L v= Sn V kdbq
4. Tổng kết bài 25
4.2.3. Những vấn đề tài chính khi thực hiện phá sản DN
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản: Là những DN không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
Giải quyết cho DN phá sản là giải pháp cuối cùng, khi đã áp dụng các giải pháp khác mà vẫn không cứu vãn được DN
Đối với Việt Nam, theo quy định của luật phá sản (6/2004), thì chỉ có Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với DN (HTX) đã đăng ký kinh doanh ở cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh đó.
Những đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
- Các chủ nợ: Các chủ nợ không có đảm bảo hoặc có đảm bảo một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp (HTX). Đơn nộp cho Tòa án có thẩm quyền theo từng cấp.
- Người lao động: Khi DN lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN đó.
- Chủ sở hữu DNNN: Đại diện chủ sở hữu của DNNN lâm vào tình trạng phá sản có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Các cổ đông của công ty cổ phần: Nếu không tiến hành được đại hội đồng cổ đông thì cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần đó.
- Các thành viên của Công ty hợp danh: Có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh. Tòa án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Về việc quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: Luật phá sản cũng quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Trong thời gian khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản, thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN vẫn diễn ra bình thường, nhưng phải chịu sự giám sát của thẩm phán và tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Cần đề phòng và nghiêm cấm doanh nghiệp có các hành vi như: (Kể từ khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản).
- Cất giấu, phân tán tài sản.
- Thanh toán nợ không có đảm bảo. - Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ.
- Chuyển nợ không bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của DN.
Thứ tự phân chia tài sản khi mở thủ tục thanh lý đối với DN như sau:
- Phí phá sản.
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH.
- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ theo tỷ lệ tương xứng. Nếu giá trị tài sản của DN sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định như trên mà vẫn còn thì phần còn lại sẽ thuộc về:
- Chủ DN tư nhân.
- Các thành viên của Công ty, các cổ đông của Công ty cổ phần. - Chủ sở hữu DNNN.
4. Tổng kết bài
Trong tiết này sinh viên phải nắm được:
+ Những vấn đề tài chính khi thực hiện phá sản DN
Tiết sau tìm hiểu về:
+ Ví dụ minh họa trường hợp công ty bị tòa án kinh tế ra quyết định phá sản
Tiết số 58/ 60 1. Mục đích.
Cung cấp cho sinh viên ví dụ minh họa trường hợp công ty bị tòa án kinh tế ra quyết định phá sản
2. Yêu cầu.
Sinh viên hiểu được khi công ty bị tòa án kinh tế ra quyết định phá sản công ty đó sẽ được giải quyết như thế nào.
3. Nội dung của tiết học.
Sau đây là ví dụ minh họa trường hợp Công ty X khi tòa án kinh tế ra quyết định phá sản. Tòa án đã xác định giá trị thanh lý của Công ty là 10.000 triệu đồng.
Giá trị các khoản có thứ tự ưu tiên cần giải quyết là:
(1) Chi phí phá sản 600 triệu đồng (2) Nợ lương công nhân 600 triệu đồng
(3) Nợ bảo hiểm xã hội 80 triệu đồng
(4) Trợ cấp thôi việc 420 triệu đồng (5) Các khoản nợ có bảo đảm 2.400 triệu đồng (6) Tiền ký thác của khách hàng 700 triệu đồng
Cộng 4.800 triệu đồng
Các khoản nợ không có bảo đảm và các khoản nợ khác là: (1) Các khoản phải trả 2.000 triệu đồng (2) Các khoản nợ 4.000 triệu đồng (3) Các khoản nợ khác 7.000 triệu đồng
Cộng 13.000 triệu đồng
Những khoản nợ không có bảo đảm và các khoản nợ khác có tổng giá trị là 13.000 triệu đồng, nhưng số tiền còn lại để chi trả chỉ là 5.200 triệu đồng bằng 40%
số cần phải trả (10.000 – 4.800 = 5.200; 5.200 : 13.000 = 0,4 hay 40%); các chủ nợ sẽ nhận được số tiền bằng số nợ gốc của họ nhân với tỷ lệ 0,4.
Đơn vị: Triệu đồng
Các khoản nợ không có bảo đảm Số nợ gốc Số được thanh toán
1. Các khoản phải trả 2. Các khoản nợ dài hạn 3. Các khoản nợ khác 2.000 4.000 7.000 800 1.600 2.800 13.000 5.200
Do tổng giá trị thanh lý không đủ để trả nợ nên các chủ sở hữu không nhận được khoản tiền nào từ việc bán tài sản.
Ở Việt Nam Luật phá sản có quy định những người lãnh đạo DN như giám đốc, Chủ tịch và thành viên HĐQT Công ty, Tổng Công ty 100% vốn Nhà nước khi bị tuyên bố phá sản, họ sẽ không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ DNNN nào, kể từ ngày công ty (TCT) Nhà nước bị tuyên bố phá sản. Nếu được giao là đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác thì cũng không được cử chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
Những đối tượng như chủ DNTN, Công ty hợp danh, Giám đốc; Hội đồng thành viên DN... cũng không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm kể từ ngày DN tuyên bố phá sản.
4. Tổng kết bài
Trong tiết này sinh viên phải nắm được:
+ Công ty bị tòa án kinh tế ra quyết định phá sản công ty đó sẽ được giải quyết như thế nào.
5. Hướng dẫn nội dung tiết sau
Thực hành thảo luận về vấn đề phá sản của doanh nghiệp
1. Mục đích.
Để sinh viên hiểu rõ hơn về vấn đề phá sản của doanh nghiệp
2. Yêu cầu.
Sinh viên làm việc theo nhóm, tìm hiểu trước nội dung cần trình bày ở nhà Từng nhóm sẽ lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung
3. Nội dung của tiết học.
Thực hành thảo luận về vấn đề phá sản của doanh nghiệp
4. Tổng kết bài
Giáo viên nhận xét từng nhóm và cho điểm
5. Hướng dẫn nội dung tiết sau
Kiểm tra
Tiết số 60/ 60 1. Mục đích.
Đánh giá năng lực học tập của sinh viên
2. Yêu cầu.
Sinh viên nghiêm túc làm bài kiểm tra
3. Nội dung của tiết học.
Kiểm tra kiến thức chương IV
Trëng khoa/ tt trëng bé m«n