Thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 46 - 49)

4. Tổng kết bà

2.4.5. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ở Việt Nam thuế TNDN về cơ bản được quy định như sau:

Đối tượng nộp thuế TNDN là những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN là các hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thuộc diện nộp thuế TNDN, trừ hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ.

Phương pháp tính thuế TNDN phải nộp:

Thuế TNDN phải

nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN

Thu nhập chịu thuế gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác.

- Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu trừ đi chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế.

- Thu nhập chịu thuế khác: Thu nhập từ các khoản chênh lệch do mua bán chứng khoán, quyền sở hữu quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất, lãi từ chuyển nhượng cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ, số kết dư cuối năm các khoản dự phòng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ nay lại đòi được, thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ, các khoản thu nhập từ kinh doanh năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra...

- Doanh thu tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng (doanh thu không bao gồm thuế GTGT)

Ví dụ: Giá bán đơn vị sản phẩm A là 100.000đ Thuế GTGT 10% là 10.000đ

Giá thanh toán: 110.000đ

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000đ. Trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá bên mua thực thanh toán có cả thuế GTGT

+ Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh ở Việt Nam quy định: Nếu cơ sở kinh doanh có khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá hai lần mức khấu hao theo mức bình thường để nhanh chóng đổi mới công nghệ.

+ Chi phí vật tư, năng lượng được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho.

+ Tiền lương, tiền công, phụ cấp theo quy định, không kể tiền lương, tiền công của chủ DNTN, chủ hộ cá thể kinh doanh...

+ Chi nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến, y tế, đào tạo lao động theo quy định, tài trợ cho giáo dục...

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong

kỳ tính thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

Thuế suất thuế TNDN ở Việt Nam, áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 25%. Ngoài ra, có mức thuế suất khác nhau đối với các dự án khác nhau, sẽ dao động từ 25% đến 50% tùy trường hợp cụ thể.

Các trường hợp miễn, giảm thuế áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức bình thường nhằm khuyến khích đầu tư, khuyến khích kinh doanh, phát triển các ngành, nghề ở vùng sâu, vùng xa...

4. Tổng kết bài

Trong tiết này sinh viên phải nắm được: + Thuế thu nhập doanh nghiệp

5. Hướng dẫn nội dung tiết sau

Thực hành làm bài tập về thuế

Tiết số 24+25/ 60 1. Mục đích.

Để sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực hành bài tập về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp…

2. Yêu cầu.

Sinh viên làm trước bài tập ở nhà

3. Nội dung của tiết học.

Thực hành làm bài tập về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp…

4. Hướng dẫn nội dung tiết sau

Tiết sau tìm hiểu về:

+ Khái niệm và nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp

Tiết số 26/ 60 1. Mục đích.

Cung cấp cho sinh viên khái niệm và nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp

2. Yêu cầu.

Sinh viên nắm được khái niệm và nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp

3. Nội dung của tiết học.

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w