Nội dung của tiết học Vốn lưu động

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 73 - 78)

M kđ v: ức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy giá trị phải khấu hao chia cho tổng sản lượng dự tính

3.Nội dung của tiết học Vốn lưu động

3.3. Vốn lưu động

3.3.1. Tài sản lưu động và vốn lưu động của DN 3.3.1.1. TSLĐ của doanh nghiệp 3.3.1.1. TSLĐ của doanh nghiệp

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh nghiệp cần phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông.

- Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm...

- Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán...

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.

3.3.1.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động là số vốn tiền tệ nhất định mà doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động:

- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.

- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.

3.3.2. Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.

3.3.2.1. Chu kỳ kinh doanh và nhu cầu vốn lưu động của DN

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên hàng ngày bắt đầu từ việc mua sắm, dự trữ vật tư cần thiết đến sản xuất tạo ra sản phẩm, bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ và thu được tiền bán hàng về.

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục tạo thành chu kỳ kinh doanh. Chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp là khoảng thời gian trung bình cần thiết để thực hiện việc mua sắm, dự trữ vật tư, sản xuất ra sản phẩm và bán được sản phẩm, thu được tiền bán hàng. Thông thường, người ta chia chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp thành 3 giai đoạn sau:

- Giai đoạn mua sắm và dự trữ vật tư: Ở giai đoạn này, hoạt động của doanh nghiệp là tạo lập nên một lượng vật tư dự trữ. Trường hợp doanh nghiệp phải trả tiền ngay sẽ phát sinh luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp gắn liền và ngược chiều với luồng vật tư đi vào doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường khi tín dụng thương mại phát triển, các doanh nghiệp thường mua trước, trả sau. Như vậy nhà cung ứng vật tư đã cung cấp cho doanh nghiệp một khoản tín dụng thương mại để tài trợ nhu cầu vốn lưu động.

- Giai đoạn sản xuất: Trong giai đoạn này, vật tư được xuất dần ra để sử dụng và chuyển hóa sang hình thái sản phẩm dở dang và thành phẩm. Để thực hiện quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn lưu động nhất định.

- Giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền bán hàng: Sau khi thành phẩm hàng hóa đã nhập kho, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng. Nếu doanh nghiệp bán và thu tiền ngay thì liền sau khi xuất giao hàng, doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng và số vốn doanh nghiệp ứng ra đã được thu hồi. Vốn này tiếp tục được sử dụng

vào chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Nếu doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng thì sản phẩm, hàng hóa đã được xuất giao nhưng sau một thời gian nhất định doanh nghiệp mới thu được tiền, từ đó hình thành khoản nợ phải thu từ khách hàng. Điều đó, được xem như doanh nghiệp đã cung cấp khoản vốn cho người mua. Chỉ khi nào doanh nghiệp thu được tiền mới thu hồi được số vốn ứng ra.

Như vậy trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ (tiền lương phải trả, tiền thuế phải nộp…), có thể xác định theo công thức sau:

Nhu cầu vốn lưu động = Mức dự trữ hàng tồn kho + Khoản phải thu từ khách hàng - Khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chu kỳ

Ý nghĩa quan trọng của việc xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu động thường xuyên:

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết được xác định đúng đắn và hợp lý là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ.

- Đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục. Nếu nhu cầu vốn lưu động xác định

quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn, gây căng thẳng giả tạo về vốn, làm gián đoạn quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác còn có thể gây ra những tổn thất như sản xuất bị đình trệ, không có đủ vốn thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết, không có khả năng trả nợ người lao động và trả nợ cung cấp khi đến hạn thanh toán, làm giảm và mất uy tín với bạn hàng. Ngược lại nếu nhu cầu vốn lưu động tính quá cao dẫn đến tình trang thừa vốn gây ứ đọng vật tư, hàng

hóa, sử dụng vốn lẵng phí, vốn chậm luân chuyển vả phát sinh nhiều chi phí không hợp lý, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

3.3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

- Những yếu tố về đặc điểm tính chất của ngành nghề kinh doanh như: Chu kỳ kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh, những thay đổi về kỹ thuật công nghệ sản xuất...Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số VLĐ mà DN phải ứng ra và thời gian ứng vốn.

- Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm

+ Khoảng cách giữa DN với nhà cung cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hoá mà DN sử dụng trong quá trình SXKD.

+ Khoảng cách giữa DN với thị trường bán hàng. + Điều kiện và phương tiện vận tải

- Chính sách của DN trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh toán:

Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu. Việc tổ chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán thu tiền bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

4. Tổng kết bài

Trong tiết này sinh viên phải nắm được:

+ Kiến thức về tài sản lưu động, vốn lưu động và nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

5. Hướng dẫn nội dung tiết sau

Tiết sau tìm hiểu về:

+ Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Tiết số 40/ 60 1. Mục đích.

Cung cấp cho sinh viên kiến thức về hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

2. Yêu cầu.

Sinh viên nắm được kiến thức về hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

3. Nội dung của tiết học.

3.3.3. Hiệu suất sử dụng VLĐ của DN

Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp được biểu hiện qua các chỉ tiêu sau.

3.3.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động.

* Số lần luân chuyển vốn lưu động (L) (hay số vòng quay của vốn lưu động).

Công thức:

Trong đó: L: Số lần luân chuyển vốn lưu động ở trong kỳ.

M: Tổng mức luân chuyển của vốn lưu động ở trong kỳ.

Hiện nay, tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp ở trong kỳ.

V : Số vốn lưu động bình quân sử dụng ở trong kỳ được xác định bằng phương pháp bình quân số học. Tùy theo số liệu có được để sử dụng cách tính thích hợp.

VM M L=

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay của vốn lưu động thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

* Kỳ luân chuyển của vốn lưu động: (K)

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công thức: hay Trong đó: K: Kỳ luân chuyển VLĐ

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 73 - 78)