Vùng IV 13 1-

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lí kinh tế việt nam (Trang 132 - 134)

C- Mối quan hệ giữa địa lý kinh tế và các môn khoa học khác: 6-

X.3.4Vùng IV 13 1-

y Diện tích : 52 ngàn km2 y Dân số : 12,5 triệu người

* Tài nguyên chính: dầu lửa, bô xít, gỗ, bông, cao su, chè, cà phê, dừa, mía, dứa, chối, chanh, cam,...đất trồng cây lâu năm nhiều nhất trong các nhóm (39% của cả nước), khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nóng quanh năm, nắng nhều, nhiệt độ trung bình hàng năm trên 27oC, hải sản khá phong phú.

* Dân cư và nguồn nhân lực: chiếm 20% dân số cả nước, có mật độ vừa phải, dồi dào nhân lực thuộc các ngành công nghiệp chế biến, vận tải và dịch vụ, công nhân lành nghề về cơ khí, điện máy.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn có sức hút mạnh bao trùm toàn bộ vùng lãnh thổ này. Các trung tâm vừa: Biên Hòa, Vũng Tàu.

* Về công nghiệp : nơi tập trung nhiều nhất các xí nghiệp công nghiệp so với các vùng khác trong cả nước với đủ các ngành, đặc biệt là các lãnh vực công

nghiệp chế biến: chế biến hàng tiêu dùng (giấy, dệt, sữa, đồ nhựa, hàng cơ khí...), các xí nghiệp chế tạo động cơ, lắp ráp máy móc, xi măng, đóng tàu... với hai trung tâm công nghiệp đáng chú ý là :

†Thành phố Hồ Chí Minh là địa khu dẫn đầu cả nước về số lượng các xí nghiệp sản xuất (1/2 số lượng xí nghiệp của vùng), với 80% giá trị sản lượng công nghiệp là hàng tiêu dùng. Nhiều xí nghiệp có qui mô khá lớn và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao (kể cả xuất khẩu ), song hầu hết các xí nghiệp này nằm trong nội thành, nguyên liệu nhập, các cơ sở sản xuất hầu như độc lập với nhau, nằm vào các khu đông dân cư thường gây ô nhiễm và cản trở giao thông vận tải trong nội thành.

†Trung tâm công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai): rộng trên 300ha, do tổ chức SONADEZI khởi công xem xét xây dựng mặt bằng và cấu trúc hạ tầng vào năm 1964, sau đó cho các chủ tư nhân thuê để xây dựng các xí nghiệp sản xuất các mặt hàng: giấy, đường, thủy tinh, luyện kim, cơ khí và gần đây là Trung tâm công nghiệp Biên Hòa thứ 2 cũng được xây dựng như mô hình cũ nằm đối diện bên kia xa lộ, đây cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng. Hai trung tâm công nghiệp này đều có tận dụng những ưu điểm sẵn có là nguồn nhân lực đồi dào có tay nghề, thuận lợi về giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy), gần Sài Gòn (trung tâm khoa học-kỹ thuật - kinh tế và thương mại lớn của Việt Nam).

* Về nông nghiệp : mạnh về rau đậu, cây ăn trái, cây công nghiệp (như cà phê, tiêu, điều, mía, thuồc lá, cao su...)

* Giao thông vận tải: phát triển toàn diện gồm đủ loại phương tiện vận tải: thủy, bộ, đường sắt và hàng không. Khối lượng hàng hóa luân chuyển hàng năm do vận tải địa phương thực hiện chiếm 28% tổng khối lượng hàng hóa do các địa phương cả nước.

* Ngành chuyên môn hóa chính: cơ khí hệ thống thủy bộ, cơ khí chính xác, cơ khí điện tử, nông cụ, hàng tiêu dùng, dệt-da-may, chế biến thực phẩm, hóa- dược, dịch vụ du lịch...trồng cây ăn trái nhiệt đới, chăn nuôi và trong tương lai: hóa dầu, luyện nhôm.

* Các chu trình động lực sản xuất chính:

y Chu trình chế biến các sản phẩm nhiều thành phần (cơ khí) y Chu trình công nghiệp cao su, dầu thực vật.

y Chu trình chế biến hải sản y Chu trình hóa dầu - khí

Nhận định chung: vùng có công nghiệp phát triển mạnh nhất với 35% GDP cả nước, có tiềm năng về thiết bị - kỹ thuật và nguồn nhân lực lành nghề, có mạng lưới giao thông vận tải phát triển mạnh, song lại thiếu nguyên liệu, nhiên liệu-năng lượng hạn chế.

Tại đây có thể hình thành các trục tam giác phát triển như: Sài Gòn - Biên Hòa - Vũng Tàu, công nghiệp và du lịch, hay Dalat - Sài Gòn - Vũng Tàu, du lịch - công nghiệp - thương mại dịch vụ.

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lí kinh tế việt nam (Trang 132 - 134)