Chương 2: MÔ TẢ DIỄN BIẾN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 25 - 27)

TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

2.1. Mô tả tóm tắt điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu: vực nghiên cứu:

2.1.1. Điều kiện vềđịa lý, địa chất

Vị trí địa lý:

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đô Hà Nội 338 Km về phía Tây Bắc. Toạ độ địa lý từ 21040’56” đến 22050’30” vĩ độ Bắc; 103030’24” đến 104038’21” kinh độĐông.

Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với điểm cực Bắc thuộc xã Pha Long huyện Mường Khương có toạđộ 22050’30” vĩ độ Bắc, 104014’35” kinh độ Đông.

Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, với điểm cực Nam ở xã Nậm Tha huyện Văn Bàn có toạđộ 22051’ vĩđộ Bắc, 103048’53” kinh độĐông.

Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, với điểm cực Đông là đỉnh PonTatJian có toạ độ 22013’03” vĩđộ Bắc, 104038’21” kinh độĐông.

Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu với điểm cực Tây ở xã ý Tý huyện Bát Xát có toạ độ 22036’ vĩđộ Bắc, 103031 kinh độĐông.

Lào Cai có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 203 Km (gồm 59 Km

đường đất liền và 144 Km đường sông suối), có cửa khẩu quốc tế Lào Cai và cửa khẩu quốc gia Mường Khương, có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), cùng các tuyến quốc lộ 70, 4E, 79 nối Lào Cai với các tỉnh phía Nam (Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội...) và với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc ở phía Bắc; các quốc lộ 4D nối Lào Cai với Lai Châu; đường 279 nối Lào Cai với Hà Giang, Lai Châu. Ngoài giao thông đường sắt, đường bộ, còn có giao thông thuỷ quan trọng bậc nhất ở phía Bắc là sông Hồng. Trên địa phận Lào Cai, sông Hồng đi qua trung tâm tỉnh, có đoạn là ranh giới chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trên suốt chiều dài khoảng 50 Km.

Lào Cai có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng cả trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Với 2 cửa khẩu lớn, Lào Cai là một đầu mối phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và quốc tế nói chung. Tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa, là vùng cao nên tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - văn hoá xã hội.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 636.076 ha (theo số liệu kiểm kê năm 2005), bằng gần 2% diện tích tự nhiên của cả nước; xếp thứ 9 so với 11 tỉnh thuộc vùng núi phía bắc về quy mô đất đai.

Toàn tỉnh có 8 huyện và 01 thành phố. Quy mô diện tích tự nhiên của các huyện, thành phố như sau:

Bảng 4: Phân bố diện tích các đơn vị hành chính tại Lào Cai

Số TT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ % 1 Thành phố Lào Cai 22.925 3,60 2 Huyện Bảo Thắng 68.009 10,69 3 Huyện Bảo Yên 82.483 12,97 4 Huyện Bắc Hà 67.872 10,67 5 Huyện Bát Xát 105.667 16,61 6 Huyện Sa Pa 68.136 10,71

7 Huyện Mường Khương 55.376 8,71 8 Huyện Văn Bàn 142.206 22,36

9 Huyện Si Ma Cai 23.402 3,68

Cộng 636.076 100

Toàn tỉnh có 164 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 14 phường, 8 thị trấn và 142 xã.

Địa hình, địa mạo.

Địa hình Lào Cai thuộc khối nâng kiến tạo mạch. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía

Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu sinh thái khác nhau.

Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ. Chia cắt sâu từ cấp khá mạnh (100 - 200 m/Km2) đến rất mạnh (450 - 500 m/Km2), chia cắt ngang rất phức tạp, từ yếu (<0,5 Km/Km2) đến rất mạnh (> 2 Km/Km2). Phân đai cao thấp của địa hình khá rõ ràng với 7 đai địa hình cơ bản gồm: 100 - 150 m; 300 - 500 m; 600 - 1000 m; 1300 - 1400 m; 1700 - 1800 m; 2100 - 2200 m và 2800 - 2900 m. Trong đó các đai bậc 2, bậc 3 với độ cao từ 300 - 1000 m, chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3143 m so với mặt nước biển,

điểm thấp nhất 80 m thuộc vùng Bảo Thắng.

Vềđộ dốc, hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc thay đổi rất lớn, từđịa hình thoải (0 - 80) có diện tích khoảng 36.000 ha, địa hình nghiêng (8 - 150) khoảng 67.000 ha, địa hình tương đối dốc (15 - 250) có trên 200.000 ha và địa hình dốc (>250) khoảng trên 300.000 ha.

Nhìn chung địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây quá trình sập lở, trượt khối; mặt khác

sông suối tạo thành có lòng hẹp, độ dốc lớn nên mùa mưa lũ thường xẩy ra lũ quét, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía Đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn, địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, ruộng nước rộng là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

2.1.1. Điều kiện về khí tượng – thuỷ văn

Khí hậu

Lào Cai có chếđộ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song do nằm sâu trong lục địa bị

chi phối bởi yếu tốđịa hình phức tạp, nên diễn biến thời tiết khí hậu có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Một số nơi có năm đã xẩy ra hiện tượng đột biến dị thường với những biểu hiện đặc trưng của hai yếu tố là nền nhiệt độ và lượng mưa.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 25 - 27)