Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 58 - 66)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

c. Năng lượn g bưu chính viễn thông

2.2. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự

án trong trường hợp không thực hiện dự án (Phương án 0):

2.2.1. Tai biến môi trường:

Với phân bốđịa hình cũng như phân bố các đường đứt gãy, trong tương lai Lào Cai phải đối mặt với những tai biến môi trường nghiêm trọng khi không có các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu. Với định hướng phát triển đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 14,5% tổng diện tích tự nhiên, với những dự án sản xuấtrau an toàn, dự án trồng cây thuốc lá, dự án ản suất hoa hàng hóa… là những nguy cơ tiềm ẩn những tác động ko có lợi cho môi trường địa chất tại vùng này. Việc bà con dân tộc thiểu số phá rừng canh tác nương rẫy tạo ra một khoảng đất trống với độ che phủ thấp. Đây là những khu vực có nguy cơ cao về trượt lở, xói mòn… khi có những trận mưa lớn diễn ra.

Hình 7: Phân bốđịa hình và đứt gãy tại Lào Cai

Bên cạnh đó, dự án quy hoạch đã giành 1.500ha để cải tạo và chăn nuôi giống bò vàng vùng cao, đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn nguồn gen quý hiếm hiện có này. Tuy nhiên, nếu không có sự quy hoạch, phân vùng trồng cỏ một cách hợp lý, các dự án này có thể mang lại những nguy cơ to lớn cho tương lai. Theo đánh giá, việc kết hợp với các dự án bảo tồn loài bò vàng, tập quán canh tác du canh du cư trên địa bàn sẽ là nguy cơ gây ra các tai biến môi trường và mùa mưa. Đây là vấn đề cần quan tâm, quy hoạch phát triển một cách hợp lý nhằm giảm thiểu những tác hại có thể sảy ra và mua mưa lũ.

Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm tới các tai biến có thể sảy ra tại hai bờ sông Hồng, với các hoạt động như xây dựng cảng sông, khai thác vật liệu xây dựng, accs hoạt động vận tải đều có những tác động làm gia tăng các nguy cơ xói lở bờ sông, trượt lởđất ven sông gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân hai bên bờ

sông.

Theo đánh giá, các tai biến sảy ra hàng năm vào mùa mưa lũ, gây tác động mạnh mẽ tới tính mạng và tài sản của người dân. Khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm là khoảng thời gian các tai biến như lũống, lũ quét, trượt lở, sạt lở sảy ra.

2.2.2. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:

Nhưđã phân tích ở trên, với tác dụng của các dự án 327 và 661 của Chính phủ, diện tích rừng của Lào Cai vẫn đang trong thời gian tăng trưởng. Tính cho đến cuối năm 2007, tổng diện tích rừng của Lào Cai ước tính đạt 310.000 ha, chiếm khoảng hơn 44% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Việc áp dụng các chương trình trồng rừng có sự hỗ trợ từ trung ương, việc áp dụng các quy định có tính đặc trưng của địa phương đã mang lại những thành tựu nhất định trong công tác trồng và phục hồi rừng tại Lào Cai. Theo số liệu thống kê và dự báo, chúng ta có thể thấy biến đổi diện tích rừng tại Lào Cai cho đến năm 2020 ở hình dưới đây:

Xu thế biến đổi diện tích rừng tại Lào Cai 0 50 100 150 200 250 300 350 400 1995 2000 2005 2010 2015 2020 Năm n g h ìn h a Hình 8: Biến đổi diện tích rừng tại Lào Cai đến năm 2020

Tuy nhiên, phát triển không bền vững vì chất lượng rừng không cao, chức năng phòng hộ của một số diện tích rừng phòng hộ không còn. Vấn đề phát triển 3 loại rừng; rừng tự nhiên, rừng sản xuất, rừng phòng hộ là khó khăn vì tập quán của những người dân tộc thiểu số.

Việc phát triển nông nghiệp không chú ý tới bảo tồn và phát triển các nguồn gen bản địa sẽ là nguyên nhân tạo nên sự nghèo nàn về đa dạng sinh học của địa phương trong tương lai. Vấn đề săn bắt thú rừng phục vụ cho phát triển du lịch một cách lén lút, khó kiểm soát, chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy của bà con dân tộc ít người là những nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học tại địa phương.

2.2.3. Chất thải rắn:

Theo đánh giá, nguồn chất thải rắn tại Lào Cai được xác định bao gồm: Chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn bệnh viên và chất thải rắn sinh hoạt. Với mỗi

nguồn thải, các loại chất thải có tính chất và thành phần khác nhau, nên cần có những biện pháp quản lý cũng như xử lý khác nhau.

Với nguồn thải công nghiệp: tính cho đến nay, hàng năm Lào Cai có khoảng 8.000.000m3 chất thải rắn từ nguồn này. Theo dự báo, tính đến năm 2020, lượng chất thải rắn công nghiệp có thể tăng lên đến 12.000.000m3/năm. Thành phần chất thải rắn công nghiệp ởđây bao gồm đất đá trong quá trình khai thác khoáng sản, các phế phụ phẩm trong quá trình sản xuấtcũng như tinh lọc quặng tại các nhà máy tuyển quặng... Đây là lượng chất thải rắn rất khó xử lý, biện pháp chủ yếu được sử

dụng ở đây là chôn lấp. Vấn đề cầ quan tâm là với lượng chất thải khổng lồ này, phân bố dọc theo hai bên bờ sông Hồng sẽ là nguy cơ cho sự bồi lấp tại dòng sông, gây ảnh hưởng đến hoạt động của cảng sông trong tương lai.

Với nguồn thải bệnh viện: theo ước tính hiện nay, hàng ngày lượng rác thải rắn y tế thải vào môi trường là khoảng 4 tấn. Hầu hết lượng rác thải này đều chưa được xử lý bằng bất cứ biện pháp nào. Theo dự báo trong tương lai, lượng chất thải rắn bệnh viện tại Lào Cai vào năm 2015 và 2020 lần lượt là 4,5 tấn/ngày và 5 tấn/ngày.

Đây là một thách thức lớn cho việc xử lý chất thải rắn tại khu vực, vì đây là loại chất thải đặc biệt, cần có công nghệ xử lý phù hợp mới có thể xử lý triệt để và ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh qua chất thải này.

Với nguồn thải sinh hoạt: Theo tính toán hệ số phát thải cho người dân thành thị

là 0,5kg rác/người/ngày và hệ số phát thải cho người dân nông thôn là 0,3

kg/người/ngày. Như vậy, có thể dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Lào Cai và các giai đoạn như sau:

Dự báo chất thải rắn tại Lào Cai 0 20 40 60 80 100 120 140 2005 2006 2007 2008 2010 2015 2020 Năm T n r ác t h i Thành Thị Nông thôn Tổng Hình 9: xu thế diễn biến chất thải rắn tại Lào Cai Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ trong môi trường tự nhiên tương đối lớn, mức độ ảnh hưởng của các chất thải từ sinh hoạt tới môi trường nhỏ hơn ảnh hưởng của rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Tuy nhiên do lượng thải này khá nhiều nên mức độảnh hưởng của chúng

đến môi trường tự nhiên cũng rất lớn đặc biệt khi lượng chất thải vượt quá ngưỡng phân huỷ của các vi sinh vật.

Lượng rác thải sinh hoạt phân bố chủ yếu ở các khu vực đông dân cư như

thành phố Lào Cai, thị trấn Sa Pa, Bắc Hà…

Với nguồn thải Nông lam nghiệp: Phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với lượng rác thải nhỏ và dễ phân hủy sinh học. Bên cạnh đó, lượng rác thải này còn có thể được tái sử dụng làm phân bón phục vụ cho nông nghiệp, đây là nguồn dinh dưỡng bổ xung cho đất rất tốt.

Hiện nay, rác thải sinh hoạt cũng như rác thải công nghiệp được đưa về những bãi rác lộ thiên gây nguy cơ lây lan dịch bệnh. Lượng rác thải trong khai thác khoáng sản tăng mạnh là nguy cơ làm mất cảnh quan sinh thái cũng như tiềm ẩn những tai biến như trượt lở, lũ quét... Vấn đề rác thải sẽ tập trung tại những khu đô thị lớn như Tp Lào Cai, khu du lịch Sapa, các khu thị trấn, thị tứ tại các huyện cũng như những khu đô thị khác, bên cạnh đó cần quan tâm tới vấn đề rác thải rắn tại các khu vực khai thác khoáng sản, các khu vực công nghiệp như khu công nghiệp Tằng Loỏng, khu công nghiệp Đông Phố Mới, Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải.

2.2.4. Suy thoái chất lượng đất:

Quy hoạch sử dụng đất không phù hợp, phân bố đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp không có quy hoạch, sự phát triển tự phát của việc canh tác nương rẫy theo phương thức du canh du cư cảu bà con dân tộc thiểu số là nguy cơ gia tăng xói mòn

đất. Phát triển nâng cao năng suất cây trồng trong nông nghiệp đồng nghĩa với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại địa bàn là những nguyên nhân gây ra sự thoái hóa chất lượng đất canh tác trên địa bàn tỉnh. do xuất phát từ

thói quen canh tác khai thác tối đa tiềm năng đất mà quên đi việc chăm bón cải tạo phục hồi lại đất. Tập quán sản xuất lạc hậu này đã và đang gây ra những hậu quả

lớn là năng suất, chất lượng cây ăn trái ngày càng giảm sút dẫn đến những thiệt hại về kinh tế ...

Xuất phát từ thói quen canh tác khai thác tối đa tiềm năng đất mà quên đi việc chăm bón cải tạo phục hồi lại đất. Tập quán sản xuất lạc hậu này đã và đang gây ra những hậu quả lớn là năng suất, chất lượng cây trồng ngày càng giảm sút dẫn đến những thiệt hại về kinh tế ... Bên cạnh đó là những tác động của mưa axit tới môi trường đất khu vực, Lào Cai là khu vực phát hiện mưa axit đầu tiên tại Việt Nam, hiện nay. Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì từ năm 1997 cho tới nay, năm nào cũng ghi nhận được sự

xuất hiện của mưa axit tại tỉnh Lào Cai. Đây là một trong những thách thức về bảo vệ môi trường đất nói riêng và phát triển sản xuấtnông nghiệp tại Lào Cai nói chung.

Chính vì vậy, môi trường đất vẫn tiếp tục suy thoái, đặc biệt là tại các khu khai thác khoáng sản và các khu công nghiệp. Trượt lở, xói mòn đất diễn ra tại những vùng có độ dốc lớn dẫn đến thu hẹp diện tích đất canh tác. Vấn đề tăng năng suất cây trồng với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tràn lan sẽ

gây ra sự suy thoái về chất lượng đất.

2.2.5. Ô nhiễm nước mặt:

Vấn đề nước cấp và nước thải đang là vấn đề bức xúc tại Lào Cai. Theo thông kê, đến nay, tại Lào Cai chưa có bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải tập trung nào. Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải sinh hoạt nông thôn đều được trực tiếp thải vào môi trường gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường. Các nguồn thải chính được biết đến là các nguồn như: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuấtcông nghiệp, nước thải sản xuấtnông nghiệp…

Với nguồn thải sinh hoạt: đây là nguồn thải với đặc điểm có nồng độ chất hữu cơ cao, dễ phân hủy sinh học. Tuy nhiên, lượng nước thải lớn đang là một vấn đề

môi trường nghiêm trọng mà Lào Cai phải đối mặt trong tương lai.

Dự báo lượng nước thải sinh hoạt tại Lào Cai

0 20 40 60 80 100 120 2005 2010 2015 2020 Năm Ng h ìn m 3 Thành Thị Nông thôn Tổng

Hình 10: dự báo lượng nước thải sinh hoạt tại Lào Cai đến năm 2020 Theo hình trên cho thấy, cho đến năm 2020, tổng lượng nước thải sinh hoạt tại Lào Cai ước tính khoáng hơn 110 ngàn m3/năm. Đây là lượng nước thải khổng lồ, chủ yếu phân bố tại khu vực nông thôn, đó là một khó khăn lớn trong việc triển khai các biện pháp xử lý nước thải.

Với nguồn thải công nghiệp: Cho tới nay, chưa có một thống kê cụ thể nào về

lượng nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuấtcông nghiệp tại Lào Cai. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây là hầu hết các nhà máy xí nghiệp có nước thải đều chưa có bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải nào, nước thải được trực tiếp đổ thẳng vào môi trường. Theo đánh giá, hầu hết các nhà máy xí nghiệp ven bờ sông Hồng

đều không có biện pháp xử lý mà xả thải trực tiếp nước thải ra sông Hồng, điều này

đã gây ô nhiễm cục bộ tại đầu nguồn thải.

Với nguồn thải nông nghiệp: đây là nguồn thải phân bố rộng khắp, rất khó có thể quản lý và xử lý một cách hiệu quả. Nước thải trong sản xuấtnông nghiệp có đặc trưng là có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, dư lượng phân bón hóa học… đây là những chất hóa học khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong nước, gây ảnh hưởng đến

Việc khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuấtlà một nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tiềm năng khai thác nước ngầm tại đây vẫn chưa được tính toán đến. Cho đến nay, mới chỉ có 68 giếng khoan khai thác nước ngầm ở tầm sâu phục vụ cho sinh hoạt. Theo thông kê, trên địa bàn tỉnh hiện có là 45.466 trong đó 686 hệ tự chảy tập trung, 433 hệ tự

chảy nhỏ; 03 hệ bơm dẫn, 68 giếng khoan, 36.845 giếng đào, 2060 bể chứa nước, 57 bể lọc chậm, 5.004 lu chứa nước bê tông và 310 lu chứa nước nhựa. Như vậy là các biện pháp xử lý nước cấp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, là hiểm họa lan tràn dịch bệnh trong tương lai.

Bên cạnh các vấn đề trên, nước thải từ các bãi rác tập trung không được xử lý cũng là một trong những vấn đề liên quan đến sự suy thoái nước mặt tại Lào Cai. Theo thống kê, hầu hết lượng rác thải sinh hoạt các rác thải y tế trên địa bàn tỉnh sau khi thu gom đều được tập trung đổ thải tại các bãi rác lộ thiên mà không có bất kỳ

một biện pháp xử lý nào, đây là nguồn nước thải cực kỳ nguy hiểm vì nước rác là một hợp chất độc, khó phân hủy. Như phân tích ở trên, lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, dẫn đến lượng nước rác trong tương lai cũng tăng theo, và đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm một cách nghiêm trọng nếu không có các biện pháp xử lý thích hợp.

Bên cạnh đó yếu tố biến đổi khí hậu cũng có thể gây nên sự thay đổi về trữ

lượng nước mặt. Mưa axit cũng là một trong những nguyên nhân mang tính tự

nhiên có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt tại khu vực. Theo thống kê từ

năm 2004 đến nay, tại Lào Cai luôn phát hiện ra mưa axit với độ pH thấp, từ 4,5

đền 5,5. với độ pH này, sựảnh hưởng đến các loài sinh vật dưới nước cũng như các loài thực vật là rất lớn.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)