C- Mối quan hệ giữa địa lý kinh tế và các môn khoa học khác: 6-
X.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC VÙNG KINH TẾ LỚ Nở việt nam 12 6-
6. Vùng kinh tế Tây Nguyên
7. Vùng kinh tế Đông Nam Bộ
8. Vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu long
Dự án 5 vùng kinh tế , gồm : 1. Vùng kinh tế Đông Bắc bộ 2. Vùng kinh tế Tây Nam Bắc bộ 3. Vùng kinh tế Trung bộ
4. Vùng kinh tế Đông Nam bộ 5. Vùng kinh tế Tây Nam bộ
Do không có điều kiện nghiên cứu kỹ về các dự án phân vùng kinh tế, xem xét các mặt ưu, nhược điểm của chúng, chúng ta chỉ xem xét việc phân chia vùng kinh tế theo dự án 5 vùng.
X.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC VÙNG KINH TẾ LỚN ở việt nam nam
Vùng I : Các tỉnh và thành phố Đông Bắc Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Bắc, Quảng Ninh, Hải Hưng, Thái Bình (7 tỉnh) và thành phố lớn Hải Phòng. Trung tâm vùng: thành phố Hải Phòng.
Vùng II : Các tỉnh và thành phố Tây Nam Bắc Bộ, bao gồm thành phố lớn - Thủ đô Hà Nội và 12 tỉnh Là Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hoà Bình, Nam Hà, Ninh Bình và Thanh Hóa. Trung tâm vùng : thành phố Hà Nội.
Vùng III : 13 tỉnh Trung Bộ, bao gồm : Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai, Kon Tum, Quãng Ngãi, Bình Định, Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hòa. Trung tâm vùng: Đà Nẵng. Vùng IV : Thành phố Hồ Chí Minh và 9 tỉnh Đông Nam Bộ là Sông Bé, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu. Trung tâm vùng: TP HCM.
Vùng V : Các tỉnh Tây Nam Bộ, gồm An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Minh Hải, Bến Tre, Đồng Tháp (9 tỉnh). Trung tâm vùng: Cần Thơ.
Tóm lược 5 vùng kinh tế lớn của Việt Nam
(ngàn Km2) (triệu người) cấp 2 (tỉnh, Tp lớn) tâm vùng I.Đông Bắc Bắc Bộ 40 10,5 8 Hải Phòng II.Tây Nam Bắc Bộ 85 16,0 13 Hà Nội III.Trung Bộ 122 13,5 13 Đà Nẵng IV.Đông Nam Bộ 52 12,5 10 TP HCM V.Tây Nam Bộ 33 12,0 9 Cần Thơ Cả nước 332 64,5 53