Giảm bớt mức trả nợ

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 105 - 107)

L v= Sn V kdbq

4. Tổng kết bài 25

4.2.2.2. Giảm bớt mức trả nợ

Là một sự thỏa thuận tự nguyện giữa chủ nợ đồng ý nhận ít hơn các khoản nợ đã cho doanh nghiệp vay dưới một hình thức tài trợ nào đó. Đây là một giải pháp nhượng bộ của các chủ nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mắc nợ với phương châm “thà nhận được khoản tiền trả nợ ít hơn, còn hơn không nhận được gì”.

Các chủ nợ phải chấp nhận sự thiệt thòi này, thực tế không có pháp luật nào quy đinh hay ràng buộc cả; vì trong nhiều trường hợp nếu tiến hành giải quyết các thủ tục đúng pháp luật thì con nợ phải chịu thêm các chi phí pháp lý nên các chủ nợ sẽ nhận được các khoản tiền trả thấp hơn việc giảm nợ rất nhiều.

Việc giảm bớt nợ là một sự thỏa thuận tự nguyện đòi hỏi tất cả các chủ nợ đều phải có sự nhất trí; nếu có một vài chủ nợ nhỏ chưa thỏa thuận và đưa ra yêu cầu của họ thì các chủ nợ lớn cùng DN mắc nợ thường phải nhân nhượng thanh toán cho họ hoặc là toàn bộ số đã nợ, hoặc ưu tiên trả trước, bởi vì nếu không được thỏa mãn, họ có thể sẽ tiến hành các thủ tục khởi kiện theo thủ tục phá sản đối với con nợ.

4. Tổng kết bài

Trong tiết này sinh viên phải nắm được:

+ Kiến thức về gia hạn nợ và giảm bớt mức trả nợ khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

5. Hướng dẫn nội dung tiết sau

Tiết sau tìm hiểu về:

+ Phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tiết số 56/ 60 1. Mục đích.

Cung cấp cho sinh viên kiến thức về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2. Yêu cầu.

Sinh viên nắm được kiến thức về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

3. Nội dung của tiết học.

4.2.2.3. Phục hồi hoạt động kinh doanh

Tổ chức lại doanh nghiệp là một giải pháp về mặt pháp lý trong trường hợp DN không trả được nợ. Kế hoạch tổ chức lại DN phải là một kế hoạch hợp lý và có khả năng thực hiện được. Tính hợp lý thể hiện trong việc thứ tự ưu tiên đối với các khoản nợ trên tài sản của DN và khả năng khi thành lập lại DN có thể thực hiện tốt các nghĩa vụ về mặt tài chính theo kế hoạch hoãn nợ.

Việc tổ chức lại DN có thể nảy sinh các chi phí sau:

- Các loại trái phiếu không có thế chấp sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu không có đảm bảo.

- Các khoản DN nợ như lương công nhân, nợ các khoản thuế phải nộp ngân sách sẽ được thanh toán trong một thời gian nhất định (ví dụ trong vòng 6 tháng).

- Các khoản phải trả, các khoản nợ ngắn hạn khác cũng như các trái khoán thứ cấp hiện tại sẽ được chuyển đổi thành cổ phần thường tương xứng với trái quyền của chúng sau khi đã điều chỉnh quyền ưu tiên.

Tổng giá trị DN theo kế hoạch tái tổ chức, sau khi phân bổ cho các khoản ưu tiên được trả thì giá trị còn lại dành cho các khoản nợ khác chỉ được hoàn trả theo một tỷ lệ trên giá trị gốc theo quy định của luật phá sản.

Cũng cần phải thấy rằng theo kế hoạch tái thành lập DN thì tất cả các khoản nợ (trái quyền) đều bị hạ thấp bậc ưu tiên và một số khoản đã bị giảm giá trị rất nhiều, vì tổng giá trị ước tính của DN theo kế hoạch tái thành lập thấp hơn tổng số nợ và kế hoạch tái thành lập đã không đề cập đến các khoản nợ của các cổ đông thường, vì vốn cổ phần của họ đã bị khấu trừ vào các khoản lỗ.

4. Tổng kết bài

Trong tiết này sinh viên phải nắm được:

+ Kiến thức về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

5. Hướng dẫn nội dung tiết sau

Tiết sau tìm hiểu về:

+ Những vấn đề tài chính khi thực hiện phá sản DN Tiết số 57/ 60 1. Mục đích.

Cung cấp cho sinh viên kiến thức về những vấn đề tài chính khi thực hiện phá sản doanh nghiệp

2. Yêu cầu.

Sinh viên nắm được kiến thức về những vấn đề tài chính khi thực hiện phá sản doanh nghiệp

3. Nội dung của tiết học.

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w