Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện dự

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 76 - 86)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

3.3.Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện dự

Chương 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN

3.3.Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện dự

án:

3.3.1. Xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện dự án Đối với vấn đề tai biến môi trường:

Xu thế diễn biến các vấn đề tai biến môi trường tại Lào Cai có thểđược tạo ra bởi một số nguyên nhân. Các nguyên nhân tác động này là hệ quả của việc thực hiện các dự án có trong quy hoạch. Tùy theo mức độ quan tâm của những nhà quản

lý trong quá trình lập và thực thi các dự án mà diễn biến các vấn đề tai biến môi trường sẽ xấu đi hay tốt lên, diễn ra nhanh hay chậm và tác động nhỏ hay lớn.

Theo bản quy hoạch, Lào Cai phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệt che phủ rừng là 60%, đây là một nỗ lực lớn của các cấp chính quyền cũng như người dân Lào Cai. Diện tích rừng tăng là một cơ hội giảm thiểu các tai biến môi trường trên địa bàn như các trận lũống, lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở, xói lở… Và đây là hoạt động giúp cho địa bàn có thể giữ và điều tiết được lượng nước mặt và nước ngầm thông qua những ảnh hưởng từ rừng.Tuy nhiên, trong quy hoạch không nêu rõ các biện pháp kiểm soát chất lượng rừng trồng và kiếm soát ngăn chặn nạn phá rừng vẫn đang hoành hành tại Lào Cai. Diện tích rừng lớn nhưng chất lượng rừng thấp vẫn đang là một vấn đề bức xúc cần tìm hướng giải quyết tại Lào Cai.

Với mục tiêu phấn đấu tăng tỷ lệ che phủ rừng, ước tính đến năm 2020, diện tích đất lầm nghiệp toàn tỉnh chiếm khoảng 55,6% và diện tích đất nông nghiệp chiếm 16,2% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Với định hướng phát triển này, diện tích đất trống, đất chưa sử dụng giảm xuống từ 25,85% diện tích tự nhiên năm 2010 còn 6,45% diện tích tự nhiên vào năm 2020. Như vậy khả năng khai thác đất phục vụ cho phát triển nông lâm nghiệp tăng lên, giảm nguy cơ sảy ra các tai biến môi trường tại vùng núi cao cũng như những vùng có độ dốc lớn.

Một khía cạnh khác ảnh hưởng đến diễn biến các vấn đề tai biến môi trường đó là sự phát triển của khai thác khoáng sản dọc theo bờ sông Hồng. Theo tính toán, hiện nay mỗi ngày, công nghiệp khai thác khoáng sản thải ra môi trường khoảng 22000m3 chất thải rắn. Do không có bất kỳ một biện pháp xử lý nào đối với lượng rác thải này, chính vì vậy nguy cơ sảy ra các trận lũ bùn đá là rất khó tránh khỏi vào mùa mưa. Với đặc tính là bùn đất bở rời được đổ thành đống trong quá trình khai thác mỏ, nên khi có mưa xuống, lượng đất đá ngấm nước và có thể tạo thành những trận bùn đá khủng khiếp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới các khu vực dân cư phía dưới.

Một vấn đề có thể là nguyên nhân gây ra các tai biến môi trường là vấn đề quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị và quy hoạch phát triển giao thông. Vì Lào Cai là tỉnh có sự chia cắt địa hình mạnh mẽ, với những đường đứt gãy dày đặc, chính vì vậy, nghiên cứu quy hoạch khu dân cư tập trung, dân cưđô thị cũng như quy hoạch phát triển giao thông cần tính đến các điều kiện về địa hình địa chất nhằm giảm thiểu tối đa những nguy cơ sảy ra các tai biến môi trường.

Theo thống kê, hầu hết các hiểm họa sảy ra đều được ghi nhận vào mùa mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, đặc biệt là vào các tháng 8 và 9. Đây là

thời gian tập trung tới 80% lượng nước mưa trong năm, chính vì vậy, cần có kế

hoạch phòng ngừa, ứng cứu kịp thời vào khoảng thời gian này.

Đối với vấn đề Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Cho đến nay, tại Lào Cai có gần 310 ngàn ha rừng chiếm khoảng 48% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Theo phân tích xu hướng phát triển diện tích rừng thì cho

đến nay, diện tích rừng của Lào Cai luôn tăng. Đây cũng là một kết quảđáng khích lệ cho những nỗ lực trồng rừng của địa phương, và theo xu thế này, trong quy hoạch phát triển đã đưa ra mục tiêu phát triển diện tích rừng một cách hợp lý. Theo quy hoạch, toàn tỉnh cố gắng tăng tỷ lệ che phủ rừng đạt 55% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020. Theo phân tích trong phần phương án không, với xu hướng biến đổi thực tại thì diện tích rừng tại Lào Cai chỉ đạt khoáng 54% độ che phủ cho toàn bộ

diện tích tự nhiên của tỉnh. Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển thì tỷ lệđó là 60%. Cho dù diện tích che phủ rừng có tăng nhưng lại khôngcó sự quan tâm đến chất lượng rừng thì mọi sự cố gắng đều không đạt kết quả. Tính đến cuối năm 2007, tổng trữ lượng gỗ tại Lào Cai là trên 12.500 nghìn m3 trong đó trữ lượng có thể khai thác là 20.000m3, chiếm khoảng 17% tổng trữ lượng gỗ. Điều này cho thấy rừng tại Lào Cai là rừng nghèo. Điều này có thể được giải thích bằng những nguyên nhân như

khai thác rừng không được kiểm soát; hiện trạng đốt rừng làm nương rẫy của người dân tộc thiểu số và một số nguyên nhân khác như chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp… Với mục tiêu phát triển hiện nay, tình trạng tài nguyên rừng diễn ra theo xu thế tăng diện tích che phủ nhưng giảm về chất lượng rừng. Đây là hệ quả

của việc gia tăng diện tích đất nông nghiệp ở một số dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, sự phát triển của các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn và do tập quán du canh du cư của người dân tộc thiểu số.

Những hoạt động phát triển diện tích rừng có thể đưa Lào Cai trở thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất nước, đây cũng là cơ hội cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn những nguồn gen quý hiếm tại địa phương. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn Lào Cai phát hiện được trên 847 loài thực vật thuộc 164 họ trong đó có tới 17 loài quý hiếm như Lát hoa, Thiết sam, Hoàng đàn giả, Đinh, Nghiến… Bên cạnh đó, cũng phát hiện hơn 440 loài chim, thú, bồ sát và

ếch nhái, trong đó có 84 loài thú, 251 loài chim, 73 loài bò sát… Thành phần các loài phân bố không đều do sự ảnh hưởng của nạn chặt phá rừng và nạn săn bắt không kiểm soát. Hiện tại các loài động vật (trong đó có các động vật quý hiếm có nguy cơ bị diệt chủng như: vượn đen, cầy vằn bắc, cầy gấm, gà rao, rắn hổ chúa,

chồn vàng, báo gấm, báo hoa mai, sóc bay...) thường tập trung ở những khu rừng nguyên sinh thuộc Sa Pa và Văn Bàn.

Tuy nhiên Sapa và Văn Bàn là hai trong ba điểm trong tâm phát triển về du lịch trong tương lai của Lào Cai, và đây lại là một mối đe dọa cho vấn đề bảo tồn đang dạng sinh học trên những địa bàn này. Với mục tiêu đặt 1,5 triệu lượt khách/năm vài năm 2020, Lào Cai đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra. Bên cạnh mặt được là tạo công ăn việc làm và thu nhập về kinh tế cho người dân địa phương, phát triển du lịch lại mang lại một áp lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Với sự phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ mát, du lịch leo núi… sẽ gây ra những tác động không tốt tới nơi cư trú của các loài sinh vật, đặt biệt là các loài động vật. Số lượng các cá thể trong một loài hay số lượng các loài động vật trong khu vực có thể bị suy giảm do các hoạt động săn bắn phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Khi triển khai các dự án trong quy hoạch, các áp lực lên nhiệm vụ bảo tồn đang dạ sinh học ngày càng nặng nề, tuy nhiên nếu thực hiện tốt nhiệm vụ trồng và bảo vệ rừng thì đây lại là một cơ hội tốt cho sự phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.

Về vấn đề chất thải rắn

Chất thải rắn là một vấn đề bức xúc tại Lào Cai ở hiện tại và trong tương lai. Theo thống kê, mỗi ngày, tại Lào Cai có khoảng 220 ngàn m3 chất thải rắn do khai thác khoáng sản, 4 tấn rác thải y tế, 1000 tấn rác thải sinh hoạt và rất nhiều rác thải từ hoạt động sản xuấtnông nghiệp và hoạt động du lịch.

Dự báo, khi triển khai các dự án trong quy hoạch, hàng ngày, các khu khai thác khoáng sản có thể thải ra đến 310.000 m3 chất thải rắn. Đây là loại chất thải chủ yếu là đất đá và các vật liệu khác trong quá trình khai thác khoáng sản, chỉ có thể xử lý bằng biện pháp duy nhất đó là chôn lấp, tuy nhiên, cần chú ý tới những hóa chất dư

thừa trong quá trình tuyển quặng.

Theo dự báo, cho đến năm 2020, dân số toàn tỉnh đạt 703,6 ngàn người, trong

đó dân số đô thị đạt 53,6%. Đây là một trong những nguồn rác thải lớn, phân bố

rộng khắp trên toàn địa bàn Lào Cai. Theo quy hoạch tại Lào Cai sẽ phát triển 01 thành phố thuộc đô thị loại II, 04 thị xã và nâng cấp các đô thị trung tâm huyện lỵ, các khu đô thị chuyên ngành cũng như khu kinh tế quốc phòng và khu dân cư trung tâm tiểu vùng kinh tế. Với định hướng phát triển như trên, các khu vực dân cư đô thị và dân cư tập trung của Lào Cai phân bố rộng khắp và có tốc độ tăng trưởng cao, với mục tiêu năm 2020 dân cư đô thị chiếm 53.6% dân số toàn tỉnh. Theo tính toán

ước lượng thì đến năm 2020 lượng rác thải sinh hoạt đô thị tại Lào Cai khoảng 1980 ngàn tấn mỗi ngày. Đây là lượng rác thải khổng lồ và mang theo nhiều vi sinh vật gây bệnh do đây là loại rác thải chứa nhiều chất hữu cơ.

Với sự gia tăng của các bệnh viện và hệ thống trạm y tế, lượng chất thải y tế được dự báo làkhoảng 6 tấn mỗi ngày. Nếu xét về số lượng thì đây không phải là lượng rác thải lớn tuy nhiên đây lại là lượng rác thải nguy hại, cần có biện pháp xử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lý đặc biệt.

Hoạt động sản xuấtnông nghiệp cũng thải ra một lượng rác đáng kể, tuy nhiên

đây là lượng rác thải không đáng quan ngại vì hầu hết đều là chất thải hữu cơ, dễ

phân hủy. Vấn đề cần quan tâm là lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật được xả tràn lan trên đồng ruộng, đây là lượng rác thải nguy hại, cần được thu gom và xử lý theo một quy trình nghiêm ngặt. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật là loại rác thải mang theo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong nó, việc phát thải bừa bãi, không có sự

quản lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước.

Theo quy hoạch, Lào Cai phấn đấu đến năm 2020 đón 1,5 triệu khách du lịch. Hầu hết khách du lịch đến Lào Cai sẽ tập trung tại Sapa, với nhiều loại hình du lịch tại đây. Như vậy, với lượng khách trên, hàng năm Lào Cai phải đối mặt với 750 tấn rác thải do du khách thải ra.

Lượng chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động sản suất, từ sinh hoạt của người dân sẽ là một trong những vấn đề chính cần được quan tâm và đưa ra các biện pháp quản lý cũng như xử lý trong định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai

đến năm 2020. Chất thải rắn không được xử lý triệt để sẽ là một nguồn gây ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và là nguồn lây lan dịch bệnh cho người dân.

Suy thoái chất lượng đất

Theo quy hoạch, việc gia tăng tỷ lệ diện tích đất nông lâm nghiệp cũng như giảm diện tích đất trống và đất chưa sử dụng là một trong những điểm trọng tâm trong

định hướng phát triển Lào Cai đến năm 2020. Tuy nhiên, trong quy hoạch, không nêu rõ các biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ đất. Phát triển nông nghiệp, gia tăng sản lượng, đầu tư chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị sử dụng đất chuyển

đổi sang mục tiêu sản xuấthàng hóa là những nguy cơ gây tổn hại tới tài nguyên đất tại Lào Cai. Đó là một nguyên nhân trực tiếp gây tổn hại tới chất lượng đất khu vực này, những nguyên nhân được biết đến đó là gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng sử dụng phân bón hóa học, chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp… Bên cạnh đó, cần quan tâm tới các nguyên nhân gián tiếp có thể gây nguy hại cho môi trường đất đó là sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ, rác thải

không được xử lý theo quy chuẩn, nước thải của các nhà máy tuyển quặng, chế biên lâm sản, sản xuấtgiấy…

Với địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, việc quy hoạch phát triển nông nghiệp cần tính đến những khu vực nhạy cảm, tránh các vùng đất dốc và cần có biện pháp cải tạo đất hợp lý nhằm hạn chế tới mức tối đa việc xói mòn, bào mòn đất tại các khu vực này. Với tập quán du canh du cư của người dân tộc thiểu số sẽ là một trong những nguyên nhân tạo ra các vùng đất trống, nâng cao nguy cơ xói mòn, bào mòn

đất.

Ô nhiễm nước mặt

Những nguồn gây ô nhiễm nước mặt được biết đến trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Lào Cai là: nước thải trong khai thác khoáng sản và hoạt động công nghiệp, nước thải sản xuấtnông nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải do các hoạt động dinh vụ, du lịch… Đới với lào Cai, đây là một thách thức lớn vì cho đến nay, trên toàn địa bàn tỉnh vẫn chưa có bất cứ một hệ thống xử lý nước thải nào. Tốc độ phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản gia tăng đồng nghĩa với tốc độ

xả thải nước thải cũng gia tăng. Theo quy hoạch, hầu hết các hoạt động công nghệp

đều diễn ra dọc theo bờ sông Hồng. Bên cạnh đó, chưa có bất cứ một biện pháp sử

lý nào mà nước thải được xả thải trực tiếp xuống sông Hồng, đây là một nguyên nhân gây ô nhiễm sông Hồng, gây ra những tác động xấu cho vùng hạ lưu.

Quy hoạch phát triển khu dân cưđô thị, quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch phát triển du lịch sẽ tạo ra một lượng nước thải khổng lồ cần có các biện pháp xử lý. Hình dưới dự báo lượng nước thải sinh hoạt tạo ra vào năm 2020 tại Lào Cai, tính toán dự vào dự báo phát triển đến năm 2020 trong quy hoạch phát triển kinh tế

M3

Hình 10: Lượng nước thải sinh hoạt đô thị và du lịch năm 2020 tại Lào Cai

Đây là lượng nước thải mang theo nhiều chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh và phân bố một cách rộng khắp trên toàn bộ các địa bàn dân cư và khu dịch vụ du lịch. Để có thể quản lý và xử lý một cách hiệu quả loại nước thải này, cần có quy hoạch khu xử lý nước thải tập trung tại các khu dân cư, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cho các khách sạn, nhà hàng phục vụ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý một cách dễ dàng với công nghệ đơn giản, rẻ tiền khi

đầu tư và dễ kiểm tra, vận hành.

Đối với nước thải công nghiệp, với đặc tính có nhiều độc tố không thể ôxi hóa một cách dễ dàng dưới tác dụng của vi sinh vật, chính vì thế nguồn nước thải này rất nguy hại đối với môi trường. Nước thải công nghiệp được biết đến trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Lào Cai là nước thải sản xuấtgiấy, nước thải tuyển quặng như quặng đồng, vàng… đây là loại nước thải chứa rất nhiều hóa chất độc hại, bền về mặt hóa học và rất độc hại với sinh học. Cần xem xét tới lưu vực tiếp nhận các

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 76 - 86)