C- Mối quan hệ giữa địa lý kinh tế và các môn khoa học khác: 6-
V.5.4 Công nghiệp hóa chất 7 1-
a) Vai trò của công nghiệp hóa chất : Công nghiệp hóa chất là ngành sử dụng tổng hợp các nguồn tài nguyên vật liệu tự nhiên, các phế liệu trong công - nông - lâm nghiệp, kể cả nước biển và không khí để sản xuất thêm của cải vật chất cho xã hội.
- Công nghiệp hoá chất thúc đẩy quá trình công nghiệp , mở ra một cuộc cách mạng nguyên liệu, cung cấp những nguyên liệu mới cho các ngành kinh tế khác nhau.
- Công nghiệp hóa chất là một ngành sản xuất mới mẻ và đang có triển vọng to lớn, có liên quan tới việc hóa học hóa nền kinh tế quốc dân, là một nét đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay.
- Công nghiệp hóa chất tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu mới phong phú, rẻ tiền, tạo ra nhiều mặt hàng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt đối với việc làm tăng năng suất cây trồng và gia súc ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
b) Những đặc điểm của ngành công nghiệp hóa chất : Ngành công nghiệp hóa chất là ngành công nghiệp mới của nước ta, nên có những đặc điểm cần lưu ý : - Ngành hóa chất cần được phân bố gần các nguồn nhiên liệu động lực rẻ tiền và nguồn nước dồi dào có nhiều xí nghiệp hóa chất có sản phẩm khó chuyên chở thì nên phân bố gần nơi tiêu thụ.
- Ngành hóa chất khi phân bố phải chú ý tới việc bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm, không để gần các địa khu đông dân.
- Một số ngành công nghiệp hóa chất, sản phẩm chuyên chở bất tiện như acid sulfuaric, xút, clo,...nên khi chuyên chở cần chú ý.
c)Tình hình phân bố và phát triển ngành công nghiệp hóa chất ở nước ta :
Ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc rất lạc hậu, qui mô nhỏ bé, phân bố lẻ tẻ, chưa thành một ngành công nghiệp độc lập. Chỉ có vài cơ sở nhỏ sản xuất các hóa chất thông thường như ôxy, axêtylen, carbonic, thuốc diêm, phốt phát nghiền... xây dựng ở Hải Phòng, Biên Hòa, Mỹ Tho.
Hiện nay, chúng ta có trên 200 xí nghiệp hóa chất và đến năm 1993, ngành hóa chất đã chiếm 7,8% giá trị tổng sản lượng công nghiệp.
Các xí nghiệp hóa chất lớn nhất, quan trọng nhất của nước ta hiện nay (tính theo giá trị sản lượng và công nhân viên chức) là những xí nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất phân bón, chế biến cao su và dược phẩm.
* Về phân bón, khôi phục, mở rộng và xây dựng mới một số nhà máy sản xuất phân bón quan trọng:
- Nhà máy phot phát Vĩnh Thịnh (Lạng Sơn), Nhà máy phot phát ở Thanh Hoá.
- Xây dựng các nhà máy phân lân nung chảy ở Hàm Rồng (Thanh Hóa), ở Vĩnh Phú và Văn Điển. Công suất thiết kế mỗi nhà máy từ 1 đến 2 vạn tấn/năm. - Nhà máy Xupe phốt phát Lâm Thao (đi vào sản xuất năm 1962), nằm ở phía Tây Bắc Việt Trì trên bờ sông Hồng, sử dụng quặng apatit Lào Cai (cách hơn 200km theo đường xe lửa) và pyrit ở Phú Thọ, hàng năm sản xuất trên 20 vạn tấn xupe phốt phát, chiếm 1/2 tổng sản lượng phân bón hóa học của nước ta, đồng thời sản xuất trên 5 vạn tấn axit sulphuric và một số hóa phẩm khác, cung cấp cho nhiều vùng trong cả nước và xuất khẩu nữa.
- Nhà máy phân đạm Hà Bắc, nằm cách thị xã Bắc Giang 5km về phía Tây Bắc, bên sông Thương, xây dựng năm 1964-1965, sản xuất đạm nitrat và đạm clorua bằng phương pháp tổng hợp khí than. Than đá đưa từ Quảng Ninh về theo đường sông và đường xe lửa (cách 60-70km).
Tại ven thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn có một số xí nghiệp sản xuất phân bón hỗn hợp NPK, bột đá vôi, apatit nghiền,... công suất không lớn (trên dưới 1 vạn tấn / năm). Một cơ sở sản xuất phân đạm sẽ được xây dựng trong khu Liên hợp hóa dần Sài Gòn Petrô.
* Về chế biến cao su, chúng ta cũng xây dựng một số nhà máy và khu công nghiệp quan trọng :
- Nhà máy cao su Sao Vàng là lớn nhất, xây dựng năm 1958, trong cụm xí nghiệp Thượng Đình (Hà Nội) đã được mở rộng và hiện nay là xí nghiệp hóa chất có quy mô vào loại lớn nhất trong ngành (trên dưới 2000 công nhân viên), sản phẩm cung cấp cho các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh có xí nghiệp đáng kể như các xí nghiệp cao su Hóc Môn, Đồng Nai, Bình Lợi và một số xí nghiệp chế biến các sản phẩm cao su khác, có công suất không lớn, phân bố phân tán ở ven thành và trong các khu phố đông dân.
Ngành chế biến cao su ở các tỉnh phía Nam còn có khả năng phát triển và phân bố tập trung hóa hơn nữa trong những năm tới.
* Về chế biến dược phẩm, là ngành được phát triển mạnh ở nước ta trong khoảng 20 năm gần đây. Các xí nghiệp dược phẩm được phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều hơn là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, như : - Xí nghiệp dược phẩm I (Hà Nội) là xí nghiệp có quy mô lớn hơn cả. - Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều xí nghiệp chế biến được nằm phân tán ở các khu phố nội thành, đáng kể là xí nghiệp dược phẩm 22, 24, 26, Roussel Việt Nam...
* Về sản xuất hóa chất cơ bản (xut, clo, HCL, thuốc trừ sâu, bột P.V.C,...) ta có:
- Nhà máy hóa chất Việt Trì là nhà máy lớn, được xây dựng trong năm 62- 63, nằm trong trung tâm công nghiệp Việt Trì, bên bờ sông Hồng, sử dụng nguyên liệu chính là muối bể (từ Nam Định, Thanh Hóa) chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của trung tâm công nghiệp Việt Trì với sản lượng hàng năm khoảng 2000 tấn xút và 1000 tấn clo lỏng.
- Nhà máy pin Văn Điển cũng là một nhà máy lớn với số lượng công nhân viên gần 1000 người.
Nhiều nhà máy hóa chất nhỏ khác sản xuất các hóa chất phục vụ cho ngành cơ khí - luyện kim (Oxy, hơi hàn, sơn) cho các ngành công nghiệp nhẹ (đất đèn, xút, sôda, phèn, bột nhẹ,... và những hóa phẩm khác), phần lớn được phân bố ở Hà Nội và Tp HCM, là những khu vực tiêu thụ nhiều sản phẩm của ngành hóa chất. Trong tương lai, ngành công nghiệp hóa chất của nước ta có nhiều triển vọng phát triển mạnh hơn, do chúng ta có nguồn nguyên liệu khá dồi dào như: than đá, dầu mỏ, khí đốt, các loại khoáng chất,....