C- Mối quan hệ giữa địa lý kinh tế và các môn khoa học khác: 6-
V.5.5 Công nghiệp vật liệu xây dựng 7 4-
a) Vai trò của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng : Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được tập hợp được tập hợp bao gồm nhiều loại, từ vật liệu chủ yếu như xi măng, gạch ngói, bê tông đúc đến các sản phẩm gốm, sành sứ thủy tinh, gỗ, lâm sản (tre nứa), xenluylô và giấy.
- Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng là một trong những ngành công nghiệp nặng chuyên sản xuất những sản phẩm cần thiết cho xây dựng cơ bản của các ngành sản xuất và dân dụng.
- So với các ngành cơ khí, về vốn đầu tư xây dựng, nhóm ngành này lớn gấp 4 lần, còn về lao động thì gấp 2 lần. Điều này chứng tỏ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta hiện nay đang giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu công nghiệp.
c) Những đặc điểm của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam :
Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng là một trong những ngành có sản phẩm khá đa dạng và sự phân bố cũng không hẳn tập trung.
- Đây là ngành có khả năng dùng những loại nguyên liệu có ở khắp nơi hoặc có thể phối hợp với các ngành khác để sử dụng phế liệu,
- Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu được phân bố gần nguồn nguyên liệu và các khu vực tiêu thụ.
- Các xí nghiệp xi măng, sành sứ lớn, tiêu thụ nhiều nguyên liệu rẻ tiền, khó chuyên chở so với thành phẩm, vì vậy thường được phân bố ở các nơi có các nguồn nguyên liệu.
- Các xí nghiệp sản xuất các vật liệu xây dựng định hình có khối lượng cồng kềnh, dễ vỡ, khó chuyên chở phải được phân bố gần các trung tâm tiêu thụ lớn, những điểm xây dựng công nghiệp mới, các khu tập trung dân cư và công nghiệp. Các xí nghiệp thuộc nhóm này rất phong phú: bê tông đúc, tấm lợp, trụ điện, thủy tinh, ván tường, gạch ngói, gạnh chịu lửa...
- Các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thông thường với quy mô nhỏ, có thể phân bố rộng rãi theo các điểm nguyên liệu và dân cư.
c) Tình hình phát triển, phân bố công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta hiện nay là một trong những ngành được phát triển nhanh và năm 1993 ngành này chiếm 13,1% tổng sản lượng công nghiệp. Cả nước với khối lượng vốn đầu tư xây dựng và số lao động lớn nhất trong các ngành công nghiệp.
* Dưới thời Pháp thuộc, cả Đông Dương chỉ có một nhà máy xi măng ở Hải Phòng và sản lượng năm cao nhất không quá 40 vạn tấn cùng với một số nhà máy gạch ngói và cưa xẻ gỗ nhỏ ở Hà Bắc, Sài Gòn, Biên Hòa.
* Ngày nay, trên cả nước ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển ở nhiều vùng và là ngành có số lượng xí nghiệp lớn nhất trong các ngành công nghiệp, chiếm 1/3 tổng số xí nghiệp công nghiệp ở nước ta.
Về các vật liệu xây dựng chủ yếu, hiện nay chúng ta có các nhà máy lớn như :
- Về sản xuất gạch ngói, chúng ta đã xây dựng các nhà máy sản xuất các mặt hàng như fibro ximăng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà; gạch chịu lửa ở Cầu Đuống, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Thái,... Nhà máy silicat Thái Nguyên và Đông Triều chuyên sản xuất tảng tường và gạch silicat.
- Về sản xuất xi măng chúng ta có hàng loạt các nhà máy được cải tạo, nâng công suất và xây dựng mới như :
+ Nhà máy xi măng Hải Phòng, nằm trên bờ sông Cấm, sử dụng đá vôi ở Tràng Bạch, Tràng Kêng (Quảng Ninh) cách 20km theo đường sông, công suất trên 80 vạn tấn/năm chiếm 1/5 sản lượng xi măng toàn quốc.
+ Nhà máy xi măng Hà Tiên - Thủ Đức, sử dụng đá vôi ở Hà Tiên và cung cấp sản phẩm cho các tỉnh phía Nam đã được mở rộng (từ 30 vạn tấn lên 1 triệu tấn/năm).
+ Hoàn thành hai nhà máy xi măng lớn: xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa) và Hoàng Thạch (Hoàng Thạch).
Ngoài ra cón một số nhà máy xi măng địa phương đã đi vào sản xuất : Thái Nguyên, Bắc Thiá, Ninh Xuân (Nam Hà), Anh Sơn (Nghệ An),...
Sản lượng xi măng năm 1993: 4,4 triệu tấn (1980: 633 ngàn tấn).
- Nhiều nhà máy gạch ngói, bê tông đúc, tấm lợp, gạch hoa, đá hoa, tấm tường, gạch xilicát, gạch chịu lửa đã được xây dựng ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa,...tại các tỉnh phía Nam thì có các nhà máy làm gạch hoa, tấm lợp (Sài Gòn, Biên Hòa), vôi (Long Thọ). Ngoài ra còn có rất nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất vôi, gạch ngói, mọc lên ở mọi nơi.
- Về các vật liệu gốm sành sứ, thủy tinh có các nhà máy lớn đáng chú ý là nhà máy sứ Hải Dương, thủy tinh Hải Phòng, bóng đèn, phích nước Hà Nội. Tại Hải Phòng, Sài Gòn, Biên Hòa cũng có
các nhà máy thủy tinh, gốm, sứ sành.
- Về khai thác, chế biến gỗ, tre nứa, xenluylô, giấy ta có các nhà máy và xí nghiệp như: Công ty rừng Sông Hiếu, hàng năm cung
cấp trên dưới 100.000m3 gỗ tròn trong tổng số 1,6 - 1,7 triệu m3 gỗ tròn khai thác hàng năm trên cả nước; trung tâm chế biến gỗ - xenluylô - giấy Việt Trì với các nhà máy giấy (2 cái), xenluylô, cưa xẻ, ván tường ép; nhà máy diêm - gỗ dán cầu Đuống (Hà Nội), cưa xẻ gỗ Vinh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh, các nhà máy giấy ở Thái Nguyên, Biên Hòa...
Trong những năm tới, về phát triển và phân bố ngành này, ta chú trọng sản xuất gạch ngói, tấp lợp, các loại vật liệu gốm, sứ, vật liệu chịu lửa...Mở rộng sản xuất các vật liệu thông dụng từ nguyên liệu địa phương.
Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở nước ta có điều kiện phát triển nhanh và phân bố rộng khắp ở các vùng trên lãnh thổ nhờ vào nguồn nguyên liệu thiên nhiên khá phong phú.