Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 74 - 76)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

3.2.Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất:

Chương 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN

3.2.Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất:

3.2.1. Phương án 1:

Tăng trưởng GDP bình quân đặt 13%/năm; 13,1%/năm và 11,5%/năm ở từng giai đoạn phát triển. Đây là phương án tích cực hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để thu hút lượng vốn đầu tư, có bước chuyển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, mục tiêu đến năm 2015 và 2020 tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chỉ còn 18,3% và 11,6% tỷ

trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm hơn 86% cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Đây là phương án tăng trưởng thấp, chủ yếu huy động nội lực để phát triển. Với phương án này, mục tiêu đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,1%/năm với sự tăng trưởng cụ thể của các lĩnh vực như sau: Công nghiệp tăng 16,0%/năm; Nông – lâm – thủy sản tăng 5,5%/năm và dịch vụ thương mại tăng 14,9%/năm. Các mục tiêu trên cho đến năm 2020 là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11,5%/năm với sự tăng trưởng cụ thể của các lĩnh vực là: Công nghiệp – xây dựng

đạt 14,0%/năm; Nông, lâm, thủy sản đạt 5,4%/năm và dịch vụ thương mại đạt 11,5%/năm. Qua đó có thể thấy,với phương án này, Lào Cai vẫn giữ nguyên tốc độ

tăng trưởng như hiện nay. Với phương án này, các tác động đến môi trường được xem xét trong phương án này được đánh giá là tương đồng với các dự báo diễn biến môi trường trong phương án 0 (phương án không thực hiện dự án). Những tác động tới các vấn đề môi trường trong trường hợp này là tối thiểu và dễ dàng xử lý với trình độ công nghệ hiện tại ở Lào Cai.

3.2.2. Phương án II:

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai sẽđạt khoảng 13%/năm; 14,5%/năm và 12,5%/năm ở từng giai đoạn. Phương án này đặtr a yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn, đó là: Giai đoạn 2006 – 2010, tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở; kinh tế phát triển nhanh dựa trên các yếu tố cơ bản như kinh tế cửa khẩu, du lịch, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản...

Với phương án này, tốc độ tăng trưởng của các ngành cụ thể trong từng giai

đoạn như sau: đối với công nghiệp, xây dựng tốc độ tăng trưởng đạt 16,5%/năm cho gian đoạn 2010-2015 và 13%/năm cho giai đoạn 2015-2020; với nông. Lâm, thủy sản tốc độ tăng trường đạt 5%/năm giai đoạn 2010 – 2015 và đạt 4,0% giai đoạn 2015 – 2020 và dịch vụ thương mại đạt 18,1%/năm giai đoạn 2010 – 2015 và đạt 14,8%/năm giai đoạn 2015 – 2020. Đây là phương án phát triển lấy công nghiệp làm mũi nhọn và giảm mạnh tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nếu xem xét, trong giai đoạn đầu, với phương án này, Lào Cai sẽ đẩy mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản cùng với công nghiệp chế biến nông lâm sản. Với hiện trạng công nghệ xử lý môi trường, với hiện trạng môi trường hiện nay của Lào Cai thì phương án này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sinh thái khu vực.

3.2.3. Phương án III:

Đây là phương án đặt ra khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh, sau giai đoạn phát triển tạo dựng cơ sở hạ tầng (giai đoạn 2006-2010), GDP tăng bình quân đạt 15,1%/năm giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,9%/năm. Đây là phương án hội tụ nhiều yếu tố nhưng thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, có bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, đến năm 2015 và 2010 tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chỉ còn 11,4% và 7,2%, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiến tới 92% tổng GDP.

Với phương án này, Lào Cai cần có một lượng vốn khổng lồ, huy động tối đa nguồn lực để có thể đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, với mục tiêu giảm tỷ

trọng ngành nông nghiệp xuống còn 7,2% vào năm 2020 và tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp lên 92% đã chứng tỏ với phương án này, Lào Cai tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu, và đây là vấn đề nghiêm trọng nhất có ảnh hưởng tới sự biến đổi môi trường trên địa bàn. Dưới đây là hình so sánh các tác

động tới môi trường của mỗi phương án phát triển được đề xuất. VĐ MT Tai biến

PA PT

Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

Qua đây cho thấy, đứng trên phương diện bảo vệ môi trường, chúng tôi kiến nghị chọn phương án phát triển 1 để áp dụng cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Lào Cai đến năm 2020 với những lý do sau:

+ Đây là phương án phù hợp với trình độ phát triển hiện tại của địa phương. Lào Cai đang là một trong những tỉnh nghèo nhất ViệT Nam, chính vì vậy cần xem xét các định hướng phát triển phù hợp với trình độ công nghệ và khả năng xử lý môi trường khi các hoạt động phát triển diễn ra.

+ Là tỉnh có tài nguyên khoáng sản dồi dào nên Lào Cai có thể nghiên cứu,

đẩy mạnh khai thác khoáng sản phục vụ cho phát triển. Tuy nhiên, mặt trái của các hoạt động khai thác khoáng sản là có thể gây ra những tác động manh mẽ tới môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản và chế biến khoáng sản tại Lào Cai đều diễn ra dọc theo bờ sông Hồng, những chất thải của các hoạt động này đều trực tiếp đổ thải xuống sông Hồng, gây ảnh hưởng tới các khu vực hạ lưu.

+ Việc phát triển du lịch tại Lào Cai là một trong những định hướng phát triển trong tương lai. Khai thác lợi thế từ văn hóa của các dân tộc thiểu số, tuy nhiên, tốc

độ phát triển phù hợp với phương án phát triển này sẽ hạn chế những tác động không có lợi từ rác thải và nước thải từ hoạt động của các nhà hàng khách sạn và giảm tới mức tối thiểu áp lực lên vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 74 - 76)