Vùng III 13 0-

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lí kinh tế việt nam (Trang 131 - 132)

C- Mối quan hệ giữa địa lý kinh tế và các môn khoa học khác: 6-

X.3.3Vùng III 13 0-

y Diện tích : 122 ngàn km2 y Dân số : 13,5 triệu người

Các đơn vị lãnh thổ thuộc vùng này có nhiều điểm đặc trưng giống nhau về tự nhiên, dân cư, lịch sử, xã hội và kinh tế.

* Tài nguyên chính: quặng sắt, than, kim loại màu, cát trắng, gỗ tre nứa, hải sản; khí hậu, nhiều đất trồng cây công nghiệp lâu năm (khoảng 15% cả nước, với cà phê, chè, cao su, cam, hồ tiêu), đất canh tác chiếm 18% cả nước. Bờ biển nhiều vùng vịnh kín gió và nơi nghỉ mát, du lịch.

* Dân cư và nguồn nhân lực: thưa dân nhất, chiếm gần 20% dân số, mật độ trung bình của cả nước, chưa có những nơi tập trung dân với trung tâm có sức hút mạnh, nhưng có nhiều trung tâm vừa mới phát triển, có sức hút trung bình nằm rải rác đều theo chiều dài của vùng: Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang.

* Về công nghiệp : có nhiều xí nghiệp công nghiệp, song đa số là các xí nghiệp vừa và nhỏ, do địa phương quản lý. Chủ yếu thuộc các ngành khai thác và chế biến nông lâm sản, hải sản.

* Về nông nghiệp : chiếm hơn 40% khối lượng hải sản khai thác của cả nước, 1/3 sản lượng màu (chủ yếu là khoai lang và sắn), 1/4 sản lượng bông,v.v.

* Giao thông vận tải: phát triển toàn diện với hai tuyến đường bộ và một tuyến đường sắt chạy suốt dọc lãnh thổ vùng và nhiều tuyến đường cắt ngang nối vùng duyên hải với các vùng núi và cao nguyên; đường biển phát triển với nhiều hải cảng tốt (Cửa Lò, Bến Thủy, Sông Gianh, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh, Nha Trang và đặc biệt là cảng dầu khí tương lai Dung Quất), nhiều sân bay, khi cần có thể tổ chức các đường bay nối với các vùng khác trong nước.

* Ngành chuyên môn hóa chính: khai thác gỗ, khai thác và chế biến hải sản, đường mía, cà phê, dừa, cam (mức độ còn mờ nhạt).

* Các chu trình mới hình thành, có khả năng phát triển :

y Chu trình khai thác và chế biến hải sản y Chu trình khai thác và chế biến gỗ

y Chu trình chế biến cây công nghiệp nhiệt đới và nông sản y Chu trình khai thác than - nhiệt điện - hóa than đá

y Chu trình kim loại đen

y Chu trình hóa lọc dầu khí (tại Dung Quất - Vạn Tường)

Nhận định chung: yếu kém về công nghiệp, có nhiều trung tâm nhưng chưa phát triển, và bao gồm những bộ phận lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài bị cắt xẻ bởi các đèo ngang và sông, nên sự liên hệ giữa các vùng không phong phú và chặt chẽ lắm. Vì vậy các tỉnh Thanh Hóa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận có xu hướng quay lưng lại với vùng II là một tất yếu. Trong các trung tâm của vùng III

thì Đà Nẵng có nhiều triển vọng tạo sức hút lớn, gắn bó với các đơn vị lãnh thổ của vùng thành một khối kết hợp sản xuất lớn.

Toàn vùng có một hệ thống giao thông vận tải thủy bộ liền mạch cũng là một yếu tố tạo thuận lợi cho sự kết hợp và liên hệ giữa các bộ phận lãnh thổ trong vùng với nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lí kinh tế việt nam (Trang 131 - 132)