Thực trạng phát triển các ngành giai đoạn 2001-2005:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 40 - 44)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

b.Thực trạng phát triển các ngành giai đoạn 2001-2005:

* Nông - lâm – ngư nghip:

Sản xuất nông lâm nghiệp phát triển toàn diện, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; Kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch rõ nét; công cuộc xóa đói giảm nghèo có những chuyển biến mạnh mẽ. Hiện nay sản xuất nông lâm nghiệp đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đóng góp lớn cho thu nhập chung toàn tỉnh; giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng bình quân 8,05%/năm, trong đó nông nghiệp 8,74%, lâm nghiệp 4,71%, nuôi trồng thủy sản tăng 9,76%.

- Ngành trồng trọt từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thụ như vùng chè Bảo Thắng, Mường Khương, mận Bắc Hà, rau hoa cao cấp Sa Pa ...; Năng xuất sản lượng sản phẩm trồng trọt tăng mạnh do tỷ lệ giống mới được sử dụng cao; đặc biệt là các vùng lúa thâm canh, ngô và đậu tương hàng hóa. Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng liên tục qua các năm: Năm 2000 đạt 126,8 ngàn tấn, năm 2001 đạt 140 ngàn tấn, năm 2004 đạt 172 ngàn tấn, năm 2005 ước đạt 176,5 ngàn ngàn tấn.

- Ngành chăn nuôi giữ mức phát ttriển ổn định từng bước phát triển mạnh đàn gia súc hàng hóa có thế mạnh của tỉnh như trâu, bò, lợn ngựa...; Chương trình thủy sản đã có bước phát triển tốt với các mô hình nuôi tôm càng xanh, cá chim trắng, rô phi đơn tính và các giống mới khác có hiệu quảđã từng bước được nhân rộng từ việc chuyển một phần diện tích ruộng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Những năm qua, chăn nuôi có nhịp độ phát triển tương đối ổn định với mức tăng bình quân từ 4,2%. Năm 2000 đàn trâu có 85,6 ngàn con, năm 2005 tăng lên 104,8 ngàn con (trung bình tăng 4,4%/năm); Năm 2005 đàn bò 19,2 ngàn con, đàn lợn 330,8 ngàn con (tương ứng tăng so với năm 2000 là: 5%; 11,9%), đàn gia cầm 1.910 ngàn con. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 24,3% trong năm 2005 so với 24,2%

ở năm 2000. Hầu hết các lĩnh vực chăn nuôi hiện nay của tỉnh đang là hình thức chăn nuôi gia đình.

Giá trị trồng trọt, chăn nuôi trên một đơn vị diện tích canh tác tăng từ 8 rriệu

đồng năm 2000 lên 13 triệu đồng năm 2005.

- Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng từ lâm nghiệp nhà nước thuần túy sang lâm nghiệp xã hội với sự tham gia của nhiều thành kinh tế; Từ chỗ chủ yếu khai thác tài nguyên rừng sang trồng, chăm sóc, tu bổ phát triển vốn rừng nên những năm qua nhành lâm nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển khá: Độ tàn che phủ rừng tăng từ

32,2% năm 2000 lên gần 45% năm 2005; Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên 01 ha lâm nghiệp năm 2005 tăng 2,5 lần so với năm 2000 đạt trên 12 triệu đồng.

Cơ cấu sản xuất nông lâm - thuỷ sản của tỉnh trong những năm gần đây được thể hiện như sau:

Bảng 8: Cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp- thuỷ sản tỉnh Lào Cai 2001-2005 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu N2000 ăm N2004 ăm N2005 ăm 1. Nông nghiệp Trong đó: + Trồng trọt + Chăn nuôi 2. Lâm nghiệp 3. Thuỷ sản 81,3 73,0 24,2 17,6 1,1 83,7 73,1 24,3 15,1 1,2 84,3 73,2 24,3 14,5 1,2 Tổng số 100 100 100

* Công nghip - xây dng

- Công nghiệp: Những năm qua, công nghiệp duy trì được được tốc độ

tăng trưởng khá và đúng hướng, bước đầukhai thác có hiệu quả những tiềm năng lợi thế về khai thác chế biến khoáng sản, đầu tư phát triển thủy điện vừa và nhỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản; Bước đầu đã tạo ra bước đọt phá quan trọng cho bước phát triển những năm tiếp theo. Năm 2005, giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 644 tỷ đồng (giá cố định 1994), gấp 2 lần so với năm 2000, mức tăng bình quân dạt 13,9%/năm. Giá trị sản xuất một số ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn có bước tăng trưởng mạnh như công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản tăng 1,7 lần so với giai đoạn 1995-2000, chiếm 50,8% giá trị sản xuất ngành công nghiệp; Công nghiệp chế biến nông lâm sản tăng 1,6 lần, chiếm 17,9%; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng 3,1 lần; đặc biệt ngành cơ khí, điện, nước tăng 16 lần, chiếm 14,7%, đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh đã có 5 nhà máy thuỷ điện được đầu tư xây dựng với tổng công xuất thiết kế 129,6MW chiếm khoảng 14,4% công xuất có thể khai thác thủy

điện của tỉnh.

Khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào,

điều kiện giao thông thuận lợi..., để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước

đầu tư vào Lào Cai; Trong những năm qua tỉnh Lào Cai đã thành lập 02 khu công nghiệp Đông Phố Mới và Bắc Duyên Hải, hai khu CN này đã cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng để đón các nhà đầu tư; Ngoài ra tỉnh cũng đã đầu tư quy hoạch mở rộng khu công nghiệp Tằng Loỏng huyện Bảo Thắng, đây là cụm công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất, sản xuất phân bón ... nhiều nhà máy xí nghiệp xây dựng tại đây đã đi vào hoạt động; Tại huyện Bát Xát - Tổ hợp khai thác chế biến đồng Sin Quyền đang chạy thử và đưa vào sản xuất.

- Xây dựng: Vốn đầu tư cho phát triển tăng mạnh qua các năm, tổng vốn

đầu tư cho xã hội trong 5 năm ước đạt 7.277 tỷđồng, bình quân tăng 29,7%/năm. Trong đó tổng vốn (thuộc ngân sách Nhà nước) đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ

tầng trong 5 năm ước đạt 1.700 tỷđồng bình quân tăng trên 30,5%/năm. Bảng 9: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh qua một số năm

Sản phẩm Đơn vị Năm 2000 Năm 2004 Năm 2005 - Quặng Apa tít 1000 Tấn 784,5 840,0 1.000,0 - Quặng sắt 1000 Tấn 78,0 232,8 150,0 - Đồng tinh luyện 1000 Tấn 4,3 5,2 4,5 - Đường mật 1000 Tấn 4,9 4,8 4,0 - Bia Triệu lít 1,5 2,2 3,0 - Xi măng Ngàn tấn 43,9 82,0 90,0 - Gạch nung Triệu viên 34,8 70,0 80,0 - Fenspat nghiền 1000 Tấn 30,8 110,2 120,0 - Chè chế biến 1000 Tấn 0,5 1,2 1,3 - Thức ăn gia súc 1000 Tấn - 0,5 2,5 - Nước sạch Triệu m3 1,3 3,5 3,8 - Gỗ xẻ 1000 m3 1,9 15 15 - Giấy đế 1000 Tấn 1,1 5,1 6,0 - Phân NPK 1000 Tấn 8,1 20,0 30 Tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng hiện đang có tỷ trọng nhỏ

trong nền kinh tế của tỉnh và mặc dù vẫn có sự tăng tưởng nhưng chưa ổn định. Sản xuất một số ngành công nghiệp chủ yếu mới gắn liền với khai thác tài nguyên, còn chế biến đòi hỏi công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động sau công đoạn khai thác chưa nhiều.

* Thương mi - dch v :

Giai đoạn 2001-2005 lĩnh vực thương mại - dịch vụđạt tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,2%/ năm, tăng 1,7 lần so với năm 2000; Năm 2005, tỷ trọng của thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 40% trong GDP, giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ

năm 2005 tăng gấp 2 lần so với năm 2000.

- Hoạt động thương mại diễn ra sôi động, hàng hóa lưu thông phong phú, tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn năm 2005 tăng 2,8 lần so với năm 2000, đạt tốc độ tăng bình quân 23%.

Trong hoạt động thương mại, thương nghiệp quốc doanh vẫn giữđược vai trò chủ đạo trong việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào miền núi theo chính sách của Đảng và Nhà nước như dầu hoả, muối iốt, thuốc chữa bệnh, vở học sinh... đồng thời cũng đang từng bước thay đổi về tổ chức và hoạt động để thích ứng với cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, thương nghiệp ngoài quốc doanh và mạng lưới các chợ cũng đang góp phần tích cực trong việc phát triển chung của ngành.

Hoạt động xuất nhập khẩu những năm qua phát triển mạnh (chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, các cửa khẩu quốc gia và các lối mở tiểu ngạch); Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên

địa bàn năm 2005 đạt 100 triệu USD gấp hai lần so với năm 2000; bình quân tăng 21,5%/năm.

- Khai thác lợi thế du lịch Sa Pa, Bắc Hà và thành phố Lào Cai, những năm qua hoạt động du lịch đã thu được nhiều kết quảđáng phấn khởi, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương; Các cơ sở phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách; đã hình thành các tuyến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điểm du lịch như Sa Pa- Bắc Hà - Bát Xát; tua du lịch đường dài, kể cả du lịch quốc tế như : Lào Cai – Hà Nội -Hạ Long; Lào Cai đi các điểm du lịch của Trung Quốc...; Doanh thu du lịch tăng từ 33 tỷđồng năm 2000 lên 212 tỷđồng năm 2005, với lượng khách tăng từ 210 ngàn người năm 2000 lên trên 500 ngàn người năm 2005 (trong đó khách nước ngoài tăng từ 140 ngàn lên 180 ngàn người).

2.1.5. Điều kiện về xã hội:

Tổng dân số toàn tỉnh: 593.600 người (số liệu năm 2007), trong đó: - Số người trong độ tuổi lao động: 314.520 người, chiếm khoảng 53%; - Mật độ dân số bình quân: 93 người/km2.

Dân tộc: Có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,...

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, với 164 xã, thị

trấn, trong đó có 138 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực:

- Khu vực I: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi.

- Khu vực II: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế- xã hội khó khăn, phần

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 40 - 44)