Vùng V 13 3-

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lí kinh tế việt nam (Trang 134 - 136)

C- Mối quan hệ giữa địa lý kinh tế và các môn khoa học khác: 6-

X.3.5 Vùng V 13 3-

y Diện tích : 33 ngàn km2 y Dân số : 12 triệu người

Các tỉnh trong nhóm này có nhiều yếu tố tự nhiên, dân cư, lịch sử, xã hội và kinh tế tương đồng: đó là vùng châu thổ phù sa mới bồi đắp của sông Cửu Long và mới được khai thác.

* Tài nguyên chính : dầu lửa (ngoài thềm lục địa), đất phù sa mới phì nhiêu chiếm hơn 30% diện tích canh tác cả nước, còn có khả năng tăng vụ thâm canh, hải sản phong phú, than bùn, than đước và sú vẹt.

* Dân cư và nguồn nhân lực: chiếm 18% dân số cả nước, có mật độ dân cư trung bình cao (360% người/km2), phân bố khá đều trong vùng, độ chênh tối đa về mật độ trong vùng không tới 1:3. Còn có khả năng đưa thêm dân từ vùng khác tới, dân số toàn vùng năm 2000 có thể tăng lên 16 triệu với mật độ trung bình

500người/km2. Các trung tâm có sức hút trung bình : Cần Thơ, Vĩnh Long, Sa Đéc. * Về công nghiệp : các xí nghiệp công nghiệp trong vùng đều là các xí nghiệp có qui mô vừa và nhỏ do địa phương quản lý. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu là chế biến lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, chế biến hải sản, vật liệu xây dựng và tập trung tại các thành phố và thị xã trong vùng.

* Về nông nghiệp : ưu thế mạnh của cả nước, mặc dầu diện tích tự nhiên nhỏ nhất, nhưng lại chiếm gần 40% tổng diện tích canh tác lúa của cả nước, nếu chỉ tính riêng diện tích lúa một vụ thì chiếm tới 50% tổng diện tích lúa một vụ của cảnước, 20% diện tích cây lâu năm, ngoài ra còn có đậu tương, mía, đánh bắt hải sản, chăn nuôi. Có triển vọng về đay, dừa, cây ăn trái.

* Giao thông vận tải: chủ yếu là đường sông, kết hợp giao thông thuỷ ven biển. Đường bộ khá phát triển song chất lượng và lưu hành còn kém (do ảnh hưởng của kênh rạch, địa chất). Khối lượng hàng hóa luân chuyển do vận tải thủy chiếm ưu thế.

* Ngành chuyên môn hóa chính: Chuyên canh cây lương thực, chế biến lương thực, nuôi trồng và chế biến thủy sản, sản xuất và đóng hộp các loại cây ăn trái nhiệt đới.

* Các chu trình động lực chính :

y Chu trình chế biến lương thực: gạo, bắp y Chu trình chế biến thủy sản

y Chu trình chế biến hàng nông sản.

Nhận định chung : công nghiệp trong vùng phát triển yếu do tài nguyên không sẵn,vùng có thể trở thành vùng chuyên canh về cây lương thực, cây ăn trái và nuôi trồng, chế biến thủy sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đình Gián (chủ biên): Địa lý Việt Nam, Nhà xuất bản KHXH - Hà Nội 1990.

2. Nguyễn Trọng Điều, Vũ Xuân Thảo: Địa lý kinh tế Việt Nam, Tập 1&2, NXB Giáo dục - Hà Nội 1983, 1984.

3. Lê Bá Thảo : Thiên nhiên Việt nam, Nhà xuất bản KHKT - Hà Nội 1990.

4. Văn Thái: Địa lý kinh tế Việt nam, Trường ĐHKT Tp. Hồ Chí Minh - 1994.

5. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê Việt nam 1993, Nhà Xuất Bản Thống kê, Hà nội - 1994.

6. Saigon Time Club : Tuần san Kinh tế Sài gòn, Tp HCM : 1992 - 1995.

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lí kinh tế việt nam (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)