3. Nội dung của tiết học 2 Vốn cố định:
3.2.2.2. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp là biện pháp quan trọng để bảo toàn Vốn cố định và cũng là một căn cứ quan trọng để xác định thời gian hoàn vốn đầu tư vào TSCĐ từ các nguồn tài trợ dài hạn. Có ba phương pháp tính khấu hao chủ yếu:
* Phương pháp khấu hao đường thẳng (phương pháp khấu hao tuyến tính)
Đây là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng, được sử dụng phổ biến để tính khấu hao cho các loại TSCĐ hữu hình có mức độ hao mòn đều qua các năm.
Mức khấu hao TSCĐ
Công thức xác định:
Mức khấu hao hàng
năm của TSCĐ =
Giá trị phải khấu hao TSCĐ Thời hạn sử dụng hữu ích của TSCĐ Giá trị phải khấu hao TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị thanh lý ước tính
Nguyên giá tài sản cố định (NG): là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có tài sản cố định cho tới khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sang sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ bao gồm: Giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng (nếu có) và các chi phí kèm theo trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử lần đầu, điều chỉnh và lệ phí trước bạ, lãi tiền vay đầu tư TSCĐ khi chưa đưa vào sử dụng và thuế không được hoàn.
Đối với TSCĐ doanh nghiệp tự xây dựng thì nguyên giá là giá trị thực tế đã chi ra để xây dựng TSCĐ. Đối với TSCĐ vô hình nguyên giá là tổng chi phí thực tế đã đầu tư vào tài sản.
Giá trị thanh lý ước tính được xác định bằng kết quả thanh lý ước tính trừ đi chi phí thanh lý ươc tính. Để đơn giản hóa vấn đề người ta quy ước thu thanh lý bằng chi phí thực hiện thanh lý TSCĐ nên ta có công thức tính mức khấu hao năm như sau: