- Sông Chảy: Bắt nguồn từ Vân Na m Trung Quốc và chạy dọc theo khu vực phía Đông của tỉnh Đoạn sông chảy qua tỉnh có chiề u dài 124 Km, lòng sông sâu,
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Tài nguyên đất
Do có địa hình phức tạp nên tài nguyên đất của tỉnh rất đa dạng. Trong phạm vi ranh giới tỉnh có 10 nhóm đất, được chia làm 30 loại đất chính, bao gồm:
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 11.838 ha, chiếm 1,86% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy. Đất được hình thành bởi sự bồi tụ và lắng
đọng các vật liệu phù sa của sông, suối; do các sông thường chảy qua nhiều vùng đất
đá, nhiều kiểu địa hình... nên nhóm đất này chia thành 6 loại đất chính gồm: + Đất phù sa được bồi của sông Hồng (phb), diện tích 715 ha.
+ Đất phù sa không được bồi của sông Hồng (ph), diện tích 300 ha. + Đất phù sa không được bồi glây của sông Hồng (phg), diện tích 155 ha. + Đất phù sa các sông, suối khác (p), diện tích 9.250 ha.
+ Đất phù sa có glây của các sông suối khác (pg), diện tích 1.320 ha. + Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng (pf), diện tích 98 ha.
Đất phù sa có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp cho phát triển các loại cây lương thực, cây công nghiệp (lúa, ngô, đậu, đỗ, rau màu...). Tiềm năng thâm canh tăng vụ trên đất phù sa còn rất lớn, nếu có đầu tư thêm thuỷ lợi, chọn giống có độ dài ngày thích hợp, thay đổi dần tập quán canh tác và có sự hỗ trợ của các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Do diện tích nhỏ, nằm rải rác, lại có một số đặc điểm, tính chất tương đồng nên trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000, một số loại đất được gộp lại với nhau:
đất phù sa không được bồi glây của sông Hồng gộp chung vào đất phù sa không được bồi của sông Hồng (lấy ký hiệu ph); đất phù sa có glây của các sông suối khác được gộp với đất phù sa của các sông suối khác (lấy ký hiệu p).
- Nhóm đất lầy: Đất này có độ phì nhiêu cao nhưng chua và thường bị ngập nước, diện tích rất nhỏ, khoảng 260 ha (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên), phân bố lẻ
tẻở Bát Xát, phía Tây thành phố Lào Cai, phía Nam Mường Khương. Đất được hình thành ở những khe, dộc trũng, đồi núi khép kín (không có hoặc có đường thoát nước rất hẹp), thích hợp cho cây trồng nước (lúa, khoai nước, rau muống...). Tuy nhiên hiện tại hầu như chỉđể cỏ mọc tự nhiên.
- Nhóm đất đen: Được hình thành và phát triển trên đá vôi (Rv) và đá secpentinit (Rse), diện tích khoảng 1.050 ha chiếm 0,17% diện tích tự nhiên, phân bố
phân tán ở Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên và rất ít ở Sa Pa.
Đất đen có tầng đất mặt ít chua (pHKCl 5,5 - 6,0), các lớp đất dưới thường trung tính hoặc kiềm yếu (pHKCl 6,0 - 7,0), đạm, lân tổng số rất giàu (N% 1,16 - 0,30%; P2O5% 0,19 - 0,30%). Tuy nhiên, do nhiều sét nên hạn chế của loại đất này khi bị khô rất cứng, chắc, độẩm cây héo cao, cây trồng khó phát triển.
- Nhóm đất đỏ vàng (Feralit): Hình thành và phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh ởđộ cao 900 m trở xuống, diện tích lớn khoảng 300.000 ha. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Quá trình tích luỹ hữu cơ, không có tầng thảm mục hoặc có nhưng rất mỏng. Hàm lượng axít mùn, axit Funvic bao giờ
cũng lớn hơn axit Humic. Quá trình phong hoá rất mạnh, thành phần các khoáng vật sét chủ yếu là Caolinit, Gơtit, Gipxit. Các chất bazơ kể cả bazơ kiềm thổ (như Mg, Ca...) bị rửa trôi mạnh, nên hầu hết các loại đất đều chua. Nhìn chung thì đất đỏ vàng có độ phì tự nhiên khá, thích hợp với cây nông nghiệp dài ngày (như chè, cây ăn quả) và nhiều loại cây hàng năm khác (như sắn, đỗ...).
- Nhóm đất mùn vàng đỏ (mùn Feralit) là sản phẩm phong hoá của đá mẹ, giống nhưđá mẹ hình thành nên nhóm đất đỏ vàng, nhưng phân bốởđộ cao từ 900 - 1800 m, có diện tích khoảng 200.000 ha, được phân bố tập trung tại các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn. Là địa bàn trồng các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và nhiều loại rau ôn đới rất quan trọng của tỉnh.
Ở nhóm đất này tầng đất mùn dầy trung bình 20 - 30 cm, có khi 40 - 50 cm. Tỷ lệ hữu cơ trong đất mặt cao, trung bình 5 - 8%; cá biệt lên tới 10 - 12%. Độ phì tự
nhiên cao hơn đất Feralitic đỏ vàng, thường khá giàu đạm và kali, nhưng lân tổng số
từ trung bình đến nghèo. Đất có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của tỉnh, nhưng nằm ởđầu nguồn trên địa hình bị chia cắt mạnh, dễ bị xói mòn, trượt lở, nên cần phải chú trọng bảo vệ.
- Nhóm đất mùn Alit trên núi: Diện tích khoảng 85.000ha, được phân bố tập trung ở Sa Pa, Văn Bàn và phía Tây Bát Xát - phần đỉnh Hoàng Liên Sơn, thuộc đai độ
cao từ 1800 m - 2800 m, có thảm rừng đầu nguồn còn khá tốt (gồm trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao...).
- Nhóm đất mùn thô trên núi: Diện tích khoảng 530 ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên, chỉ phân bốở phần đỉnh cao từ 2.800 – 3.143 m của núi Phan Xi Păng.
Nhóm đất mùn thô than bùn và đất mùn Alit trên núi cao có ý nghĩa khoa học
đặc biệt, góp phần để tạo nên bảng phân loại đất đầy đủ và đa dạng sinh học theo đai cao đặc sắc duy nhất ở Việt Nam.
- Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa (Fl): Diện tích khoảng 15.000 ha, phân bố rải rác ở các huyện và tạo nên những cảnh quan hình thái nông nghiệp ruộng bậc thang rất đẹp ở Bắc Hà, Sa Pa.
Đây là các loại đất Feralitic hoặc mùn Feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc,
ở các hố sụt Castơ, được con người bỏ nhiều công sức tạo thành các ruộng bậc thang
để cấy lúa, trồng màu.
-Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (E): Diện tích nhỏ khoảng 700 ha, được phân bố tập trung ở Bắc Hà, Mường Khương. Đất hầu như mất khả năng sản xuất nông nghiệp do việc đốt phá rừng làm nương rẫy cộng với mưa lớn làm xói mòn mạnh, trơ
sỏi đá.
- Đất dốc tụ (D và Dg): Diện tích khoảng 10.000 ha, được chia làm 2 loại đất dốc tụ glây và đất dốc tụ. Là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở các chân sườn thoải hoặc khe dốc nên đất có độ phì khác nhau và phân bố rất phân tán trên địa bàn các huyện. Loại đất này có khả năng tăng vụ cao, chủ yếu dùng để trồng lúa, màu.
Tài nguyên nước
- Nước mặt: Nước mặt ở Lào Cai được đánh giá là phong phú và ít bị ô nhiễm. Dòng chảy mặt hàng năm khoảng 9,5 tỷ m3, phân bố không đồng đều, phụ
thuộc nhiều vào địa hình, mưa, lớp phủ bề mặt đệm... Nhìn chung lượng nước hàng năm rất dồi dào, vào mùa kiệt khả năng khai thác tối đa là 0,9 tỷ m3 (hiện tại mới sử dụng khoảng 60 triệu m3) nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt mới chiếm khoảng 2 - 3% lượng nước đến và ở mức độ thấp, chưa đồng đều.
- Nước ngầm: Tỉnh có trữ lượng nước ngầm xấp xỉ khoảng 30 triệu m3, trữ
lượng động 4448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn, đáp ứng đủ
các đối tượng sử dụng dự kiến vào năm 2005 đạt khoảng 3,62 triệu m3/ngày đêm và năm 2010 khoảng 5,35 triệu m3/ngày đêm.
Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có 4 nguồn nước khoáng, nước nóng: nước Sunfat, nước Sunfat bicacbonnat, nước nóng Silic, nước Sunfat hydro. Nước khoáng ở Lào Cai có nhiệt độ cao (trên 400C) và độ khoáng hoá thấp (0,92 - 2,89 g/l). Ngoài các nguồn nước khoáng, trong hệ thống nước ngầm của tỉnh còn có nguồn nước siêu nhạt ở Tacco (huyện Sa Pa).
Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của tỉnh tính đến ngày 01/01/2005 có 282.194,36 ha, chiếm 44,36% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: 229.650,37 ha rừng tự nhiên, chiếm 81,38% và 49.453,08 ha rừng trồng, chiếm 17,52%, đất trồng rừng 3.046,91 ha chiếm 1,1%. Theo mục đích sử dụng rừng sản xuất có 57.924,87 ha, rừng phòng hộ có 204.936,44 ha và rừng đặc dụng có 19.333,05 ha. Rừng phòng hộ và rừng sản xuất được phân bố trên cả 9 huyện, thành phố của tỉnh, riêng rừng đặc dụng tập trung
ở Vườn quốc gia HoàngLiên thuộc huyện Sa Pa.
- Trữ lượng rừng: Tổng trữ lượng rừng gỗ là trên 12.500 nghìn m3, trữ lượng rừng tre, vầu nứa khoảng 200.000 nghìn cây. Hiện nay có thể cho khai thác trong năm trên 20.000m3 gỗ, 500.000 ste củi và hàng triệu cây vầu, nứa.
- Thực vật rừng: Do điều kiện địa hình, khí hậu thay đổi theo độ cao nên thực vật rừng rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Theo tài liệu điều tra, riêng khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên đã phát hiện được 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành. Trong đó có 17 loài quý hiếm như lát hoa, thiết sam, hoàng đàn giả, đinh, nghiến...
Theo độ cao, thực vật rừng được phân thành một số kiểu rừng với các loại cây
đặc trưng sau:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng núi cao trên 1700 m. Gồm các loại: trúc lùn, đỗ quyên, ong ảnh, việt quất, nhân sâm, hoa hồng, thông...
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình 700 - 1700 m, kiểu rừng này có các họ: giẻ, de, mộc lan, óc chó, họ hoa hồng, bách...
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đồi núi thấp dưới 700 m, gồm các họ: đậu, thị, na, giẻ, de, trâm, xoan, bồ hòn, dầu, cam, đinh, sim...
- Rừng thứ sinh sau nương rẫy gồm có các loài: nứa lá nhỏ, hu đay, ba soi, màng tang, là nên, ...
- Rừng trồng gồm các loài: pơmu, lát hoa, sa mộc, chắp tay, đào, đỗ trọng, vối thuốc, bồđề, bạch đàn, keo, đinh, xoan, sến, nhãn, vải...
- Động vật rừng: Theo các tài liệu nghiên cứu, Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát có 73 loài thuộc 12 họ, 2 bộ và ếch nhái có 34 loài thuộc 7 họ, 1 bộ. Thành phần loài phân bố không đồng đều do diện tích rừng tự nhiên bị giảm mạnh và nạn săn bắn vẫn xảy ra. Hiện tại các loài động vật (trong đó có các động vật quý hiếm có nguy cơ bị diệt chủng như: vượn đen, cầy vằn bắc, cầy gấm, gà rao, rắn hổ chúa, chồn vàng, báo gấm, báo hoa mai, sóc bay...) thường tập trung ở những khu rừng nguyên sinh thuộc Sa Pa và Văn Bàn.
Rừng Lào Cai giữ vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo phòng hộ môi trường, an ninh quốc phòng chung của cả nước, góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán xảy
ra ở hạ lưu. Tuy nhiên do việc khai thác và tập quán canh tác nương rẫy đã làm cho tài nguyên rừng đang bị đe doạ, tầng tán bị phá vỡ, chất lượng rừng thấp. Động vật rừng bị săn bắt, nhiều loài đã và đang di cưđi nơi khác, có những loài quý hiếm đang có nguy cơ bị diệt chủng. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ, khai thác rừng hợp lý, hiệu quả hơn.
Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Lào Cai rất phong phú và đa dạng. Tới nay đã phát hiện được 103 điểm quặng, 27 vành phân tán trọng sa, 290 vòng phân tán kim lượng deluvi, nhiều điểm dị thường phóng xạ. Bao gồm 30 loại khoáng sản, có mỏ lớn duy nhất trong cả nước là mỏ Apatit ở thị xã Cam Đường với trữ lượng 1,4 tỷ tấn; có mỏ mang ý nghĩa quốc gia như mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 113,72 triệu tấn; mỏđồng Sin Quyền trữ lượng 51,25 triệu tấn; mỏ Grafit Nậm Thi trữ lượng 15 triệu tấn. Khoáng sản tập trung phân bố thành 3 dải trùng hợp với hệ thống đứt gẫy sông Hồng, Sa Pa và Phan Xi Phăng.
- Đới sông Hồng: Chủ yếu là Apatit, đồng, xạ, đất hiếm, Mica, cao lanh, Môlip
đen, Đôlômit, đá hoa.
- Đới Sa Pa: Gồm Môlip đen, xạ, đất hiếm, cao lanh, Đôlômit, đá hoa.
- Đới Phan Xi Phăng: Gồm các khoáng sản và quặng của xạ, đất hiếm, Barit, Fluoxit, Môlip đen, chì, kẽm, đá xây dựng, Granoxienit, một vài điểm thạch cao. Ngoài ra còn có biểu hiện vàng, thuỷ ngân ở dạng các vành phân tán trọng sa ở Văn Bàn, Bát Xát...
Hiện nay các khu mỏ Apatit , mỏ cao lanh, mỏ sắt Kíp Tước ở Lào Cai, mỏ sắt Làng Vinh, mỏ sắt Khe Lếch, mỏ Fenspat - Làng Giàng, mỏ sắt Quý Sa – Văn Bàn và mỏđồng Sin Quyền - Bát Xáđang được đầu tư khai thác ở quy mô công nghiệp.
Tài nguyên du lịch
- Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa: Với các yếu tố hấp dẫn đặc trưng như: khí hậu mát mẻ quanh năm, nằm ở độ cao trên 1.500m so với mặt nước biển, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước...và đặc biệt là nơi tụ hội các hoạt động văn hoá truyền thống dân tộc (chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa...) đã tạo cho Sa Pa trở thành một trong số
các trung tâm du lịch thắng cảnh nghỉ mát lớn nhất của cả nước.
- Đỉnh núi Phan Xi Păng là điểm cao nhất của Việt Nam, có dãy núi Hoàng Liên Sơn và Vườn Quốc gia Hoàng Liên với diện tích rừng nguyên sinh có hệđộng thực vật
đặc sắc đã và đang hấp dẫn nhiều du khách cũng như các nhà khoa học.
- Nhiều địa danh lịch sử, động tự nhiên đẹp, có các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản (như mơ, mận Bắc Hà...), ruộng bậc thang trên núi cao thuộc các huyện Sa Pa, Mường Khương và Bắ Hà và vùng cao Bát Xát.
- Có cửa khẩu quốc tế, thông thương với vùng tây nam Trung Quốc với tiềm năng du lịch phong phú và giao thông đường sắt đường bộ tại cửa khẩu Lào Cai thuận tiện...
Tiềm năng du lịch của tỉnh rất lớn song mức độ khai thác còn thấp. Hạn chế
chính hiện nay là hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng khác chưa phát triển, kinh tế - xã hội của tỉnh còn đang trong giai đoạn phát triển nên việc đầu tư cho lĩnh vực du lịch còn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Tài nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người Lào Cai gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước
đây, Lào Cai đã là địa bàn cư trú liên tục của các cư dân chủ nhân văn hoá Sơn Vi, văn hoá Hoà Bình và văn hoá Đông Sơn thời dựng nước. Các nhà sử học đã phát hiện trên địa bàn tỉnh gần 20 trống đồng, trong đó có 8 trống loại I Hê-gơ và rất nhiều vũ
khí bằng đồng thau, các công cụ sản xuất bằng đồng (như lưỡi cày, rìa, lưỡi câu...). Số lượng hiện vật đồng thau tìm thấy khá nhiều và tập trung đã chứng tỏ Lào Cai là
địa bàn cư trú quan trọng, là trung tâm luyện kim, trao đổi hàng hoá một thời.
Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, vốn văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, Lào Cai có 27 dân tộc anh em với 27 nền văn hoá đặc sắc, có nhiều di sản quý giá như: dân tộc Thái còn lưu giữ hơn 100 bộ sách bằng chữ Pali ra đời từ thế kỷ
XIII; dân tộc Tày, Dao, Giáy có hàng ngàn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Đặc biệt ở xã Sứ Phán, Hầu Thào (Sa Pa) có bãi đá cổ được chạm khắc hoa văn phong phú, thể
hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu...
Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, các di tích lịch sử của tỉnh như: đền Bảo Hà, đền Thượng, chùa Lê Lợi, quần thể kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng, khu căn cứ cách mạng Cam Đường... vẫn được lưu giữ và tôn tạo. Bên cạnh đó