L v= Sn V kdbq
4.1.2.1. Động lực hiệu quả kinh tế
Hiệu quả về kinh tế được coi là động lực kinh tế thúc đẩy việc sáp nhập, hợp nhất trên cả các phương diện kết hợp theo chiều ngang, chiều dọc hay kết hợp cả hai phương thức. Do mua lại, hợp nhất quy mô sản xuất lớn hơn, chi phí cố định giảm bớt hoặc không tăng, do đó cũng làm tăng hiệu quả sản xuất.
Một sự lợi thế về quy mô sản xuất lớn sẽ đem lại sự cộng hưởng, làm cho hiệu quả của toàn bộ Công ty lớn hơn hiệu quả riêng rẽ của các Công ty nhỏ trước khi hợp nhất hay mua lại: Sự kết hợp của 2 công ty cũng có thể tạo ra hiệu quả, sẽ làm giảm các chi phí quản trị chung, giảm bớt cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, các dịch vụ văn phòng và các chi phí khác.
4.1.2.2. Động lực hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính qua các giao dịch mua lại có thể là nguồn lợi nhuận kỳ vọng, hoặc có thể đem lại những khoản tiết kiệm như sự giảm thuế, giảm chi phí phát hành chứng khoán mới, tăng khả năng huy động vốn vay, và giảm chi phí sử dụng vốn.
4. Tổng kết bài
Trong tiết này sinh viên phải nắm được:
+ Động lực hiệu quả kinh tế và tài chính thúc đẩy sự mua lại, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
5. Hướng dẫn nội dung tiết sau
Tiết sau tìm hiểu về:
+ Động lực phát triển và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thúc đẩy sự mua lại, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
Tiết số 51/ 60 1. Mục đích.
Cung cấp cho sinh viên kiến thức về động lực phát triển và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thúc đẩy sự mua lại, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
2. Yêu cầu.
Sinh viên nắm được kiến thức về động lực phát triển và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thúc đẩy sự mua lại, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
3. Nội dung của tiết học.
4.1.2.3. Động lực phát triển
Phát triển là mục tiêu rất quan trọng của doanh nghiệp, sự phát triển bên trong của bản thân doanh nghiệp là một quá trình phức tạp bởi doanh nghiệp cần đầu tư mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, đào tạo công nhân, tìm thị trường tiêu thụ... cần có thời gian chuẩn bị và đầu tư sức người, sức của; cho nên trong nhiều trường hợp, việc mua lại hay sáp nhập một công ty khác là cách làm có hiệu quả và tốn ít thời gian nhất để phát triển quy mô của một doanh nghiệp.