C- Mối quan hệ giữa địa lý kinh tế và các môn khoa học khác: 6-
V.3.3 Tính chất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa 61-
Trong sản xuất công nghiệp việc phân công lao động và xã hội có thể tỉ mỉ, rất chi tiết không phải chỉ ở mức tạo ra từng loại thành phẩm mà còn chuyên môn hóa đến tạo ra từng chi tiết, từng bộ phận của thành phẩm, chuyên môn hóa từng công đoạn sản xuất và tiến hành liên tục, quanh năm.
Đồng thời với việc chuyên môn hóa sâu, trong sản xuất công nghiệp lại có thể thực hiện sự phối hợp rộng rãi giữa nhiều xí nghiệp, nhiều ngành để cùng nhau tạo ra một sản phẩm nào đó.
Đặc điểm này thể hiện rõ nét nhất trong ngành cơ khí: việc chuyên môn hóa các chi tiết máy và chuyên môn hóa lắp ráp đem lại những hiệu quả kinh tế to lớn.
y Nhưng việc chuyên môn hóa không thể tách rời việc hiệp tác hóa: chuyên môn hóa càng sâu thì hiệp tác hóa phải càng rộng.
y Mức độ của hiệp tác hóa được xác định trên số lượng các xí nghiệp cùng tham gia vào việc tạo nên giá trị của một loạt thành phẩm nào đó.
Chuyên môn hóa và hiệp tác hóa ảnh hưởng đến phân bố sản xuất: hình thành cụm xí nghiệp, các trung tâm công nghiệp tại các thành phố không lớn lắm, tạo ra tổng thể sản xuất vùng với những ngành và xí nghiệp thường xuyên có những liên hệ sản xuất với nhau, sử dụng tốt một nguồn lao động và tạo ra những liên hệ các xí nghiệp gồm một xí nghiệp chủ chốt và nhiều xí nghiệp phụ cận.
Do đó khi phân bố công nghiệp nên có những dự án lớn, phân bố hàng loạt xí nghiệp có khả năng hiệp tác với nhau trong quá trình sản xuất, chứ không nên chỉ lập phương án phân bố cho từng xí nghiệp đơn lẻ. Trong nền kinh tế mở, chuyên môn hóa và hiệp tác hóa còn mở rộng trong quan hệ liên doanh kinh tế quốc tế.
Tập trung hóa, liên hợp hóa, chuyên môn hóa và hiệp tác hóa có liên quan gắn bó với nhau và tạo ra những nét độc đáo trong tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ, phân bố tập trung, tạo thành các khu công nghiệp, đầu mối công nghiệp. Trung tâm công nghiệp và cụm công nghiệp...