khu dân cư sẽ làm mất đất sản xuất