Quản lý vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 79 - 81)

M 1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh (kỳ kế hoạch).

3.3.4. Quản lý vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Vốn bằng tiền là yếu tố quyết định trực tiếp khả năng thanh toán của một doanh nghiệp tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp

DTTVLD VLD

Vốn bằng tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao và cũng là đối tượng của các hành vi tham ô, gian lận, lợi dụng. Một trong những yêu cầu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp là phải làm cho đồng vốn đầu tư vào kinh doanh không ngừng vận động và sinh lời. Chính vì thế việc quản lý vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung của quản lý vốn bằng tiền bao gồm các vấn đề chính sau:

- Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý. Việc xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lý có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro không có khả năng thanh toán. Giữ được uy tín với các nhà cung cấp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạo khả năng thu được lợi nhuận cao.

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền doanh nghiệp cần phải xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản thu, chi, đặc biệt là các khoản thu chi bằng tiền mặt để tránh sự mất mát, lạm dụng tiền của doanh nghiệp mưu lợi cho cá nhân.

- Tất cả các khoản thu chi bằng tiền mặt phải được thông qua quỹ, không được chi tiêu ngoài quỹ.

- Phải có sự phân định rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa nhân viên kế toán tiền mặt và thủ quỹ. Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu thu chi tiền mặt hợp thức và hợp pháp. Cuối ngày, thủ quỹ phải kiểm quỹ, đối chiếu tồn quỹ với số liệu của sổ quỹ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch thủ quỹ và kế toán phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý kịp thời.

- Tăng tốc quá trình thu tiền và làm chậm đi quá trình chi tiền. Dự đoán được thời gian chi trả, doanh nghiệp có thể tận dụng được lượng tiền mặt trôi nổi trên một số dư tiền mặt nhỏ hơn.

- Cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt. Xác định rõ đối tượng tạm ứng, các trường hợp tạm ứng, mức độ tạm ứng và thời hạn được tạm ứng.

- Thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho doanh nghiệp.

Để chủ động trong thanh toán doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, trên cơ sở đó có biện pháp thích ứng nhằm đảm bảo sự cân bằng thu chi vốn bằng tiền của doanh nghiệp và nâng cao khả năng sinh lời của số vốn tiền tệ nhàn rỗi.

4. Tổng kết bài

Trong tiết này sinh viên phải nắm được: + Kiến thức về quản lý vốn bằng tiền

5. Hướng dẫn nội dung tiết sau

Tiết sau tìm hiểu về:

+ Quản lý khoản phải thu và quản lý hàng tồn kho

Tiết số 42/ 60 1. Mục đích.

Cung cấp cho sinh viên kiến thức về quản lý khoản phải thu và quản lý hàng tồn kho

2. Yêu cầu.

Sinh viên nắm được kiến thức về quản lý khoản phải thu và quản lý hàng tồn kho

3. Nội dung của tiết học.

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w