Công nghiệp cơ khí 70-

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lí kinh tế việt nam (Trang 71 - 72)

C- Mối quan hệ giữa địa lý kinh tế và các môn khoa học khác: 6-

V.5.3 Công nghiệp cơ khí 70-

a)Vai trò của ngành công nghiệp cơ khí : Ngành công nghiệp có tác dụng quan trọng đối với việc phân bố sản xuất và phân bố các tổ chức xã hội :

y Công nghiệp cơ khí có khả năng trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế quốc dân (công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,...)

y Cơ khí tự động hóa sẽ giải phóng năng suất lao động khỏi sự phụ thuộc vào thể lực hạn chế của con người và thúc đẩy những tiến bộ khoa học trong mọi lĩnh vực sản xuất, lưu thông, dịch vụ.

y Các trung tâm cơ khí lớn thường có sức hút mạnh đối với nhiều ngành kinh tế khác và ảnh hưởng tới sự hình thành vùng kinh tế, các điểm phân bố dân cư. b) Những đặc điểm của ngành công nghiệp cơ khí :

y Ngành cơ khí có một khối lượng thành phần cồng kềnh, khó bảo quản, khó chuyên chở so với nguyên liệu,

y Ngành công nghiệp cơ khí là một ngành dùng tương đối nhiều nhân công, đặc biệt là nhân công có kỹ thuật cao, thành thạo,

y Ngành cơ khí thường được phân bố gần các nơi tiêu thụ sản phẩm phân bố tại các trung tâm dân cư, văn hóa, khoa học.

y Ngành cơ khí là ngành có nhiều khả năng nhất để chuyên môn hóa sâu và hiệp tác hóa rộng nên có thể phân bố vừa tập trung, vừa phân tán. Tập trung để tiện tổ chức chuyên môn hóa và hiệp tác sản xuất giữa các xí nghiệp, phân tán để phục vụ kịp thời nhu cầu thị trường.

Cũng có thể phân ngành cơ khí ra làm 4 nhóm với những yêu cầu phân bố khác nhau:

† Nhóm cơ khí nặng, nên phân bố gần nơi có các cơ sở luyện kim; † Nhóm cơ khí trung bình, nên phân bố gần nơi tiêu thụ;

† Nhóm cơ khí tinh vi chính xác, nên phân bố ở trung tâm dân cư, khoa học; † Nhóm cơ khí sửa chữa lắp ráp nên phân bố rộng khắp.

c) Tình hình phát triển và phân bố ngành cơ khí ở Việt Nam :

* Thời Pháp thuộc: Ngành công nghiệp cơ khí của nước ta hầu như không phát triển, lúc bấy giờ chỉ có một số công xưởng nhằm sửa chữa các phương giao thông vận tải, các thiết bị mỏ,... Đáng kể nhất là :

y 3 xưởng sửa chữa xe lửa ở Gia Lâm (Hà Nội), Trường Thi (Nghệ An), Dĩ An.

y 2 xưởng sửa chữa tàu biển ở Hải Phòng và Sài Gòn, y Vài xưởng sửa chữa ô tô ở Hà Nội, Vinh và Sài Gòn

Toàn bộ vốn, thiết bị và quyền sở hữu hoàn toàn thuộc về tư bản Pháp. * Giai đoạn 1955 đến nay: Công nghiệp cơ khí được chú trọng phát triển từ năm 1955. Đến năm 1975, giá trị sản lượng ngành cơ khí (ở miền Bắc) đã tăng lên gần 60 lần năm 1955.

† Ở miền Bắc chúng ta đã xây dựng hàng loạt xí nghiệp cơ khí lớn nhỏ, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt phân bố của ngành cơ khí. Từ những cơ sở rời rạc ở một số tỉnh đồng bằng duyên hải đã hình thành một mạng lưới rộng rãi từ Trung ương tới các địa phương. Các cơ sở cơ khí mới, hiện đại được phân bố ở các thành phố và một số tỉnh. Đồng thời cơ khí địa phương đã được phát triển thành một mạng lưới rộng rãi.

Các nhà máy cơ khí lớn, trang bị hiện đại được xây dựng ở Hà Nội như: y Cơ khí Hà Nội (sản xuất máy công cụ),

y Cơ khí Trần Hưng Đạo (sản xuất động cơ dieden), y Cơ khí nông nghiệp Hà Đông;

y Ở Hải Phòng có nhà máy cơ khí Duyên Hải, đóng tàu Bạch Đằng.

Các nhà máy này đều có quy mô lớn, chiếm từ 1 đến 1,5% giá trị tổng sản lượng của toàn ngành cơ khí. Đó là những xí nghiệp cơ khí hạt nhân của trung tâm cơ khí ở miền Bắc.

†Tại miền Nam, công nghiệp cơ khí tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa, phần lớn là các xí nghiệp lắp rắp máy móc dân dụng.

y Các xí nghiệp cơ khí lớn là đóng tàu Ba Son, CARIC, cơ khí nông cụ VIKYNO và VINAPRO,

y Tại các tỉnh, huyện miền Tây Nam Bộ và ở Tây Nguyên, Nam Trung bộ, công nghiệp cơ khí ít phát triển.

y Sản phẩm chính: máy cắt gọt kim loại (1000 cái/năm), máy kéo bông xơ, máy bơm, động cơ điện, máy xay... và các vật dụng sinh hoạt.

Ngành cơ khí điện tử đang có xu thế phát triển mạnh ở Hà Nội và nhất là thành phố Hồ Chí Minh.

Tại các trung tâm cơ khí lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, ngành cơ khí đã từng bước được tổ chức chuyên môn hóa và hiệp tác trong sản xuất.

Công nghiệp cơ khí của nước ta hiện nay chiếm tới 15 % giá trị tổng sản lượng công nghiệp với rất nhiều các phân ngành nhỏ. Đó là một ngành chiếm tới hơn 1/2 giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp nặng.

Một phần của tài liệu Giáo trình địa lí kinh tế việt nam (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)